Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 7 năm 2022

Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 7 năm 2022

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

KINH TẾ THẾ GIỚI - KHU VỰC

1. NGUYỄN HỒNG THU

Hệ sinh thái khởi nghiệp: Lý luận và hàm ý cho Việt Nam

Tóm tắt: Khung lý thuyết của hệ sinh thái khởi nghiệp được thiết kế để thúc đẩy tinh thần kinh doanh, các doanh nghiệp khởi nghiệp. Chúng trở thành một đặc điểm phổ biến trong chính sách công. Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, các hệ sinh thái này càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn khi các doanh nghiệp khởi nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn thế giới. Bài viết tập trung làm rõ: Khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp; Các thành tố và tác nhân; Đặc điểm; Chính sách hỗ trợ phát triển. Cuối cùng, bài viết đề xuất một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.

 

2. ĐOÀN THỊ KIM TUYẾN

Xây dựng bộ chỉ số lao động, việc làm: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách

Tóm tắt: Thống kê lao động - việc làm và các chỉ số lao động - việc làm cung cấp những thông tin tin cậy về tình hình, xu hướng phát triển thị trường lao động, là chỉ báo để giám sát hiệu quả lao động, kịp thời điều chỉnh chính sách đối với lao động và việc làm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Bài viết này cung cấp cơ sở lý luận về thống kê lao động, việc làm và phân tích một số bộ chỉ số/ nhóm chỉ tiêu phổ biến đang được các tổ chức quốc tế sử dụng hiện nay, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ chỉ số lao động – việc làm ở nước ta trong thời gian tới.

 

3. HUỲNH THỊ DIỆU LINH

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của các công ty đa quốc gia Nhật Bản

Tóm tắt: Bài viết nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của các công ty đa quốc gia Nhật Bản. Sử dụng mô hình lực hấp dẫn (Gravity model), với các kiểm định và phương pháp ước lượng khác nhau đối với 30 đối tác nhận đầu tư chính của Nhật Bản giai đoạn 2007 - 2020. Kết quả cho thấy các yếu tố của nước đối tác như quy mô thị trường, thuế đối với doanh nghiệp nội địa, kỹ năng của lao động, và mức độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ảnh hưởng tích cực tới quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Ngược lại, khoảng cách từ Nhật Bản đến nước đối tác, và trình độ phát triển công nghệ của đối tác đầu tư có tác động tiêu cực đến việc ra quyết định đầu tư.

 

CHÍNH TRỊ - AN NINH QUỐC TẾ

4. BÙI KHẮC LINH VÀ PHẠM THÁI QUỐC

Tương quan quyền lực giữa các quốc gia: Những chỉ số đánh giá bước đầu

Tóm tắt: Dựa trên nền tảng lý thuyết xây dựng chỉ số quyền lực quốc gia, bài viết đưa ra sơ bộ một số chỉ số nhánh đánh giá quyền lực cứng của một số nước lớn trong hệ thống kinh tế - chính trị thế giới về: Kinh tế, quân sự, khoa học - công nghệ và các trung nguồn lực khác nhằm đo lường, định lượng quyền lực của quốc gia trong tương quan với các quốc gia khác. Qua đó, nghiên cứu giúp người đọc hiểu rõ hơn về cục diện thế cần giới qua từng giai đoạn một cách rõ nét.

 

5. NGHIÊM TUẤN HÙNG, TRỊNH NGỌC PHƯƠNG LINH VÀ TRẦN THÙY PHƯƠNG

Quyền lực tôn giáo của Iran từ sau cách mạng Hồi giáo năm 1979

Tóm tắt: Sau Cách mạng năm 1979, Iran từ một quốc gia thế tục thành một nền thần quyền chính thống. Tư tưởng tôn giáo của Iran được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa Khomeini. Với cơ sở hệ tư tưởng tôn giáo đó, Iran giống như một phong trào cách mạng với nhà nước là công cụ để phục vụ mục tiêu phổ biến phong trào cách mạng đó ra thế giới. Ngoài ra, Iran còn muốn làm suy yếu và bất ổn A-rập Xê-út (Kingdom of Saudi-Arabia - KSA) với tư cách là những đối thủ cạnh tranh vị thế dẫn dắt thế giới Hồi giáo. Để đạt được mục tiêu đó, Iran đã sử dụng nhiều biện pháp quyền lực, trong đó tôn giáo là công cụ để triển khai chủ nghĩa giáo phái, thu hút các lực lượng vũ trang, và truyền bá tư tưởng hồi giáo Shiite. Iran đã thành công trong việc xây e. dựng những lực lượng vũ trang thân cận ở Trung Đông, đã cạnh tranh ảnh hưởng một cách quyết liệt với KSA ở nhiều nước, kể cả thông qua chiến tranh ủy nhiệm. Tuy nhiên, uy tín quốc tế của Iran cũng bị ảnh hưởng bởi những xung đột vũ trang liên đến quan các tổ chức ủy nhiệm, cũng như cuộc cạnh tranh với KSA sẽ còn kéo dài.

 

VIỆT NAM - CẢI CÁCH VÀ HỘI NHẬP

6. PHẠM THÁI QUỐC

Phát triển thương mại quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

Tóm tắt: Bài viết gồm ba phần chính. Phần 1 làm rõ những cơ sở cho phát triển thương mại quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020. Phần này tập trung tóm lược các tiến triển trong quá trình hội nhập của Việt Nam và những mục tiêu chính trong Chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn đề cập. Phần 2 phân tích thực trạng, chỉ rõ bước phát triển trong thương mại quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020. Phần cuối chỉ rõ những vấn đề đặt ra và đề xuất biện pháp giải quyết, nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh hơn trong những năm tới.

 

7. NGUYỄN ĐỨC THÀNH, PHẠM VĂN LONG, PHAN NHẬT QUANG VÀ ĐỖ THỊ LÊ

Đánh giá một năm thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU: Tác động kinh tế vĩ mô và sự thay đổi chính sách

Tóm tắt: Sau một năm Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực (8/2020 - 8/2021), tăng trưởng nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu cho thấy dấu hiệu của sự thay đổi trong mô thức thương mại giữa Việt Nam và EU. Hệ thống pháp luật Việt Nam cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu của EVFTA. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đi theo chiến lược “hái quả dưới thấp” (dễ làm trước, khó làm sau) nên có thể tốc độ thay đổi (cải cách) luật pháp ở Việt Nam sẽ chậm dần so với yêu cầu của EVFTA, trong khi lợi thế của Việt Nam sẽ mất dần khi EU sẽ ký thêm FTA với các thành viên ASEAN khác. Thương mại hàng hóa theo chuỗi giá trị đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ trong quan hệ thương mại với EU mà còn cả với các quốc gia khác trên thế giới. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có những giải pháp chính sách mạnh mẽ và chủ động hơn, từ tiếp tục nâng cao chất lượng thể chế tới dịch chuyển cơ cấu kinh tế và cải thiện kỹ thuật sản xuất.

 

8. NGUYỄN CHIẾN THẮNG VÀ NGUYỄN HÀ PHƯƠNG

Quan hệ thương tư giữa Việt Nam mại, đầu tư giữa Nam và Liên bang Nga từ năm 2012 đến nay

Tóm tắt: Từ khi Liên bang Nga chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga càng được đẩy mạnh. Bài viết phân tích và đánh giá thực trạng quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga từ năm 2012 đến nay, từ đó đưa ra một số khuyến nghị để giải quyết các thách thức phải đối mặt hiện nay và trong thời gian tới. 

 

 

89 lượt xem