- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 10 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. NGUYỄN MẠNH HÙNG
Phát triển các hành lang công nghiệp ở Ấn Độ
Tóm tắt: Các hành lang công nghiệp là sự tích hợp giữa phát triển công nghiệp với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại nhằm thúc đẩy quá trình tập trung kinh tế và các cụm liên kết ngành công nghiệp, đến tạo điều kiện cho các vùng, miền phát huy được tiềm năng tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ dự án đầu tiên là dự án phát triển Hành lang công nghiệp Delhi - Mumbai (DMIC), nay, Ấn Độ đã hình thành một Chương trình phát triển hành lang công nghiệp quốc gia quy mô lớn. Sự thành bại của các hành lang công nghiệp đang ngày càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của chiến lược “Make in India” nhằm đưa Ấn Độ trở thành một cường quốc chế tạo hiện đại của thế giới.
2. NGUYỄN VĂN LINH, PHẠM QUANG LINH
Kinh nghiệm phát triển nguồn năng lượng tái tạo ở Ấn Độ và gợi ý cho Việt Nam
Tóm tắt: Năng lượng tái tạo được đánh giá có tiềm năng thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch và năng lượng nguyên tử. Hướng tới mục tiêu này, Chính phủ Ấn Độ đã tập trung phát triển nguồn năng lượng tái tạo thông qua các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển. Các chính sách đã mang lại hiệu quả rất lớn trong việc khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Cũng giống như Ấn Độ, Việt Nam là quốc gia đang tập trung phát triển nguồn năng lượng tái tạo đầy tiềm năng. Việc nghiên cứu kinh nghiệm của Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam xây dựng nên chiến lược phát triển phù hợp và hiệu quả cho ngành.
3. NGUYỄN ĐẮC TÙNG
Hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Hoa Kỳ từ năm 1991 đến năm 2013
Tóm tắt: Quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ từ năm 1991 đến năm 2013 (trước khi Thủ tướng N.Modi lên cầm quyền) có những phát triển vượt bậc. Mối quan hệ giữa hai nước không những phục vụ lợi ích song phương mà còn đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới. Trong quan hệ hợp tác Hoa Kỳ - Ấn Độ, hợp tác quốc phòng đã nổi lên là khía cạnh nổi bật, đạt được nhiều tiến bộ nhất và đem lại các lợi ích chiến lược cho cả hai phía. Bài viết phân tích hợp tác quốc phòng Ấn Độ và Hoa Kỳ từ sau Chiến tranh Lạnh đến trước thời Thủ tướng N. Modi (từ năm 1991-2013) trên các lĩnh vực: Hải quân, Không quân, Lục quân và thương mại quốc phòng.
4. ĐỖ KHƯƠNG MẠNH LINH
Cấu trúc an ninh khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương: Phân tích dưới lăng kính lý thuyết phức hệ an ninh khu vực
Tóm tắt: Phức hệ an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là cấu trúc an ninh khu vực mới nổi được xem xét dưới góc độ lý thuyết phức hệ an ninh khu vực (RSC) của Buzan và Weaver. Theo lý thuyết này, có bốn cấp độ cơ bản để xác định RSC ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới: (1) Sự mong manh của các quốc gia và vấn đề an ninh nội địa; (2) Mối quan hệ giữa các quốc gia bên trong khu vực; (3) Mối quan hệ của khu vực phức hợp với các khu vực lân cận; (4) Vai trò của các cường quốc. Dựa vào khung lý thuyết này, bài viết phân tích các yếu tố hội tụ và phân kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm làm rõ sự hình thành cấu trúc an ninh khu vực này.
5. NGUYỄN HỒNG QUÂN
Vòng xoáy bất ổn mới ở Afghanistan?
Tóm tắt: Sau hơn 20 năm hiện diện, bắt đầu từ ngày 1/5/2021, Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã tuyên bố rút 90% lực lượng khỏi Afghanistan. Tình hình an ninh tại Afghanistan trở nên rối ren. Taliban đang thực hiện quyền quản lý đất nước. Lực lượng Chính phủ Afghanistan rút vào kháng chiến. Tình hình Afghanistan đứng trước ngã ba đường: Tiến trình hòa bình thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc bị ngưng trệ; Taliban thắng thế, kiểm soát toàn bộ lãnh thổ nhưng chưa được cộng đồng quốc tế công nhận tính hợp pháp và cuối cùng là đất nước có thể rơi vào nội chiến, vòng xoáy bất ổn mới có thể sẽ bắt đầu.
6. PHAN ANH TÚ
Biến đổi tín ngưỡng Néak Tà của người Khmer Nam Bộ: Sự trở lại của hình tượng Rishi và thần Shiva trong đạo Bà La Môn
Tóm tắt: Néak Tà là tín ngưỡng dân gian của người Khmer Nam Bộ liên quan đến môi trường sinh thái, đất trồng và vùng cư trú. Theo nguyên tắc truyền thống, Néak Tà được người Khmer thờ cúng bằng những hòn đá thiêng tìm thấy trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, từ thập niên 1990, tín ngưỡng Néak Tà chịu nhiều biến đổi. Từ những hòn đá, người Khmer đã phát triển thành Néak Tà nhân hình như một phong trào phục hưng các hình tượng cổ xưa của đạo Bà La Môn. Bài viết là kết quả nghiên cứu thực địa tại hai tỉnh Trà Vinh và Bình Phước từ ngày 10-30/3/2020. Nội dung nhằm phân tích quá trình biến đổi của tín ngưỡng Néak Tà, lý giải nguyên nhân và ý nghĩa của hình tượng Néak Tà nhân hình trong đời sống xã hội của người Khmer hiện nay.
7. THÍCH DIỆU TÂM
Quan điểm của Phật giáo về "Nghiệp" và ý nghĩa với việc đảm bảo an sinh xã hội trên lĩnh vực tinh thần
Tóm tắt: Là một trong những giáo lý cơ bản, có giá trị quan trọng bậc nhất của Phật giáo, triết lý về “Nghiệp” đã được nghiên cứu và vận dụng trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong việc hoằng dương chính pháp, đảm bảo an sinh xã hội. Trước những biến đổi của cuộc sống, việc đảm bảo an sinh xã hội trên lĩnh vực tinh thần đã và đang được nhiều quốc gia, tôn giáo nghiên cứu, triển khai ứng dụng hiệu quả. Bài viết làm rõ một số nội dung cơ bản trong quan điểm của Phật giáo về “Nghiệp” và ý nghĩa đối với việc đảm bảo an sinh xã hội trên lĩnh vực tinh thần cho tín đồ Phật tử và người dân hiện nay.
8. BÙI THỊ ÁNH VÂN, NGUYỄN THỊ KIM CHI
Sự hội tụ của đạo đức Phật giáo và tư tưởng yêu nước thương dân trong con người Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cho phẩm chất, nhân cách của người Việt - một dân tộc vốn có truyền thống yêu hòa bình, ghét chiến tranh và luôn ứng xử với tấm lòng “nhân ái cao cả”. Giữa tư tưởng yêu nước thương dân của Người và triết lý đạo đức Phật giáo đã có nhiều điểm tương đồng. Bài viết đề cập hai vấn đề chính: (i) Sự kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước thương dân của người Việt; và (ii) Sự hội tụ của đạo đức Phật giáo trong tư tưởng vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
9. LÊ THỊ XUÂN HƯƠNG
Bảo hiểm xã hội một lần ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp
Tóm tắt: Bài viết làm rõ quy định pháp luật về BHXH một lần và phân tích thực trạng giải quyết hưởng BHXH một lần ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp và hàm ý chính sách nhằm hạn chế hưởng BHXH một lần, khuyến khích người lao động bảo toàn thời gian đóng, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân và đảm bảo an ninh thu nhập cho NLĐ.
10. NGUYỄN THỊ HUYỀN GIANG
Vai trò của gia đình trong chăm sóc sức khỏe tinh thần của Người cao tuổi ở nông thôn Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay
Tóm tắt: Chăm sóc người cao tuổi luôn là chủ đề được các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Hiện nay, nhu cầu chăm sóc của người cao tuổi ngày càng cao, các dịch vụ về vấn đề này còn hạn chế, vì vậy, gia đình vẫn được coi là thiết chế quan trọng nhất. Qua nguồn tài liệu thứ cấp và kết quả khảo sát định tính, bài viết đã phân tích vai trò của gia đình trong chăm sóc tinh thần cho người cao tuổi ở nông thôn Trung du miền núi phía Bắc trong bối cảnh xã hội chuyển đổi. Từ đó, thấy được những nhóm được chăm sóc tốt và những nhóm dễ bị tổn thương cần sự quan tâm hơn từ gia đình, họ hàng và chính quyền địa phương.
11. TRẦN NGỌC ANH
Cơ chế "Bù giá vào lương" trong quá trình Long An đột phá trên lĩnh vực phân phối, lưu thông trước Đổi mới ( 1976-1985 )
Tóm tắt: Bài viết tập trung trình bày về sự sáng tạo của Long An trong phân phối, lưu thông hàng hóa (1976-1985) thông qua cơ chế “Bù giá vào lương”, qua đó làm thay đổi cơ bản đời sống của người dân, góp phần về thực tiễn để Đảng và Nhà nước nghiên cứu, đúc kết, từ đó hình thành lý luận về đường lối Đổi mới toàn diện đất nước.