- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 1 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
ẤN ĐỘ
1. NGUYỄN VĂN LAN
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Ấn Độ và tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ
Tóm tắt: Trong di sản đồ sộ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, có di sản về hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc. Trong đó, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, một “đất nước vĩ đại” được Người hết sức quan tâm. Bài viết chỉ ra tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh với Ấn Độ và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Từ đó phân tích những biểu hiện của tình hữu nghị Việt - Ấn và khẳng định: với truyền thống lịch sử tốt đẹp trong quan hệ hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ mà Chủ tich Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru đã đặt nền móng và dày công vun đắp, với những tiềm năng có được của hai nước cho sự hợp tác phát triển, với quyết tâm chính trị tăng cường quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” của lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Ấn Độ, vì lợi ích của mỗi nước và sự ổn định ở khu vực, được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế - chính là những cơ sở, nền tảng quan trọng để quan hệ hợp tác kinh tế; quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực quan trọng khác giữa Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục phát triển trên nền tảng Đối tác chiến lược toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.
2. NGUYỄN MẠNH CƯỜNG
Narendra Modi và truyền thông xã hội Ấn Độ trong Tổng tuyển cử 2014
Tóm tắt: Sức mạnh của nhà lãnh đạo Đảng Bharatiya Janata Narendra Modi trong Tổng tuyển cử Lok Sabha năm 2014 là một ví dụ về cách chuẩn bị và thực hiện thành công chiến dịch tiếp thị và xây dựng thương hiệu bất kể đức tin, ý thức hệ và quyết định bỏ phiếu của cử tri. Hình ảnh của Modi và thông điệp của ông đã làm lu mờ tất cả các thương hiệu khác - thậm chí là ngay trong chính đảng của ông. Nghiên cứu này xem xét: (i) Những thách thức đối với Modi trong Tổng tuyển cử 2014 và các nguyên tắc đối phó; (ii) Modi - ngôi sao truyền thông xã hội; và (iii) Sự hiện diện của Modi trên các nền tảng truyền thông xã hội.
3. TÔ THỊ ÁNH DƯƠNG
Thành phố thông minh: Kinh nghiệm của Ấn Độ và thực tiễn Việt Nam
Tóm tắt: Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để quá trình đô thị hóa và quá trình chuyển đổi số có thể giúp các quốc gia tận dụng được những cơ hội về phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên, hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường và giảm tải các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã và đang tác động tiêu cực trên phạm vi toàn cầu, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét dẫn đến yêu cầu phát triển thành phố/đô thị thông minh bền vững là hết sức cần thiết. Bài viết tập trung vào bốn nội dung chính: (i) Tổng quan về thành phố thông minh; (ii) Kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc phát triển thành phố thông minh: Trường hợp New Delhi; (iii) Xây dựng thành phố/đô thị thông minh tại Việt Nam; và (iv) Một số gợi ý chính sách.
4. HÀ CÔNG ANH BẢO
Hòa giải trực tuyến ở Ấn Độ và một số đề xuất cho Việt Nam
Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế số, thương mại điện tử đối với Ấn Độ, đi kèm là số lượng tranh chấp liên quan đến giao dịch trực tuyến đang gia tăng. Trong những năm qua, Ấn Độ đã xây dựng được hành hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện cho hòa giải trực tuyến, bên cạnh đó số lượng các trung tâm cung cấp dịch vụ hòa giải trực tuyến cũng phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu. Dựa trên những bước đi của Ấn Độ, Việt Nam có thể rút ra được những kinh nghiệm để phát triển hòa giải trực tuyến trong thời gian sắp tới.
5. TRƯƠNG PHÚC HẢI
Đền Hindu giáo: Thuật ngữ và tiến trình phát triển
Tóm tắt: Goerge Michell đã nói, ngôi đền là sự biểu hiện nghệ thuật đặc trưng nhất của Hindu giáo, là trọng tâm của cả đời sống xã hội và tinh thần cộng đồng. Đền thờ Hindu giáo phản ánh những giá trị truyền thống về tri thức, nghệ thuật, kiến trúc và văn hóa Ấn Độ. Đền thờ không chỉ là nơi cư ngụ, nơi thờ phụng thần linh mà còn là biểu tượng cho chính thân thể thần. Bài viết trình bày khái quát về tên gọi, ý nghĩa và tiến trình phát triển của đền Hindu giáo trong lịch sử văn hóa - xã hội của Ấn Độ giai đoạn đầu.
CHÂU Á
6. NGUYỄN ĐỨC TOÀN, PHẠM ANH TUẤN
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ Việt Nam - Lào: Nhìn từ tình đoàn kết đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến (1945-1975)
Tóm tắt: Với những điểm tương đồng về địa lý và lịch sử, như một lẽ tự nhiên, hai dân tộc Việt Nam - Lào tạo nên sự gắn kết bền chặt, hữu nghị thủy chung vượt thời gian. Mối quan hệ đặc biệt này được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Souphanouvong, Chủ tịch Kaysone Phomvihane vun đắp, bảo vệ, không ngừng củng cố qua thời gian, tạo nên một tình hữu nghị hiếm có trong lịch sử. Qua hai cuộc kháng chiến chống xâm lược (1945-1975), Việt Nam - Lào cùng đoàn kết, thể hiện quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù chung. Đó là cơ sở thực tiễn để chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo trong tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế nói chung, tình đoàn kết hữu nghị, mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc nói riêng. Những luận điểm khoa học này tiếp tục soi đường cho quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong thời gian tới.
7. NGUYỄN THỊ HUYỀN THẢO
Ảnh hưởng sức mạnh mềm của Trung Quốc đến hợp tác giáo dục đại học Việt Nam - Hoa Kỳ (2009 - 2016)
Tóm tắt: Lý thuyết sức mạnh mềm của J. Nye được sử dụng rộng rãi khi nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI. Theo J.Nye thì giáo dục đại học là một nhân tố của sức mạnh mềm. Kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thành tựu trong đó có lĩnh vực hợp tác giáo dục đại học. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã và đang tác động đến trên nhiều lĩnh vực trong hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đến nay, vẫn chưa có nhiều bài viết đề cập đến tác động của nhân tố Trung Quốc trong hợp tác giáo dục đại học Việt Nam - Hoa Kỳ. Việt Nam với Trung Quốc vốn là hai quốc gia có mối quan hệ truyền thống lâu năm, nhưng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc trong những thập niên gần đây, mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc không còn tốt đẹp như trước. Đây cũng là nguyên nhân góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ xích lại gần nhau. Vì thế, Trung Quốc đã trở thành nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục đại học. Bài viết phân tích sự ảnh hưởng của sức mạnh mềm của Trung Quốc đến hợp tác gíao dục đại học Việt Nam - Hoa Kỳ trong giai đoạn 2009 - 2016.
8. PHẠM QUỐC QUYẾT, ĐỖ HUY HÀ
Kinh nghiệm của Thái Lan về nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản và bài học cho Việt Nam
Tóm tắt: Hiện nay, hàng hóa nông sản của Việt Nam đã xuất khẩu ra hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản... Tuy nhiên, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt vẫn còn rất thấp, sản lượng xuất khẩu lớn nhưng giá trị thấp so với nhiều nước khác. Vì vậy, cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước có nền nông nghiệp phát triển để tăng giá trị nông sản Việt. Bài viết đi sâu nghiên cứu những kinh nghiệm của Thái Lan trong nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
9. PHAN THỊ HỒNG XUÂN
Xây dựng Công viên Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh: Một số kinh nghiệm từ chiến lược Công viên Khoa học Singapore
Tóm tắt: Sau 55 hình thành và phát triển, Singapore hiện nay không chỉ được nhắc đến là một quốc gia xanh - sạch - đẹp, mà còn là nơi khoa học phát triển vượt bậc. Trong những dấu ấn biểu trưng cho nền khoa học ngày càng lớn mạnh tại quốc gia này, phải kể đến Trung tâm Khoa học Singapore (Singapore Science Centre), Khu đô thị Tri thức One - North nằm trong Chiến lược Công viên Khoa học Quốc gia (SSP). Trong bối cảnh Cộng đồng ASEAN, tầm nhìn đến năm 2025 “Cùng vững vàng tiến bước”, việc tham khảo những bài học thành công của các quốc gia ASEAN sẽ giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm cho mình. Bài viết gồm 3 phần: (1) Phát triển bền vững và sáng tạo - xu hướng phát triển đô thị trên thế giới; (2) Chiến lược Công viên Khoa học Singapore - bước ngoặt quan trọng trong công cuộc phát triển quốc gia; (3) Một số gợi ý để phát huy giá trị của Công viên Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
VIỆT NAM
10. ĐÀO THỊ HIẾU
Tiếp cận giáo dục của học sinh phổ thông tỉnh Lâm Đồng: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
Tóm tắt: Bài viết mô tả một vài nét về thực trạng tiếp cận giáo dục của học sinh phổ thông tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010-2018. Kết quả cho thấy, số lượng trường học dành cho học sinh phổ thông có tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ cho những khu vực vùng sâu, vùng xa. Học sinh ở bậc tiểu học tăng, trong khi đó, bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông giảm xuống và ít hơn rất nhiều so với học sinh tiểu học. Đặc biệt, ở bậc trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số vẫn rất ít; đồng thời, học sinh bị lưu ban và bỏ học cũng nhiều hơn so với tiểu học và trung học cơ sở. Bài viết chỉ ra một số nguyên nhân bỏ học của học sinh phổ thông, xuất phát từ phía bản thân học sinh, gia đình, nhà trường; và đề xuất khuyến nghị nhằm cải thiện cơ hội tiếp cận giáo dục của các nhóm học sinh ở địa phương.
11. NGUYỄN TIẾN DŨNG
Một số vấn đề đặt ra đối với nhân lực ngành kiểm toán Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội; ngành kiểm toán Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Để chủ động trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành kiểm toán cần nắm bắt cơ hội, nhận diện thách thức và các vấn đề đối với nhân lực của ngành. Bài viết chỉ ra tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành kiểm toán và thực trạng nhân lực của ngành hiện tại. Qua đó, đặt ra một số vấn đề đối với nhân lực ngành kiểm toán trong bối cảnh mới.
GIỚI THIỆU SÁCH
12. LÊ THỊ HẰNG NGA
Làm mới quan hệ Ấn Độ - Thái Lan: góc nhìn song phương và đa phương