Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 11 năm 2021

Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 11 năm 2021

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

1. TRẦN NGỌC DIỄM

"Ấn Độ trước tiên" và chính sách kinh tế đối ngoại của Ấn Độ

Tóm tắt: Các biếu hiện của chính sách "Ấn Độ trước tiên" trong các hợp tác kinh tế đối ngoại hiện nay được phân tích nhằm đi tới kết luận rằng chính sách ''Ấn Độ trước tiên" đang tác động tới quá trình Ấn Độ thực hiện mục tiêu đối ngoại, mở rộng tìm kiếm quan hệ với các đối tác bên ngoài cũng như tăng cường trao đổi thương mại khi nước này hướng tới bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ sự tự cường của thương mại quốc gia.

 

2. NGUYỄN LÊ THY THƯƠNG, NGUYỄN VĂN LINH

Sự gắn kết trong cộng đồng của người Ấn Độ tại Việt Nam

Tóm tắt: Về phương thức gắn kết, bài viết tìm hiểu những phương thức gắn kết chính như sự tham gia vào các hoạt động cộng đồng, hoạt động của tổ chức đại diện và các nhóm tương tác trên mạng xã hội. Ở cả ba phương thức, đều không thể phủ nhận nỗ lực của người Ấn Độ tại Việt Nam trong việc thống nhất và đoàn kết với nhau; tuy nhiên, kết quả đạt được chưa thực sự như mong muốn của họ.

 

3. NGUYỄN THỊ HIÊN, ĐỖ HOÀNG YẾN

Nghiên cứu thị trường vải thiều Ấn Độ

Tóm tắt: Trong đặc điểm tiêu dùng của người Ấn Độ, các sản phẩm hoa quả tươi rất được ưa chuộng, nhất là các sản phẩm từ quả vải. Ấn Độ có thể trở thành thị trường tiêu thụ vải thiều Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu thị trường vải thiều Ấn Độ sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về tình trạng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng, trên cơ sở đó đánh giá tiềm năng xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang Ấn Độ.

 

4. ĐỒNG THỊ THÙY LINH, ĐỖ HOÀNG YẾN

Quá trình hình thành và phát triển ngành dược phẩm của Ấn Độ

Tóm tắt: Chiến tranh thế giới thứ hai đã trở thành động lực phát triển cho ngành dược phẩm Ấn Độ do như cầu về thuốc tăng cao, năm 1943 Ấn Độ sản xuất được 70% nhu cầu. Giai đoạn 1: năm 1970, dường như các chính sách chính phủ đưa ra đã không hoàn thành được mục tiêu. Giai đoạn 2: gia tăng sản xuất số lượng dước chất dạng nguyên liệu và thành phẩm. Giai đoạn 3: Biện pháp tự do hóa khiến sản xuất và xuất khẩu tăng mạnh. Giai đoạn 4: chịu tác động bởi các hiệp định và chính sách tự do hóa.

 

5. VŨ ĐỨC THO, NGUYỄN VIỆT THẮNG

Thấy gì từ việc Taliban trở lại nắm quyền ở Afghanistan?

Tóm tắt: Ngày 15/8/2021, thủ đô Kabul của Afghanistan đã thất thử nhanh chóng trước sự tấn công của Taliban là một sự kiện chính trị nổi bật. Phải chăng Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan là một sự khởi đầu mới hay sự tiếp nối của những bất ổn ở quốc gia Nam Á này.

 

6. NGUYỄN ĐẮC TÙNG

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Sri Lanka: Thực trạng và triển vọng

Tóm tắt: Sri Lanka và Việt Nam có mối quan hệ kinh tế lâu đời, bắt nguồn từ giao lưu thương mại thời kỳ đầu Công nguyên. Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ, quan hệ kinh tế Việt Nam - Sri Lanka đã không ngừng phát triển. Bài viết nhằm phân tích thực trạng và triển vọng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Sri Lanka trên các lĩnh vực thương mại và đầu tư.

 

7. TRẦN THÙY PHƯƠNG

Kinh tế tuần hoàn ở Israel và gợi ý cho Việt Nam

Tóm tắt: Thời gian tới, với những ưu thế khoa học công nghệ hiện đại và các chính sách hỗ trợ tốt, Israel nỗ lực để tiến vượt bậc so với các quốc gia khác trên thế giới trong việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn đầy đủ. Kinh nghiệm từ Israel là cần thiết cho Việt Nam tham khảo nhằm vươn tới một nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

 

8. HÀ LÊ HUYỀN

Quan hệ chính trị - ngoại giao Thái Lan - Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch COVID-19 (2019-2021)

Tóm tắt: Thái Lan và Trung Quốc là hai nước có nhiều khác biệt về chế độ chính trị, lịch sử, văn hóa, từng có quá khứ nghi ngờ, đề phòng lẫn nhau và ngày nay đã trở thành đối tác chiến lược. Bài viết phân tích quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Trung Quốc và Thái Lan trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu để làm rõ vị trí và nhu cầu hợp tác của hai nước, từ đó nhận diện sự tiến triển trong quan hệ chính trị - ngoại giao, sự tác động tới quan hệ kinh tế nhằm khẳng định mối quan hệ tin cậy và khăng khít giữa hai nước trong giai đoạn hiện nay.

 

9. NGUYỄN THỊ HUYỀN THẢO

Một số đặc điểm về hợp tác giáo dục tại đại học Việt Nam - Hoa Kỳ

Tóm tắt: Hợp tác giáo dục đại học Việt Nam - Hoa Kỳ (1996-2016) đã đạt được một số thành tựu nhất định. Bài viết phân tích hợp tác giáo dục đại học Việt Nam - Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hợp tác này có một số đặc điểm sau: Từ ngoại giao nhân viên đến nhà nước, kế thừa di sản của Việt Nam cộng hòa, hợp tác cân bằng về lợi ích và cuối cùng là điển hình của xu thế toàn cầu hóa giáo dục.

 

10. PHAN CAO NHẬT ANH

Một số kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc nâng cao tổ chức bộ máy nhà nước

Tóm tắt: Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của Hàn Quốc là đưa ra những cải cách về bộ máy nhà nước thích ứng với tình hình mới. Bài viết tìm hiểu một số kinh nghiệm của Hàn Quốc và đề xuất hàm ý cho Việt Nam.

 

11. ĐẶNG THANH SƠN, NGUYỄN NGỌC HẬU

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu khảo sát thực tế đối với 132 hộ dân vay vốn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng vốn vay phụ thuộc vào 8 nhân tố: số lần vay tiền, mục đích đầu tư, diện tích đất thế chấp, giá trị tài sản, thu nhập trước khi vay, tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, công việc hiện tại. 

 

33 lượt xem