- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 2 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. BÙI HẢI ĐĂNG, NGUYỄN TUẤN KHANH
Quan hệ Ấn Độ - Australia trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy
Tóm tắt: Tháng 6/2020, Ấn Độ và Australia nâng cấp mối quan hệ hai nước thành quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung rất gay gắt cho thấy những tỉnh toán chiến lược của cả phía Ấn Độ và Australia trong quan hệ với Trung Quốc. Bài viết tập trung phân tích và lý giải những yếu tố tác động đến sự phát triển của quan hệ Ấn Độ - Australia thời gian qua, cùng với những thành tựu trong quan hệ song phương và đa phương trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
2. ĐỖ THANH HÀ
Nepal trong Chính sách "Láng giềng trước tiên" của Thủ tướng Narendra Modi (2014-2020)
Tóm tắt: Chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1947, quan hệ Ấn Độ - Nepal bị chi phối bởi Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị Ấn Độ - Nepal năm 1950, được xem là nền tảng quan hệ song phương giữa hai nước. Gần 2 thập kỷ kể từ sau chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Inder Kumar Gujral năm 1997, chuyến thăm của Thủ tướng Modi sau khi nhậm chức năm 2014 là một phần trong Chính sách “Láng giềng trước tiên” của Ấn Độ nhằm nỗ lực tìm lại ảnh hưởng của quốc gia này ở Nepal sau một thời gian dài bị Trung Quốc lấn sân. Bài viết đặt trọng tâm vào việc khái quát Chính sách “Láng giềng trước tiên” của Ấn Độ cũng như xem xét việc triển khai chính sách này với Nepal dưới thời Thủ tướng Modi (2014-2020) trước những thách thức từ sự ảnh hưởng và can thiệp ngày càng sâu của Trung Quốc. Ấn Độ luôn cố gắng giảm căng thẳng giữa hai nước thông qua việc duy trì thường xuyên các cuộc đối thoại song phương, kết nối khu vực và phát triển kinh tế.
3. TRƯƠNG THỊ LÊ HỒNG
Vai trò của ASEAN trong hợp tác quốc phòng của các cường quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Tóm tắt: Thời gian gần đây, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một trong những khu vực phát triển năng động và trở thành khu vực trung tâm quan trọng trong địa chính trị toàn cầu. Những vấn đề hiện diện tại đây được các cường quốc trên thế giới cũng như các quốc gia trong khu vực quan tâm, chung tay cùng giải quyết nhằm đảm bảo an ninh, hòa bình thế giới. Chính vì địa thế quan trọng của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà “Bộ Tử Kim Cương” và các nước như Anh, Pháp, Đức... đang có những thay đổi, điều chỉnh trong chính sách đối ngoại để hướng về khu vực này, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng. Hợp tác quốc phòng của các cường quốc với các nước ASEAN có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
4. NGUYỄN MINH GIANG
Ngoại giao văn hóa của Ấn Độ với Việt Nam giai đoạn 1991-2021
Tóm tắt: Từ sau chiến tranh Lạnh đến nay, trong quan hệ với Việt Nam, Ấn Độ đã và đang thúc đẩy chính sách hướng Đông (nay là chính sách Hành động phía Đông) ngày càng tích cực dựa trên ba trụ cột cơ bản của ngoại giao văn hóa là liên kết tôn giáo (Phật giáo), gia tăng xuất bản phẩm văn học và điện ảnh và truyền bả nghệ thuật Yoga đến công chúng Việt Nam nhằm tăng cường sức mạnh mềm của quốc gia này. Ngoại giao văn hóa với Việt Nam giúp Ấn Độ phát huy tối đa vai trò của một cường quốc ôn hòa. Bài viết tập trung làm rõ những biểu hiện và quá trình triển khai ngoại giao văn hóa của Ấn Độ với Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục - nghệ thuật - tôn giáo (Phật giáo) - những lĩnh vực được xem là nền tảng để tăng cường hiểu biết của công chúng Việt Nam về văn hóa Ấn Độ cũng như thúc đẩy mở rộng sức mạnh mềm của Ấn Độ ở Việt Nam.
5. NGUYỄN THỊ MAI LIÊN, TRẦN THỊ NGỌC ÁNH
Tiếp biến sử thi Ramayana trong nghệ thuật rối bóng Wayang ở Indonesia
Tóm tắt: Sự góp mặt của sử thi Ramayana trên những vùng đất khác nhau chính là kết quả của quá trình hội sử thi Ramayana lại không giống nhau. Indonesia với nghệ thuật rối bóng Wayang là một trong những vùng đất chịu sự ảnh hưởng đậm nét của sử thi Ramayana. Sự tác động đó đặt ra câu hỏi: Wayang đã học hỏi và kế thừa những gì từ sử thi Ramayana và bản thân nghệ thuật rối bóng Wayang đã làm gì để không biến mình thành “bản sao” của sử thi Ramayana? Để trả lời cho những câu hỏi trên, nghiên cứu này sẽ làm rõ cơ sở lý luận về tiếp biển, chỉ ra sự tiếp biến sử thi Ramayana của nghệ thuật rối bóng Wayang trên một số phương diện. Từ những phân tích đó, bài viết đi đến khẳng định vẻ đẹp đặc trưng của nghệ thuật rối bóng Wayang cũng như những quy luật tiếp biến văn hóa của các nước trên thế giới.
6. NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO
Hoạt động và ảnh hưởng của cướp biển (wako) đến thương mại khu vực Đông Bắc Á thế kỷ XIV-XVII
Tóm tắt: Trong lịch sử các quốc gia Đông Bắc Á người ta thường nói tới những nhóm cướp biển “wako” với nỗi khiếp sợ. Sự tàn phá nặng nề của chúng là nỗi hãi hùng với cư dân và thương nhân trên biển. Hoạt động của “wako” đã gây ảnh hưởng lớn đến đến thương mại khu vực Đông Bắc Á thế kỷ XIV - XVII. Vì vậy, chính quyền Nhật Bản, Trung Hoa đã tiến hành nhiều biện pháp để hạn chế và tiễu trừ cướp biển. Do những thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội khu vực và biện pháp ứng phó của mỗi quốc gia đến giữa thế kỷ XVII vấn nạn “wako” đã suy giảm. Tuy nhiên, buôn lậu và cướp biển không bị loại trừ hoàn toàn mà song hành tồn tại với hoạt động buôn bản hợp pháp. Buôn bán “quan phương” và “phi quan phương” dường như là hai phương diện bất biến, luôn hiện hữu trong hoạt động ngoại thương từ xưa đến nay.
7. NGUYỄN THÀNH TRUNG, NGUYỄN NGỌC VĨNH PHÚC
Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
Tóm tắt: Quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm. Thời gian gần đây, quan hệ hai nước đã có những chuyển biến tích cực. Dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ được đánh dấu bằng hàng loạt chuyến viếng thăm và làm việc giữa các quan chức cấp cao của hai quốc gia. Trong những tháng đầu năm 2021, hai nước cũng có nhiều hoạt động ngoại giao sôi động. Các tác giả cho rằng, chính sách đối ngoại của Chính quyền Biden đối với Việt Nam là sự tiếp nối về mặt bản chất của chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Mở.
8. NGUYỄN THÙY LINH
Xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc giai đoạn 1992-2016
Tóm tắt: Di cư lao động xuất phát từ nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu lao động đang trở thành hiện tượng pho biển trên phạm vi toàn cầu. Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á nói chung và Hàn Quốc nói riêng là những thị trường trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam. Từ năm 1992 đến 2016, số lượng lao động Việt Nam sang Hàn Quốc biến động liên tục, với ngành nghề làm việc đa dạng. Hoạt động xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc đã góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của kinh tế - xã hội Việt Nam, đó là lao động - việc làm - nâng cao thu nhập.
9. PHAN THỊ CẨM LAI
Chuyển biến kinh tế - xã hội khu vực ven biển Đông Nam Bộ từ năm 2007 đến năm 2020
Tóm tắt: Khu vực ven biển Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế biển và hội nhập, được Đảng, Nhà nước xác định là một trong những khu vực có vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của cả nước. Trong giai đoạn 2007-2020, khu vực ven biển Đông Nam Bộ đã có những chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng phát triển, chỉ rõ thành tựu và hạn chế trong quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của khu vực giai đoạn này, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp có giá trị tham khảo nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển của khu vực trong tương lai.
10. ĐẶNG THANH SƠN, LÊ QUỐC VIỆT
Ứng dụng mô hình Probit và Tobit xác định khả năng tiếp cận vốn tín dụng của ngành khai thác hải sản tỉnh Kiên Giang
Tóm tắt: Bài viết sử dụng mô hình kinh tế lượng Probit và Tobit nhằm phân tích khả năng tiếp cận vốn và khối lượng vốn vay. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và lượng vốn được vay như: hình thức sở hữu, trình độ học vấn, thời gian quản lý, giá trị máy móc, doanh số bán; những đối tượng vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức có doanh thu và lợi nhuận cao hơn đối tượng vay từ nguồn phi chính thức. Bên cạnh đó, bài viết cũng làm rõ các mức vốn sở hữu cũng như các hình thức sở hữu khác nhau thì đều có ảnh hưởng tích cực đến lượng vốn được tiếp cận.
11. NGUYỄN CÔNG ĐỨC
Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân: Vận dụng phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Tóm tắt: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) đã viết: “Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, 1996, tr.610). Qua đó cho thấy, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn đề cao vai trò của giai cấp công nhân đối với sự phát triển xã hội, là giai cấp quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội hiện đại và thông qua đó, chuẩn bị những tiền đề vật chất cho xã hội tương lai. Đội ngũ công nhân tỉnh Bắc Ninh là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, lực lượng tiên phong trong công cuộc đổi mới. Do đó, phát triển đội ngũ công nhân Bắc Ninh là yêu cầu tất yếu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
12. LÊ THỊ HẰNG NGA
Giới thiệu sách: Reena Marwah, Sanika Sulochani, Ramanayake. Dấu ấn kinh tế của Trung Quốc ở Nam Á và Đông Nam Á: Một viễn cảnh tương lai - Nghiên cứu trường hợp Pakistan, Myanmar và Thái Lan