Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 8 năm 2021

Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 8 năm 2021

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

1. TÔ MINH THU

Tầm quan trọng của Tiểu vùng Mê Công với Asean

Tóm tắt: Tiểu vùng Mê Công nằm giữa Trung Quốc, Ấn Độ, trong khu vực Đông Nam Á lục địa và nhiều sáng kiến kết nối lớn. Vị trí địa chiến lược, sự năng động về kinh tế và nguồn tài nguyên nước dồi dào, sự phát triển của tiểu vùng là cơ hội đối với ASEAN. Với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã thúc đẩy việc thảo luận các vấn đề Mê Công trong ASEAN. Việc đưa vấn đề Mê Công vào chương trình nghị sự của ASEAN sẽ giúp không chỉ giải quyết các vấn đề của Tiểu vùng mà còn đóng vai trò quan trọng trong tiến tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN thông qua cơ hội rút ngắn khoảng cách phát triển, tăng tỷ trọng thương mại và đầu tư nội khối, và thực hiện các nhiệm vụ về an ninh và chính trị; Giúp củng cố quan hệ của ASEAN với các đối tác bên ngoài và vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực đang định hình.

 

2. NGUYỄN HỒNG NHUNG

Lựa chọn ưu tiên cho hợp tác GMS trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước lớn những năm 2020

Tóm tắt: Các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) đang cùng nhau tham gia vào nhiều hiệp định khu vực khác nhau, song trọng tâm là Chương trình GMS của ADB. Thế nhưng, trong mười năm trở lại đây, chủ yếu do sự lớn mạnh của Trung Quốc, nhiều nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Trung Quốc đã xây dựng các cơ chế hợp tác của riêng mình với các nước GMS, trong khi Chương trình GMS của ADB thì đang có những thay đổi đáng kể trong thể chế nhằm gia tăng tính chủ động của các thành viên tham gia. Thực tế đó đòi hỏi các nước GMS phải sắp xếp lại những ưu tiên của mình trong hợp tác GMS nhằm tạo thuận lợi lớn nhất cho quả trình phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh của cả tiểu vùng và mỗi nước thành viên. Đây là nội dung chính sẽ đề cập đến trong bài viết này. Bài viết gồm ba phần: Phần 1 phân tích tầm quan trọng địa kinh tế và địa chính trị của GMS đối với các nước lớn; Phần 2 tóm tắt những diễn biến gần đây của các cơ chế hợp tác mà GMS đang tham gia; và Phần 3 đưa ra một số gợi mở cho việc lựa chọn các cơ chế ưu tiên cho hợp tác GMS.

 

3. NGHIÊM TUẤN HÙNG

Địa chính trị của Tiểu vùng Mê Công mở rộng

Tóm tắt: Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), bao gồm năm quốc gia Đông Nam Á lục địa và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc, là một khu vực có vị trí địa chính trị rất quan trọng và nguồn tài nguyên phong phú. Trong lịch sử, đã không ít lần các nước trong khu vực này chịu áp lực từ các chủ thể là cường quốc từ bên ngoài, thậm chí bị thực dân và nô dịch. Tuy nhiên, sự chú ý dành cho khu vực GMS cho đến nay còn tương đối hạn chế, ít nhất là khi so sánh với sự quan tâm về tình hình biển Đông. Rất thú vị khi nhìn lại tư tưởng về tác động và sự liên hệ giữa địa lý với chính sách đối ngoại và cạnh tranh quyền lực tại GMS. Điều này rất có ích trong môi trường chiến lược đang biến đổi rất nhanh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Bằng phương pháp lịch sử và cách tiếp cận địa chính trị, bài viết chỉ ra sự gần gũi về địa lý với Trung Quốc cùng tài nguyên của khu vực GMS với sự can dự, tranh chấp của các cường quốc, từ đó tạo ra một cuộc cạnh tranh về các sáng kiến hợp tác hiện nay. Những cơ chế hợp tác đa phương đỏ, dù đa dạng và có lợi nhưng cũng còn những mặt trái tồn tại, chẳng hạn như đó là sự mở rộng của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc.

 

4. PHẠM TIẾN

GMS trong tầm nhìn của Nhật Bản về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở

Tóm tắt: Sự trỗi dậy của Trung Quốc từ đầu thế kỷ XXI tới nay không chỉ làm thay đổi cơ cấu quyền lực trong cán cân quan hệ quốc tế, mà còn tạo ra những ảnh hưởng lớn trên các lĩnh vực đối với các quốc gia và khu vực. Một Trung Quốc lớn mạnh đang nỗ lực thực hiện tham vọng trở thành một quốc gia lãnh đạo toàn cầu. Để thực hiện mục tiêu, quốc gia này trước hết tập trung vào việc thiết lập một trật tự khu vực láng giềng, với vai trò trung tâm của Trung Quốc. Trong bối cảnh ấy, Tiểu vùng Mê Công mở rộng trở thành một trong những trọng điểm trong chiến lược gia tăng ảnh hưởng tại khu vực ngoại vi của Trung Quốc. Bài viết phân tích tầm quan trọng của GMS với Trung Quốc, cách thức Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại GMS. Từ đó, đưa ra những phân tích, đánh giá về bản chất của quá trình này cùng xu hướng diễn ra trong tương lai.

 

5. TRẦN HẢI YẾN, HOÀNG MINH HỒNG

Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại khu vực GMS dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình

Tóm tắt: Bài viết này xem xét sự tham gia của Trung Quốc vào Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) để tìm hiểu động lực đằng sau chiến lược khu vực hóa do Trung Quốc áp dụng từ giai đoạn bắt đầu tham gia GMS tới năm 2015. Chiến lược khu vực hóa của Trung Quốc được thể hiện qua việc ủng hộ một cách tích cực đổi với các chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng với những sự thay đổi về chính sách, hỗ trợ chính trị. Những sự thay đổi này được thực thi thông qua những thỏa thuận quản trị Tiểu vùng, thỏa thuận hợp tác trong GMS mà Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng; Động lực rõ nhất có thể đánh giả được là lợi thế cạnh tranh, nâng cao kim ngạch thương mại và xây dựng vị thế chính trị, kinh tế với các nước thuộc Tiểu vùng Mê Công.

 

6. TẠ THỊ NGUYỆT TRANG

Chiến lược khu vực hóa của Trung Quốc trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, sự chủ động chuyển hướng chiến lược của Trung Quốc ở khu vực Tiểu vùng Mê Công mở rộng đã khiến nơi này nổi lên như một vị trí địa - chiến lược mới ở Đông Nam Á, trở thành địa bàn cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, nhất là cạnh tranh Mỹ - Trung. Chính vì vậy, Mỹ đã phải gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này. Trên cơ sở đánh giá việc thực thi các chính sách tăng cường ảnh hưởng của Mỹ ở GMS trong những năm vừa qua và triển vọng quan hệ hợp tác giữa Mỹ với GMS, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.

 

7. NGUYỄN NGỌC MẠNH

Chính sách của Mỹ đối với khu vực Tiểu vùng Mê Công mở rộng và hàm ý cho Việt Nam

Tóm tắt: Chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 quy mô lớn ở Mỹ và các nền kinh tế lớn đã đem lại sự phục hồi mạnh mẽ cho kinh tế toàn cầu kể từ cuối quý I/2021. Tuy nhiên, cũng kể từ đó đã xuất hiện một số yếu tố không thuận lợi cho sự phục hồi này như biến thể delta, nỗi lo lạm phát và sự thay đổi chính sách lãi suất của Fed, sự thiếu hụt chip đã đạt đến điểm khủng hoảng.

Xem xét bản chất của sự phục hồi kinh tế toàn cầu và các thách thức từ các yếu tố bất lợi kể trên trong nửa đầu năm 2021, bài viết này đi đến nhận định rằng các thách thức trong nửa cuối năm là có ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của nền kinh tế toàn cầu nhưng không thể đảo ngược được sự phục hồi. 

 

8. BÙI NGỌC SƠN

Kinh tế thế giới nửa đầu năm 2021: Thách thức và triển vọng nửa cuối năm

Tóm tắt: Chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 quy mô lớn ở Mỹ và các nền kinh tế lớn đã đem lại sự phục hồi mạnh mẽ cho kinh tế toàn cầu kể từ cuối quý I/2021. Tuy nhiên, cũng kể từ đó đã xuất hiện một số yếu tố không thuận lợi cho sự phục hồi này như biến thể delta, nỗi lo lạm phát và sự thay đổi chính sách lãi suất của Fed, sự thiếu hụt chip đã đạt đến điểm khủng hoảng.

Xem xét bản chất của sự phục hồi kinh tế toàn cầu và các thách thức từ các yếu tố bất lợi kể trên trong nửa đầu năm 2021, bài viết này đi đến nhận định rằng các thách thức trong nửa cuối năm là có ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của nền kinh tế toàn cầu nhưng không thể đảo ngược được sự phục hồi.

 

49 lượt xem