Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 5 năm 2021

Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 5 năm 2021

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

1. PHẠM THÁI QUỐC

Chiến lược Vòng tuần hoàn kép của Trung Quốc và tác động

Tóm tắt: Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc nhiều năm suy giảm liên tiếp cùng với đó là cuộc chiến thương mại với Mỹ chưa có hồi kết, hiểm họa từ đại dịch Covid 19 và những bất ổn tiềm ẩn không dự đoán được đã buộc Chính phủ Trung Quốc phải nhìn nhận lại mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong thời gian qua. Tại cuộc họp của Bộ chính trị Trung Quốc vào tháng 5/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố ý tưởng về “Chiến lược vòng tuần hoàn kép” trong đó Trung Quốc tập trung xây dựng vòng tuần hoàn trong nước bao gồm sản xuất, phân phối và tiêu dùng thay vì phụ thuộc vào vòng tuần hoàn bên ngoài. Mặc dù mới là ý tưởng xong chiến lược này cho đến thời điểm hiện tại đã tác động ít nhiều đến một số quốc gia và khu vực trên thế giới. Bài viết làm rõ nội dung của chiến lược và những tác động nêu trên, trên cơ sở đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam.

 

2. LÊ MINH TUẤN

Đầu tư trực tiếp của Đài Loan vào Việt Nam trong bối cảnh Đài Loan thực hiện Chính sách Hướng Nam mới

Tóm tắt: Kể từ khi có dự án đầu tư đầu tiên tại Việt Nam, cho đến nay số dự án và lượng vốn đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam đã liên tục tăng. Điều này cho thấy, Chinh sách Hướng Nam của Đài Loan đã phát huy tác dụng. Bài viết phân tích tình hình thu hút đầu tư trực tiếp của Đài Loan vào Việt Nam trong bối cảnh chính sách Hướng Nam mới đang được chính quyền Đài Loan tích cực triển khai thực hiện, qua đó đề xuất một số biện pháp cụ thể đối với Nhà nước cũng như với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội từ Chính sách Hướng Nam mới để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đài Loan trong thời gian tới.

 

3. NGUYỄN THỊ HỒNG NGA

Kinh tế chia sẻ ở Philipines: Thực trạng và thách thức

Tóm tắt: Philippines là một trong những quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế chia sẻ. Những yếu tố về nhân khẩu học như cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ tiếp cận internet cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, và mức độ thích ứng công nghệ nhanh chóng đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế chia sẻ ở Philippines cất cánh - mở rộng cả về quy mô và ngày càng đa dạng về lĩnh vực lẫn hình thức hoạt động. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà phương thức kinh doanh mới này mang lại, kinh tế chia sẻ của Philippines cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan tới công tác quản lý, quyền lợi của người sử dụng dịch vụ, bất bình đẳng gia tăng giữa các cá nhân và doanh nghiệp...

 

CHÍNH TRỊ - AN NINH QUỐC TẾ

4. NGUYỄN HÙNG VƯƠNG

Chủ nghĩa hoài nghi Châu Âu ở Pháp: Thách thức đối với Eu trong thời đại ngày nay

Tóm tắt: Bài viết bàn về nguồn gốc ra đời, sự phát triển của Chủ nghĩa hoài nghi châu Âu ở Pháp và thách thức mà nó tạo ra đối với Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh hiện nay. Nhóm tác giả phân biệt giữa Chủ nghĩa hoài nghi châu Âu cực đoan và Chủ nghĩa hoài nghi châu Âu ôn hòa, những bất mãn của người Pháp đối với EU từ những năm 1990 cho đến nay. Dựa vào dữ liệu Eurobarometer, bài viết chỉ rõ những tác nhân cơ bản thúc đẩy sự phát triển Chủ nghĩa hoài nghi châu Âu ở Pháp: cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính, niềm tin thể chế giảm sút, bản sắc văn hóa xói mòn, tình trạng nhập cư và an ninh quốc gia.

 

VIỆT NAM - CẢI CÁCH VÀ HỘI NHẬP

5. PHẠM THỊ THANH BÌNH

Chảy máu chất xám ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Tóm tắt: Chảy máu chất xám đang là một trong những thực trạng đáng báo động ở Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng và những xu hướng chảy máu chất xám của Việt Nam, những tác động (tích cực và tiêu cực) của chảy máu chất xám tới nền kinh tế Việt Nam, tìm hiểu những nguyên nhân chảy máu chất xám ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm bổ sung và hạn chế nguồn chất xám bị chảy đi.

 

6. TRẦN CHÍ THIỆN

Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo ở vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam: Một số hạn chế và giải pháp

Tóm tắt: Việt Nam đã và đang thực hiện một hệ thống nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Nhờ đó, khởi nghiệp sáng tạo ở nước ta gần đây đã đạt được những thành tựu bước đầu đầy ấn tượng. Tuy vậy, còn có một số hạn chế trong chính sách và thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Những hạn chế chủ yếu là thiếu khung pháp lý cho một số hình thức mới trong huy động vốn; chưa có chính sách thuế thu nhập cả nhân phù hợp cho nhà đầu tư; chưa có các quy định riêng cho vùng có điều kiện khởi nghiệp khó khăn như vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi... Trên cơ sở đó, một số khuyến nghị về giải pháp được đề xuất để góp phần hoàn thiện hơn các chính sách.

 

7. VŨ THANH HƯƠNG

FDI vào Việt Nam trong đại dịch Covid-19 và triển vọng

Tóm tắt: Bài viết phân tích dòng vốn FDI vào Việt Nam trong đại dịch Covid-19 và so sánh với giai đoạn trước Covid-19 để thấy được những thay đổi của FDI vào Việt Nam khi cuộc khủng hoảng này xảy ra. Kết quả cho thấy đại dịch Covid-19 đã có ảnh hưởng nhất định đến FDI vào Việt Nam nhưng những tác động này không quá lớn. Mặc dù tổng vốn đăng ký, vốn đăng ký cấp mới, vốn thực hiện và số dự án FDI mới trong Covid - 19 đều giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng tổng vốn đăng ký tăng thêm vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước và vốn thực hiện vẫn tăng đều qua ba quỷ đầu năm 2020. Từ các kết quả đó, đồng thời dựa trên các nhận định về triển vọng nền kinh tế thế giới và Việt Nam, dòng FDI toàn cầu. Bài viết chỉ ra rằng, triển vọng thu hút FDI của Việt Nam năm 2021 là khả quan nếu Việt Nam có thể tận dụng ưu thế của mình trong giai đoạn hiện nay.

 

104 lượt xem