- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 5 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
KINH TẾ THẾ GIỚI - KHU VỰC
1. CHU PHƯƠNG QUỲNH
Tác động của Con đường tơ lụa kỹ thuật số đến các nước Đông Nam Á và hàm ý cho Việt Nam
Tóm tắt: Trung Quốc là một quốc gia có nền tảng kỹ thuật số phát triển cao. Các công ty Trung Quốc đang nhanh chóng giành thị phần tại Đông Nam Á bởi tầm quan trọng của khu vực về địa chính trị, tiềm năng thị trường trong lĩnh vực công nghệ thông tin, và truyền thông và các dịch vụ hoạt động trên nền tảng số. Con đường tơ lụa kỹ thuật số đã được triển khai mạnh mẽ nhằm tạo ra sự kết nối với các nước Đông Nam Á trên năm khía cạnh: i) Kết nối chính sách; ii) Kết nối cơ sở hạ tầng; iii) Kết nối thương mại; iv) Kết nối tài chính và v) Kết nối con người. Bài viết đánh giá những đóng góp của con đường tơ lụa này đối với các nước Đông Nam Á cũng như những thách thức đặt ra đối với khu vực, từ đó, rút ra một số hàm ý cho Việt Nam.
2. VÕ HẢI MINH - NGUYỄN BÁ HƯNG
Kinh tế Nga giai đoạn 2000 - 2020
Tóm tắt: Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, nền kinh tế Nga trải qua một cuộc suy thoái sâu sắc trong những năm đầu thập kỷ 1990, lạm phát tăng cao, đầu tư giảm, hàng hóa thiếu hụt, nợ nước ngoài tăng cao, kinh tế bị cấm vận, thu nhập hộ gia đình giảm mạnh và nhiều hiện tượng tiêu cực khác. Từ năm 2000 khi V. Putin trở thành Tổng thống thứ hai của Nga đến nay, kinh tế Nga đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, trong hai nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống V. Putin, Nga không chỉ đã hoàn toàn vượt qua thời kỳ suy giảm sản xuất kéo dài mà còn đứng vào hàng thứ mười trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
3. TRẦN THỊ HÀ - HOÀNG THỊ HỒNG MINH
Kinh nghiệm phát triển và quản lý đội ngũ nhân tài, trí thức trong nước của Singapore và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Tóm tắt: Singapore là quốc gia thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên, bởi vậy, câu hỏi hóc búa đặt ra cho các nhà lãnh đạo là làm thế nào để Singapore tồn tại và phát triển. Trong quá trình phát triển kinh tế và ổn định chính trị, Singapore luôn coi trọng việc phát triển và xây dựng đội ngũ nhân tài, tri thức. Bài viết này sẽ phân tích cụ thể các chính sách và chiến lược phát triển nhân tài của Singapore, và trên cơ sở đó đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.
CHÍNH TRỊ - AN NINH QUỐC TẾ
4. NGUYỄN HỒNG BẮC
Xung đột Nga - Ukraine và rủi ro kinh tế đối với thế giới
Tóm tắt: Xung đột giữa Nga và Ukraine tác động mạnh đến cục diện chính trị thế giới. Nền kinh tế thế giới trở thành chiến trường cạnh tranh với một loạt biện pháp cấm vận cùng lúc trong nhiều lĩnh vực và chặt chẽ nhất từ trước tới nay của Mỹ, châu Âu và các nước đồng minh để trừng phạt Nga. Các biện pháp này đã gây xáo trộn lớn trên thị trường tài chính, dầu khí và ngũ cốc thế giới, làm tăng lạm phát, giảm tăng trưởng kinh tế. Về bản chất, cuộc chiến này mang tính địa chính trị và địa kinh tế. Bài viết này phân tích rủi ro địa kinh tế trong xung đột giữa Nga và Ukraine và hàm ý chính sách cho Việt Nam.
VIỆT NAM - CẢI CÁCH VÀ HỘI NHẬP
5. LÊ VIẾT HÙNG - LÊ ĐĂNG MINH
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam: Thực trạng, nhân tố ảnh hưởng và giải pháp khắc phục ban
Tóm tắt: Từ nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là một trong những nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam. Gần đây, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam (cả về giá trị lẫn cơ cấu) đang có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Tuy vậy, để có thể tiếp tục giữ chân, lôi kéo và nâng cao được chất lượng FDI nói chung và của các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng, Việt Nam cần phải có những giải pháp quyết liệt, thích hợp và hiệu quả để khắc phục những hạn chế trong môi trường đầu tư, mặc dù gần đây đã có nhiều cải thiện. Đó là hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và thiếu nhất quán, thủ tục hành chính phức tạp, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, chi phí phục vụ sản xuất còn cao, nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, và năng lực xúc tiến đầu tư còn hạn chế. Đó là những vấn đề chủ yếu được đề cập trong bài viết này.
6. PHẠM THỊ THANH BÌNH - LẠI LÂM ANH
Tác động của Đại dịch Covid-19 tới chuỗi cung ứng thương mại Việt Nam
Tóm tắt: Đại dịch Covid-19 đã tác động tới chuỗi cung ứng thương mại hàng hoá trong khu vực châu Á, bao gồm cả Việt Nam. Bài viết làm rõ tác động của đứt gãy chuỗi cung ứng khu vực tới chuỗi cung ứng của Việt Nam trên ba khía cạnh chính: i) Gián đoạn chuỗi cung ứng khu vực dẫn đến sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bị trì trệ; ii) Đứt gãy ở chuỗi cung ứng thương mại dẫn đến hoạt động sản xuất của ngành chế biến, chế tạo giảm; iii) Đứt gãy nguồn “cung - cầu” lao động việc làm, thất nghiệp tăng. Cuối cùng, bài viết tìm hiểu phản ứng chính sách của Việt Nam nhằm phục hồi và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong và sau đại dịch Covid-19.
7. NGUYỄN THỊ CẨM VÂN
Tác động của toàn cầu hóa, đô thị hóa, ô nhiễm môi trường đến tiêu thụ năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Tóm tắt: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) để phân tích tác động của toàn cầu hoá, đô thị hoa, ô nhiễm môi trường, tăng trưởng kinh tế và chất lượng thể chế đến tiêu thụ năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, toàn cầu hoả và đô thị hoá làm tăng tỷ trọng tiêu thụ năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng tiêu thụ; Những yếu kém, hạn chế của chất lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế làm giảm tỷ trọng tiêu thụ năng lượng tái tạo; Phát thải CO2 không có tác động đến cấu trúc năng lượng tiêu thụ. Trong ngắn hạn, sự gia tăng mức độ toàn cầu hoá, đô thị hoả và những cải thiện chất lượng các quy định làm tăng tỷ trọng tiêu thụ năng lượng tái tạo; Ngược lại, tăng trưởng kinh tế, gia tăng phát thải CO2, những cải cách hành chính, thắt chặt quy định của chính phủ, kiểm soát chặt tham nhũng, sự yếu kém của hệ thống pháp quyền làm giảm tỷ trọng tiêu thụ năng lượng tái tạo. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế năng lượng tái tạo ở Việt Nam trong thời gian tới.