Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 7 năm 2021

Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 7 năm 2021

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

1. NGUYỄN ĐỨC THÀNH

Tầm quan trọng của môi trường kinh doanh trong thu hút FDI bền vững tại Asean

Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện với mục đích phân tích môi trường kinh doanh và các ưu đãi phi thuế ở ASEAN và tác động của chúng đối với mức độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các quốc gia này. Kết quả từ nghiên cứu tài liệu kết hợp với phân tích hệ số tương quan cho thấy nhiều yếu tố môi trường kinh doanh có tương quan thuận đối với dòng vốn FDI vào các nước ASEAN, trong đỏ mở cửa kinh tế, thuận lợi kinh doanh, quy mô thị trường và phát triển con người có hệ số tương quan mạnh nhất. Mặt khác, không có nghiên cứu nào trước đây đưa ra bằng chứng xác thực về tác động tích cực của ưu đãi phi thuế lên dòng vốn FDI. Từ đó, nghiên cứu chỉ ra rằng các quốc gia thành viên ASEAN cần nhận thức về “cuộc đua xuống đáy” xuất phát từ việc cung cấp dư thừa các ưu đãi đầu tư nhằm thu hút FDI.

 

2. VŨ VĂN HÀ

Thu hút di cư lao động chất lượng cao tới Asean: Thực trạng và giải pháp

Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu thực trạng thu hút di cư lao động chất lượng cao của các nước trong ASEAN (được phân loại ra thành bốn nhóm nước) và hai xu hướng di cư lao động chất lượng cao tới các nước trong khu vực ASEAN. Bài viết phân tích bốn nguyên nhân cơ bản dẫn đến di cư lao động chất lượng cao tới ASEAN và chỉ ra bốn nhóm giải pháp chủ yếu mà các quốc gia trong ASEAN đã và đang thực thi nhằm thu hút lao động chất lượng cao.

 

3. LÒ THỊ PHƯƠNG NHUNG

Phát triển kinh tế số ở Trung Quốc

Tóm tắt: Phát triển kinh tế số là một phần trong tầm nhìn của Chính phủ Trung Quốc. về một nền kinh tế được thúc đẩy bởi sự đổi mới nhằm mục tiêu giúp các doanh nghiệp, trong nước tăng sức cạnh tranh trên toàn cầu. Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy một số sáng kiến kinh tế quốc gia nhằm phát triển nền kinh tế số. Gần đây nhất, tháng 01/2020, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương) cho biết đã sẵn sàng phát hành đồng tiền nhân dân tệ phiên bản điện tử góp phần bắt kịp và kiểm soát nền kinh tế đang số hóa nhanh chóng. Bài viết nêu tổng quan về quá trình phát triển, đặc thù và định hướng phát triển kinh tế số ở Trung Quốc.

 

4. NGUYỄN THỊ HỒNG TÂM

Chính sách phát triển năng lượng mặt trời ở Ấn Độ

Tóm tắt: Ấn Độ là quốc gia tiên phong trong khởi xướng các chính sách phát triển năng lượng tái tạo cũng như trong việc thiết lập các cấu trúc thể chế tương ứng. Chiến lược của Ấn Độ tập trung vào tăng cường lắp đặt và phổ biến các hệ thống năng lượng mặt trời, tăng dung lượng thị trường năng lượng tái tạo. Bài viết hệ thống các chính sách phát triển năng lượng mặt trời của Ấn Độ và đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam.

 

5. PHẠM THÁI QUỐC

Điều chỉnh chính sách biển Đông của Philippines dưới thời Tổng thống Duterte

Tóm tắt: Trung Quốc trỗi dậy trở thành cường quốc đã đẩy căng thẳng gia tăng trong tranh chấp chủ quyền ở khu vực biển Đông. Đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, quan hệ Philippines - Trung Quốc từng rất căng thẳng. Philippines đã khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) liên quan đến tranh chấp ở biển Đông. Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống Duterte, chính sách biển Đông của Philippines đã thay đổi. Bài viết làm rõ những nguyên nhân dẫn đến điều chỉnh và nội dung điều chỉnh chính sách biển Đông của Philippines dưới thời Duterte.

 

6. PHẠM HỒNG CHƯƠNG

Đối tác công tư trong phát triển giáo dục: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Tóm tắt: Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, đối tác công tư là một cách tiếp cận hợp lý trong việc huy động, thúc đẩy nguồn lực xã hội vào phát triển giáo dục. Bài viết phân tích các khái niệm, vai trò và hình thức thực hiện PPP trong giáo dục. Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, tác giả đưa ra một số đề xuất để thực hiện PPP trong phát triển giáo dục ở Việt Nam gồm: Xây dựng khung chính sách vững chắc; Tăng cường sự phối hợp của các bộ, ban, ngành liên quan; khuyến khích tính chủ động của các tỉnh/thành phố (địa phương) trong việc triển khai các dự án PPP và lựa chọn nhà đầu tư/doanh nghiệp có năng lực và tâm huyết.

 

7. NGUYỄN AN HÀ

Phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm ngắn ở Việt Nam trong bối cảnh mới

Tóm tắt: Chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm ngắn được hiểu là việc giảm tối đa các tác nhân trung gian để mang lại ích cho cả người tiêu dùng, người sản xuất và xã hội trên các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội. Cho đến chuỗi nay đã rất phổ biến ở các nước phát triển nhưng vẫn còn là khái niệm mới mẻ và chưa cung ứng ngắn được quan tâm nhiều ở Việt Nam. Bài báo này giới thiệu về chuỗi cung ứng ngắn, tập trung vào phân tích bối cảnh mới và những tác động của nó tới hệ thống cung ứng nông sản thực phẩm nói chung và hiện trạng phát triển của chuỗi cung ứng nói riêng. Qua đó bài viết đề xuất một số giải pháp khuyến nghị nhằm phát triển chuỗi cung ứng ngắn tới năm 2030.

 

38 lượt xem