- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 4 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. NGUYỄN THỊ HIÊN, NGUYỄN THỊ THẢI CHÂU
Tiềm năng xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Ấn Độ: Phân tích theo chương hàng hóa (HS 2 chữ số)
Tóm tắt: Theo cơ sở dữ liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (Trademap.org), Ấn Độ là thị trường nhập Theo khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam trong năm 2020. Đa dạng hóa xuất khẩu Ấn Độ không chỉ sang giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường, mà đây còn là cách thức để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ thương mại song phương. Sử dụng các chỉ số thương mại như Chỉ số lợi thế so sánh, Chỉ số xu hướng xuất khẩu, Chỉ số thâm nhập nhập khẩu, Chỉ số cường độ thương mại giúp xác định tiềm năng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Ấn Độ. Ngoài những sản phẩm truyền thống có tỷ lệ xuất khẩu cao của Việt Nam tại thị trường Ấn Độ, Việt Nam có thể mở rộng xuất khẩu nhiều mặt hàng khác, nhằm mục đích đa dạng hàng hóa xuất khẩu.
2. NGUYỄN ĐỨC TRUNG, NGUYỄN XUÂN TRUNG
Xuất nhập khẩu thanh long Việt Nam - Ấn Độ
Tóm tắt: Việt Nam là nước xuất khẩu thanh long lớn nhất vào thị trường Ấn Độ, chiếm tỉ trọng hơn 90% thanh long nhập khẩu tại Ấn Độ. Điều đáng nói là, mặc dù thanh long chiếm tỉ trọng lớn trong các mặt hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam nhưng sản lượng xuất khẩu sang Ấn Độ lại chưa nhiều so với tổng sản lượng xuất khẩu thanh long của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Ấn Độ là một thị trường tiềm năng và còn dư địa tăng trưởng, các doanh nghiệp Việt Nam cần lên kế hoạch và có những phương án hợp lý, thúc đẩy khai thác và quảng bá hiệu quả thanh long tại thị trường này.
3. TRẦN NGỌC DIỄM, PHẠM THỦY NGUYÊN
Sự tự chủ chiến lược và tính bao trùm trong Sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPOI) của Ấn Độ
Tóm tắt: Khái niệm “tự chủ chiến lược” và “tính bao trùm” được thể hiện trong Sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPOI) năm 2019 của Ấn Độ. IPOI được xác định là một sáng kiến toàn cầu mở dựa trên các cơ chế hợp tác trong khu vực với những nhóm trụ cột chính. Mục tiêu của bài viết hướng tới chứng minh sự “tự chủ chiến lược” và tính “bao trùm” là cốt lõi trong sáng kiến IPOI của Ấn Độ, đồng thời tìm hiểu biểu hiện của hai khái niệm này trong quan hệ của Ấn Độ với các bên liên quan ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thông qua việc phân tích cách tiếp cận của Ấn Độ với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bài viết cho thấy, Ấn Độ hiện nay đang triển khai một nền tảng hợp lý ở một khu vực địa lý mở rộng, thúc đẩy sự phát triển và nhấn mạnh lĩnh vực kết nối hàng hải. Ngoài ra, cách tiếp cận của Ấn Độ cũng có nhiều điểm tương đồng với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của các bên liên quan, từ đó mở ra những cơ hội hợp tác, thúc đẩy liên kết cấu trúc lớn hơn.
4. PHAN CAO NHẬT ANH
Thế khó của Ấn Độ trước khủng hoảng Myanmar
Tóm tắt: Myanmar có vị trí địa chính trị quan trọng, giữ vai trò kết nối cao trong chiến lược kinh tế của Ấn Độ. Đầu năm 2021, khủng hoảng chính trị tại Myanmar nổ ra, tạo nên sự chia rẽ trong phản ứng của cộng đồng quốc tế. Ấn Độ đứng trước thế khó trong việc phản ứng với tình hình chính trị tại Myanmar. Bài viết phân tích tầm quan trọng của mối quan hệ ngoại giao Ấn Độ - Myanmar, lý giải tình thế tiến thoái lưỡng nan của Ấn Độ trước khủng hoảng Myanmar.
5. TRẦN HOÀNG LONG, NGUYỄN LÊ THY THƯƠNG
Cạnh tranh Ấn Độ - Trung Quốc ở khu vực Nam Á trong lĩnh vực ngoại giao văn hoá
Tóm tắt: Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc châu Á là Ấn Độ - Trung Quốc đã trở nên ngày càng quyết liệt ở khắp các địa bàn và trên tất cả các lĩnh vực. Ở Nam Á - khu vực có đặc thù riêng là “khu vực chịu ảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ”, Ấn Độ vẫn giành được những lợi thế nhất định nhưng đang dần để Trung Quốc lấn át trong một số khía cạnh. Trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa cũng vậy, dù có lợi thế tự nhiên là mối quan hệ gần gũi về văn hóa và lịch sử với các nước láng giềng, nhưng trong một số trường hợp Ấn Độ chưa phát huy được hết lợi thế của mình và để Trung Quốc vượt qua. Bài viết làm rõ thực trạng cạnh tranh Ấn Độ - Trung Quốc ở khu vực Nam Á trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa thông qua các nội dung cơ bản sau: (i) hoạt động quảng bá và hợp tác văn hóa, (ii) sự ra đời và tầm ảnh hưởng của các trung tâm văn hóa, (iii) hoạt động hợp tác trong giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, (iv) công tác báo chí và truyền thông. Qua đó, bài viết khẳng định rằng ảnh hưởng về văn hóa của Ấn Độ ở khu vực Nam Á là không thể thay thế, nhưng nước này cần cảnh giác với sự tăng cường hiện diện và quảng bá vô cùng tích cực của Trung Quốc.
6. TRẦN TRÚC LY
Quan điểm của phong trào Văn hóa mới (1915 - 1923) ở Trung Quốc về”nhân cách độc lập” của phụ nữ
Tóm tắt: “Phong trào Văn hóa mới” (新文化运动), còn được gọi là”Phong trào Văn hóa mới Ngũ Tứ” (五四新文化运动) (1915 - 1923), là cuộc vận động cách tân văn hóa, tư tưởng do một bộ phận trí thức cấp tiến phát động ở Trung Quốc. Các nhân sĩ trí thức tiên phong trong phong trào Văn hóa mới gồm Hồ Thích, Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, Lỗ Tấn, Chu Tác Nhân... Đây là những tri thức tên tuổi đã từng du học ở một số nước Âu Mỹ và Nhật Bản, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây. Phong trào Văn hóa mới đưa ra mục tiêu tuyên truyền khoa học, dân chủ, phản đối chuyên chế, mê tín phong kiến. Trong bối cảnh đó, phong trào Văn hóa mới cũng khởi xướng một loạt các cuộc thảo luận về những vấn đề liên quan đến phụ nữ như: phê phán quan niệm truyền thống về phụ nữ, kêu gọi thay đổi chế độ gia đình và nền giáo dục nữ giới trên cơ sở bình đẳng nam nữ, khuyến khích tự do yêu đương và tự do hôn nhân, đòi quyền độc lập về nghề nghiệp và kinh tế cho nữ giới... Bài viết bước đầu tìm hiểu những phản biện của phong trào Văn hóa mới đối với quan niệm “nam tôn nữ ti”, “nam chủ nữ tòng của Nho gia Trung Quốc truyền thống cũng như những đề xướng của phong trào về việc công nhận “nhân cách độc lập” của phụ nữ ở Trung Quốc.
7. NGUYỄN THỊ QUẾ HƯƠNG, NGUYỄN ĐỨC DŨNG
Hôn nhân của cộng đồng Chăm Islam ở Tây Ninh
Tóm tắt: Ở Việt Nam, dù là cộng đồng tộc người nào, thì ngoài những quy định và nguyên tắc mà pháp luật Nhà nước ban hành, mỗi cá nhân trong cộng đồng đó còn chịu sự chi phối và điều chỉnh của nhiều quy phạm xã hội khác như văn hóa, đạo đức, tôn giáo ... Cộng đồng Chăm Islam ở Tây Ninh cũng có những luật tục riêng, nhất là trong hôn nhân. Bởi hôn nhân được người Islam coi trọng, không chỉ nhằm mục đích xây dựng gia đình mà còn có ý nghĩa duy trì nòi giống, bảo vệ dòng tộc, huyết thống. Đối với người theo đạo Islam, kết hôn vừa là trách nhiệm của cá nhân vừa là một hành vi thiêng liêng. Bài viết tập trung tìm hiểu những quy định, luật định, nguyên tắc, cũng như các nghi lễ trong hôn nhân của cộng đồng Chăm Islam ở Tây Ninh.
8. PHẠM VĂN QUỐC, ĐỖ THỊ QUỲNH ANH
Kết quả, lợi thế và thách thức trong kết nối kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
Tóm tắt: Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại là chủ trương lớn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong hơn bốn thập kỷ kể từ khi thiết lập quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (1973-2021), cả hai quốc gia đã nỗ lực đưa quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược ngày càng sâu rộng. Dưới tác động của sự biến đổi kinh tế - chính trị - xã hội, nhất là tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đang đứng trước những thuận lợi và khó khăn nhất định. Trên cơ sở phân tích thực trạng kết nối kinh tế Việt Nam - Nhật Bản những năm qua, bài viết đưa ra nhận định về cục diện quan hệ hai nước với những lợi thế và thách thức trong thời gian tới, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối kinh tế Việt Nam - Nhật Bản nhằm đưa quan hệ Đối tác chiến lược đi vào chiều sâu, hướng tới sự phát triển bền vững.
9. NGUYỄN MINH GIANG
Hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Việt Nam và Australia: Thực trạng và triển vọng
Tóm tắt: An ninh - quốc phòng là một trong ba lĩnh vực trụ cột trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Australia. Các hoạt động hợp tác an ninh - quốc phòng đã gặt hái được nhiều thành tựu từ khi hai nước ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng vào năm 2010. Bài viết nghiên cứu quá trình phát triển quan hệ hợp tác an ninh - quốc phòng từ khi có Tùy viên Quốc phòng đặt tại hai nước đến khi các cơ chế đối thoại chiến lược được thiết lập và thúc đẩy nhằm kiểm soát sự gia tăng hiện diện ngày càng quyết đoán hơn của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong đó, bốn lĩnh vực hợp tác chủ yếu là trao đổi đoàn, chia sẻ kinh nghiệm qua các hội nghị - hội thảo, đào tạo tiếng Anh và hợp tác huấn luyện kỹ thuật quân sự.
10. NGUYỄN THÀNH TRUNG, LÊ NGUYÊN DONA
Đại dịch COVID-19 và những tác động tới chuỗi cung ứng toàn cầu ở Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết tổng hợp và phân tích những tác động của đại dịch COVID-19 lên các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng từ phía cung ứng, phía nhu cầu cũng như quá trình điều hành và logistics ở Việt Nam. Bắt đầu bằng việc tìm hiểu khái niệm của những rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, các tác giả xem xét tác động của đại dịch COVID-19 và các chính sách chống dịch tới chuỗi cung ứng ở Việt Nam. Ngoài ra, ý nghĩa của những chính sách này đối với việc bảo vệ Việt Nam khỏi sự đứt gãy chuỗi cung ứng cũng được chú trọng.
11. TS. G.B. HARISHA
Giới thiệu sách: M. K. Gandhi. Tự trị Ấn Độ - Hind Swaraj (Người dịch: Lê Thị Hằng Nga)