Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 9 năm 2022

Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 9 năm 2022

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

KINH TẾ THẾ GIỚI - KHU VỰC

1. NGUYỄN THỊ HỒNG NGA VÀ NGUYỄN BÍCH DIỆP

Chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Singapore

Tóm tắt: Thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp (HSTKN) đổi mới sáng tạo Singapore là kết tinh của nhiều yếu tố, từ tư duy phát triển đúng đắn, tầm nhìn dài hạn và sự nhanh nhạy của tầng lớp lãnh đạo đất nước cho tới nguồn nhân lực kỹ thuật cao, sự năng động của khối doanh nghiệp, hạ tầng hiện đại và các chính sách thông thoáng, chương trình hỗ trợ hào phóng của Chính phủ. Nhìn lại hơn 30 năm qua, Chính phủ no Singapore luôn thể hiện vai trò chủ động và trung tâm trong việc xây dựng và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp ở Singapore cũng như trong nhiều chính sách, chương trình phát triển HSTKN đổi mới sáng tạo như gia tăng kết nối giữa các chủ thể trong HSTKN, hỗ trợ vốn, đào tạo và thu hút nhân tài cũng như phát huy văn hóa khởi nghiệp… đưa Singapore trở thành “Thung lũng Silicon của châu Á” và “Thiên đường khởi nghiệp” của thế giới.

 

2. VŨ QUÝ SƠN VÀ TRẦN VĂN KẾT

Triển vọng Đài Loan gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương in Đội tác và tác động tới Việt Nam

Tóm tắt: Những thảo luận về mục tiêu, thuận lợi và thách thức khi vùng lãnh thổ Đài Loan gia nhập CPTPP được đặt trong bối cảnh liên quan đến Sự biến đổi của quan hệ Mỹ - Trung Quốc đại lục, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, và quan hệ Mỹ - Đài Loan. Bài viết cho rằng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thêm vào đó, mở rộng không gian quốc tế của Đài Loan là những mục tiêu chủ yếu khi Đài Loan xin gia nhập Hiệp định CPTPP. Đài Loan cũng phải đối mặt với sức ép từ bên trong và bên ngoài Đài Loan. Nâng cao chất lượng và hình ảnh của các hoạt động hợp tác của Đài Loan tại Việt Nam, tăng cường quan hệ thực chất Việt Nam - Đài Loan trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và giáo dục, nâng cao vị thế của Việt Nam. Ngoài ra, khả năng gia tăng những nhân tố bất định trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, và quan hệ kinh tế văn hóa giữa Việt Nam và Đài Loan.

 

3. KIỀU THANH NGA VÀ LÊ KIM SA

Hợp tác năng lượng mới giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Tóm tắt: Cuộc khủng hoảng khí đốt giữa Nga và Ukraine do những tranh chấp về giá cả và các khoản nợ chưa thanh toán, đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp khí đốt cho châu u. Nga đã quyết định định hình lại các đường ống dẫn khí đốt sang châu u nhằm loại bỏ sự phụ thuộc của việc xuất khẩu khí đốt vào Ukraine. Việc thay Dòng chảy phương Nam (South Stream) bằng Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (TurkStream) và tăng cường hợp tác năng lượng với Thổ Nhĩ Kỳ là một phần trong chiến lược này. Mặc dù cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có quan điểm khác nhau về một số vấn đề trong chính trị quốc tế, nhưng họ có thể phát triển sự hợp tác của mình với cách tiếp cận đôi bên cùng có lợi trong dự án TurkStream.

 

CHÍNH TRỊ - AN NINH QUỐC TẾ

4. TRẦN THU MINH

Cục diện thế giới và trật tự thế giới dưới góc nhìn của các học giả Trung Quốc

Tóm tắt: “Cục diện thế giới” và “trật tự thế giới” là những khái niệm thường được sử dụng trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, tuy nhiên việc sử dụng hai thuật ngữ này nhiều lúc còn mơ hồ, không rõ ràng. Một số bài nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập đến hai khái niệm này. Song, còn thiếu những nghiên cứu phân tích sâu và phân biệt hai thuật ngữ này. Dựa trên các tài liệu của Trung Quốc, bài viết phân biệt khái niệm “cục diện thế giới” và “trật tự thế giới”, so sánh điểm khác và giống nhau, phân tích các đặc điểm nhằm nhận diện mối quan hệ giữa hai thuật ngữ này, góp phần hoàn thiện hóa khái niệm cho các nghiên cứu về quan hệ quốc tế liên quan.

 

5. BÙI NGỌC SƠN

Tác động của cuộc xung đột quân sự Nga Ukraine tới tương lai của trật tự kinh tế thế giới

Tóm tắt: Trật tự kinh tế thế giới (TTKTTG) hiện hành được hình thành từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đang có nhiều thay đổi giữa trước và sau cuộc chiến Nga - Ukraine. Bằng việc xem xét những thay đổi trong quyền lãnh đạo, hệ thống các định chế của TTKTTG có thể xảy ra kể từ khi xảy ra xung đột quân sự Nga - Ukraine, bài viết này đi đến một số điểm kết luận rằng: i) TTKTTG này bị thách thức do sự trỗi dậy của Trung Quốc kể từ cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu năm 2008; ii) Xung đột quân sự Nga - Ukraine là yếu tố quan trọng thúc đẩy nỗ lực của Mỹ và phương Tây chống lại nỗ lực và thách thức từ Trung Quốc nhằm làm thay đổi TTKTTG. Trong quá trình này quyền lãnh đạo của Mỹ và phương Tây sẽ mạnh mẽ trở lại trong khi Trung Quốc (và Thi Nga với tư cách cùng phe) có khuynh hướng suy giảm.

 

VIỆT NAM - CẢI CÁCH VÀ HỘI NHẬP

6. HÀ VĂN HỘI

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc g và những tác động tới thương mại hàng hóa của Việt Nam và Hàn Quốc

Tóm tắt: Kể từ sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc chính thức có hiệu lực, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Hiện nay, Hàn Quốc là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam khi là nhà đầu tư FDI lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ ba sau Trung Quốc và Mỹ. Ở chiều ngược lại, Việt Nam là trọng tâm trong Chính sách hướng Nam của Hàn Quốc trong khu vực ASEAN khi kim ngạch thương mại của hai nước chiếm hơn 40% tổng kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc với ASEAN. Bài viết đánh giá những tác động, ảnh hưởng của VKFTA tới thương mại hai chiều của Việt Nam với Hàn Quốc, sau khi VKFTA có hiệu lực. Từ đó, đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong việc khai thác có hiệu quả những cơ hội do VKFTA mang lại.

 

7. HOÀNG HỒNG MINH VÀ TRƯƠNG ĐỨC TRỌNG

Chi phí không chính thức trong lĩnh vực thủ tục hành chính cấp phép xây dựng ở Việt Nam: Ước lượng qua kỹ thuật đếm không cân xứng

Tóm tắt: Chi phí không chính thức trong hoạt động cấp phép xây dựng là một trong những vấn đề gây nhiều quan ngại cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính ở Việt Nam nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của giới học giả với số lượng nghiên cứu còn khá ít ỏi. Trong nghiên cứu này, các tác giả tìm hiểu mức độ phổ biến và 2 quy mô của chi phí không chính thức trong hoạt động cấp phép xây dựng. Bằng việc sử dụng kỹ thuật đếm không cân xứng, các tác giả ước tính rằng khoảng 43% doanh nghiệp có hoạt động xây dựng trong hai năm gần nhất đã phải chi trả các khoản chi phí không chính thức để hoàn thiện thủ tục hành chính cho các dự án của mình. Một doanh nghiệp có công trình xây dựng mới trung bình phải trả một khoản chi phí không chính thức tương đương 1,5% tổng chi phí công trình để đẩy nhanh việc xin cấp phép xây dựng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phi không chính thức là một vấn nạn khá phổ biến trong lĩnh vực cấp phép xây dựng, theo đó đặt ra nhu cầu cấp thiết phải triển khai quyết liệt hơn các giải pháp phòng chống tham nhũng, nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính.

 

THÔNG TIN - THAM KHẢO

8. Hợp tác giữa Bình Dương và Daejeon trong tổng thể quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

109 lượt xem