- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 9 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. VÕ THỊ MINH LỆ
Quản lý rủi ro thiên tai của các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV)
Tóm tắt: Quản lý rủi ro thiên tại có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng cho con người, giảm các thiệt hại về kinh tế, xã hội, môi trường cho các cộng đồng và các quốc gia. Chính phủ các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV) đã ban hành các bộ luật, chính sách và đưa ra các nhóm giải pháp khác nhau nhằm quản lý cũng như giảm nhẹ các tác động của thiên tai. Bài viết dưới đây trên cơ sở chỉ ra thực trạng rủi ro thiên tai mà các nước CLMV thường xuyên phải đối mặt, sẽ đưa ra các biện pháp mà chính phủ các nước CLMC áp dụng nhằm quản lý và giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại các quốc gia này.
2. NGUYỄN THỊ HỒNG NGA
Giảm thiểu rủi ro dịch bệnh ở các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt nam
Tóm tắt: Dịch bệnh luôn là mối đe dọa đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, song những quốc gia nghèo và kém phát triển sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro bùng phát và lây nhiễm dịch bệnh nghiêm trọng hơn do điều kiện kinh tế khó khăn và năng lực y tế hạn chế. Với mức độ và tốc độ lây nhiễm nhanh chóng, những nỗ lực đơn lẻ của từng quốc gia là không đủ để kiềm chế dịch bệnh mà thay vào đó cần tới các giải pháp mang tính hợp tác giữa các quốc gia, khu vực. Là bốn quốc gia kém phát triển và phải đối diện với nhiều rủi ro, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV) bước đầu đã có sự hợp tác trong việc giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nhưng hiệu quả của những hợp tác này nhìn chung chưa cao. Bài viết sẽ nhận diện các nhân tố làm gia tăng rủi ro dịch bệnh ở bốn quốc gia CLMV (như HIV/AIDS, dịch cúm gia cầm, Covid-19...), phân tích các biện pháp hợp tác giảm thiểu rủi ro dịch bệnh ở những nước này, từ đó đưa ra một số đánh giá và gợi ý.
3. LÊ THU HÀ
Yếu tố biển trong không gian phát triển kinh tế xã hội của nước Nga
Tóm tắt: Tài nguyên biển luôn có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển và tổ chức không gian kinh tế xã hội của loài người. Gần đây, ảnh hưởng của yếu tố biển đối với nền kinh tế và hệ thống định cư đã gia tăng trong bối cảnh toàn cầu hỏa, thay đổi địa kinh tế, bất ổn địa chính trị ngày càng tăng và sự cạnh tranh ngày càng tăng về nguồn tài nguyên này. Bài viết tổng hợp và phân tích các tư liệu nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố biến đổi với địa lý kinh tế xã hội của Liên bang Nga. Là một quốc gia có đường bờ biển dài và khu vực nội địa rộng lớn, Nga có những vùng lãnh thổ rất khác biệt về địa lý. Những thay đổi thời hậu Xô-viết trên thực tế đã đặt ra những nền tảng cơ bản của nền kinh tế biển nước này như cảng biển, công nghiệp sản xuất hàng hóa, sản xuất ngoài khơi, giải trí... Đồng thời, có sự phụ thuộc đang gia tăng giữa kinh tế biển và sự phát triển kinh tế của các vùng nội địa của Nga. Các yếu tố địa lý tự nhiên, kinh tế đối ngoại, liên quan đến định cư và địa chính trị có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển các hoạt động kinh tế ven biển, cơ sở hạ tầng và dân số ở nước Nga ngày nay. Quả trình này đang diễn ra ở các khu vực biển Baltic, biển Đen và biển Caspiy, cũng như ở các vùng Bắc Cực và Viễn Đông của nước Nga.
4. NGHIÊM TUẤN HÙNG
Mối liên hệ giữa an ninh truyền thống và phi truyền thống trên biển Đông: Những vấn đề nổi bật và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Tóm tắt: Biển Đông là một trong những tuyến đường biển quan trọng đối với thương mại, hàng hải và an ninh quốc tế. Tại biển Đông có sự tồn tại phức tạp của các vấn đề như tranh chấp biển đảo cùng các mối đe dọa an ninh khác, khiến cho an ninh truyền thống và phi truyền thống ở đây có sự kết nối với nhau. Mối liên hệ giữa các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống được thể hiện ở chỗ an ninh phi truyền thống được coi là nguyên nhân cho các vấn đề an ninh truyền thống; ngược lại, an ninh truyền thống lại trở thành nhân tố thúc đẩy sự trỗi dậy của các vấn đề an ninh phi truyền thống. Với cách tiếp cận rằng an ninh truyền thống bao gồm những vấn đề như quân sự, quốc phòng, chủ quyền với nhà nước là trung tâm, còn an ninh phi truyền thống là những vấn đề mới nổi như tự do hàng hải, an ninh hàng hải, an ninh lương thực - năng lượng (tài nguyên)... bài viết phân tích mối liên hệ giữa an ninh truyền thống và phi truyền thống ở biển Đông. Theo đó, có hai nhóm vấn đề lớn thể hiện mối quan hệ an ninh trên biển Đông, đó là vấn đề quân sự hóa với an ninh và an toàn hàng hải, cùng tham vọng lãnh thổ với tài nguyên biển. Bài viết cũng chỉ ra nhân tố chính khiến tình hình phức tạp hơn trong thời gian qua là Trung Quốc với tham vọng lãnh thổ và tài nguyên. Sau khi phân tích mối liên hệ giữa một số nhóm vấn đề an ninh, bài viết sẽ đưa ra kết luận và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.
5. NGUYỄN HỒNG THU
Một số giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt nam
Tóm tắt: Thương mại điện tử ở Việt Nam đang đóng một vai trò rất quan trọng trong phát triển nền kinh tế số. Là một quốc gia đông dân, có cơ cấu dân số trẻ, có tỷ lệ dân số sử dụng internet cao, lại có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao, trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử năng động nhất và có tiềm năng lớn trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên thương mại điện tử Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức như: Khung pháp lý chưa hoàn thiện, tỷ lệ thanh toán điện tử thấp, nguồn nhân lực thiếu hụt, dịch vụ hậu cần còn nhiều hạn chế... Bài viết làm rõ thực trạng của thương mại điện tử ở Việt Nam và phân tích các vấn đề tồn tại cũng như nguyên nhân của nó, qua đó đưa ra một số giải pháp gồm: i) Hoàn thiện cơ sở pháp lý; ii) Thúc đẩy thanh toán điện tử; ii) Phát triển dịch vụ hậu cần thông qua pháp lý điện tử; iv) Đào tạo nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy phát triển mô hình kinh doanh điện tử này hiệu quả hơn, công bằng hơn và an toàn hơn trong thời gian tới.
6. ĐOÀN THỊ KIM TUYẾN
Tác động trực tiếp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến việc làm và tiền lương theo giới ở Việt Nam
Tóm tắt: Sự hiện diện của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam trong những thập kỷ qua đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trên các khía cạnh như bổ sung nguồn vốn, phát triển công nghệ, thúc đẩy xuất khẩu... Trong lĩnh vực lao động - việc làm, khu vực FDI đang tạo việc làm cho hàng triệu lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, trong đó phần lớn lao động là nữ giới. Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan song định kiến và sự phân biệt đối xử về giới vẫn tồn tại, thu nhập bình quân của lao động nữ luôn thấp hơn nam giới, cơ hội tiếp cận việc làm tốt thấp, dễ bị tổn thương và rủi ro hơn khi doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm. Bài viết này tập trung phân tích thực trạng tác động của FDI đến việc làm, tiền lương ở Việt Nam từ góc nhìn giới nhằm làm rõ sự khác biệt về việc làm và tiền lương giữa nam và nữ trên thị trường lao động nói chung và trong khu vực FDI nói riêng.
7. NGUYỄN THANH NHÃ
Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, việc chuyển dịch từ mô hình kinh tế tuyến tỉnh truyền thống sang kinh tế tuần hoàn - với cốt lõi là tái tạo tài nguyên và hạn chế tối đa chất thải - đang trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới nhằm hướng đến sự phát triển bền vững. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đỏ. Bài viết phân tích thực trạng triển khai kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, nhận diện những cơ hội và thách thách thức của nước ta trong phát triển kinh tế tuần hoàn, từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm thúc đẩy việc ứng dụng mô hình kinh tế mới này trong thời gian tới.