Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 6 năm 2021

Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 6 năm 2021

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

1. NGUYỄN LÊ THY THƯƠNG

Ấn Độ trong chính sách của Chính quyền Tổng thống Joe Biden và triển vọng quan hệ Mỹ -Ấn

Tóm tắt: Bài viết tóm tóm lược những điểm nổi bật trong quan hệ Mỹ - Ấn trước và trong thời Tổng thống Biden để chứng minh rằng Chính quyền Biden đã và đang thừa hưởng những thành tựu lớn về ngoại giao với Ấn Độ của các đời tổng thống tiền nhiệm. Từ đó đưa ra nhận định về việc Chính quyền Biden có kế tiếp các chính sách đối ngoại của chính quyền tiền nhiệm đối với Ấn Độ hay không? Nhờ đó, bài viết trả lời các câu hỏi: nội dung cơ bản trong chính sách của Chính quyền Biden đối với Ấn Độ là gì? Quan hệ Mỹ - Ấn sẽ phát triển theo hướng nào? Những thách thức mà hai nước cần vượt qua là gì để có thể đưa quan hệ hợp tác Mỹ - Ấn tiếp tục phát triển?

 

2. TRẦN ĐĂNG KHOA

Hoạt động đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam dưới thời Thủ tướng Narendra Modi (2014-2020)

Tóm tắt: Bài viết phân tích chính sách đối nội và đối ngoại của Ấn Độ đã có những điều chỉnh quan trọng dưới thời Thủ tướng Narendra Modi( từ tháng 5/2014 trở lại đây). Theo đó, hoạt động đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến tích cực về tổng số vốn đầu tư, danh mục các lĩnh vực đầu tư; đặc biệt, nhiều lĩnh vực đã được Ấn Độ chú trọng đầu tư tại Việt Nam như dầu khí, năng lượng tái tạo, khu vực công nghệ cao, dịch vụ...

 

3. NGUYỄN ĐẮC HƯNG, LƯU MINH HUYÊN

Khai thác tiềm năng hợp tác về tài chính - tiền tệ giữa Việt Nam và Ấn Độ

Tóm tắt: Trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa, hội nhập kinh tế, phát triển các quan hệ đa phương nói chun, cũng như quan hệ song phương nói riêng, không thể không nói đến các quan hệ về tài chính tiền tệ. Bài viết phân tích, so sánh và đánh giá, làm rõ tiềm răng hợp tác về tài chính - tiền tệ giữa Việt Nam và Ấn Độ dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tổng hợp tư liệu và số liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng

 

4. NGUYỄN THỊ THANH VÂN, NGUYỄN THU HÀ

Phật giáo trong hoạt động ngoại giao của Ấn Độ hiện nay

Tóm tắt: Trong quá trình trỗi dậy , phát triển, Ấn Độ đã thúc đẩy mạnh mẽ ngoại giao văn hóa. Phật giáo trở thành một khía cạnh đặc sắc, được sử dụng triệt để trong nền ngoại giao Ấn Độ. Thực hiện ngoại giao Phật giáo giúp Ấn Độ không chỉ tăng cường sức ảnh hưởng với các quốc gia Phật giáo, mà còn mở rộng, củng cố quan hệ với các nước khác mà Phật giáo không phải là tôn giáo chiếm ưu thế, giúp Ấn Độ lan tỏa ảnh hưởng ra thế giới.

 

5. NGUYỄN VIỆT PHƯƠNG

Vài nét về triết học Islam

Tóm tắt: Islam là một trong những tôn giáo thế giới dựa trên nền tảng của Thánh kinh Qur'an. Ngày nay, ảnh hưởng của Islam không chỉ trong cộng đồng Ả Rập, mà lan rộng ra nhiều khu vực khác trên thế giới. Bài viết trình bày những nét khái quát về triết học Islam, xem đó là một dẫn nhập cần thiết cho những nghiên cứu sâu hơn về nền triết học thánh thiêng này.

 

6. LÊ THỊ ANH ĐÀO

Bức tranh kinh tế - xã hội Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông Á (1997)

Tóm tắt: Vào nửa cuối của thế kỷ XX, thế giới đã chứng kiến một sự tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng của các nước Châu Á. Cũng như Nhật Bản và NICs Đông Á, Thái Lan đã gây được sự chú ý của thế giới bởi tốc độ phát triển kinh tế nhanh vào giữa những năm 80- đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ (1997) đã làm cho kinh tế, xã hội của Thái Lan lâm vào khủng hoảng.

 

7. CAO THÙY DƯƠNG

Điều kiện thành lập doanh nghiệp: Nghiên cứu từ hệ thống pháp luật của một số nước Đông Nam Á

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu hệ thống quy định pháp luật về điều kiện thành lập doanh nghiệp ở các nước Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan... Trên cơ sở đó, tác giả so sánh với các quy định tương ứng ở Việt Nam nhằm làm rõ sự tương đồng, khác biệt và rút ra những kết luận có thể tham khảo, học hỏi, góp phần xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện thành lập doanh nghiệp Việt Nam.

 

8. TRẦN NHUẬN KIÊN

Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo: Một số vấn đề lý luận

Tóm tắt: Bài viết làm rõ một số lý luận cơ bản: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là gì? Vai trò của chúng? Các rào cản mà doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo gặp phải trong quá trình khởi nghiệp? Hệ sinh thái khởi nghiệp đã hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình khởi nghiệp nhưu thế nào? Cần phải có những chính sách gì nhằm hỗ trợ khởi nghiệp thành công.

 

9. LÊ THỊ THẾ BỬU

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất lượng dịch vụ lưu trú tại tỉnh Bình Định

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất lượng dịch vụ lưu trú tại tỉnh Bình Định. Kết quả cho thấy, có 06 nhân tố ảnh hưởng dương( tích cực) đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa; trong đó, nhân tố sự tin cậy có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp đến là nhân tố sự cảm thông, sự đáp ứng, năng lực phục vụ, phương tiện hữu hình và cuối cùng là giá cả dịch vụ. Qua đó đề xuất các hàm ý quản trị về 06 nhân tố trên nhằm tăng sự hài lòng của du kháchh đối với chất lượng dịch vụ lưu trú tại tỉnh Bình Định.

 

10. NGUYỄN XUÂN QUỲNH

Sơ lược về nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản

Tóm tắt: Trải qua thời gian hình thành, phát triển, nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản(Ikebana) không chỉ tạo được mới liên hệ khăng khít với các nghệ thuật khác như trà đạo, thư pháp... Mà còn góp phần giưới thiệu văn hóa Nhật Bản đến với thế giới và được công nhận là một loại hình nghệ thuật độc đáo của đất mước này. Bài viết đưa ra nhận định về vai trò của Ikebana trong văn hóa Nhật Bản, cũng như giá trị văn hóa Nhật Bản được phản ánh trong loại hình nghệ thuật này.

 

11. LÃ QUÝ ĐÔ

Phương pháp giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vận dụng trong giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học hiện nay

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh và việc vận dụng trong giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học nhằm đáp ứng việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục mang những giá trị nhân văn sâu sắc, đặt nền móng cho việc xây dựng nền giáo dục dân chủ, hiện đại ở nước ta. 

 

92 lượt xem