- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 6 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. NGUYỄN THỊ HIÊN
Tiềm năng xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Ấn Độ: Phân tích theo mặt hàng (HS 6 chữ số)
Tóm tắt: Ấn Độ hiện là thị trường nhập khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam trong năm 2020 (Trademap.org). Đa dạng hóa xuất khẩu sang Ấn Độ không chỉ giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường, mà đây còn là cách thức để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ thương mại song phương. Sử dụng các chỉ số thương mại như Chỉ số lợi thế so sánh, Chỉ số xu hướng xuất khẩu, Chỉ số thâm nhập nhập khẩu, Chỉ số cường độ thương mại để xác định tiềm năng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Ấn Độ, kết quả cho thấy, ngoài những sản phẩm truyền thống có tỷ lệ xuất khẩu cao sang thị trường Ấn Độ, Việt Nam có thể mở rộng xuất khẩu nhiều mặt hàng khác, nhằm mục đích đa dạng hàng hóa xuất khẩu.
2. ĐINH THỊ PHƯƠNG THẢO
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Ấn Độ: Từ nền tảng tự nguyện tới trách nhiệm theo luật định
Tóm tắt: Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) dần trở nên phổ biến trong những thập kỷ 50 - 60 của thế kỷ XX trên toàn cầu. Nhiều công ty đa quốc gia thực hiện nhiệm vụ từ thiện như một chiến lược kinh doanh và biển trách nhiệm thành triết lý để xây dựng thương hiệu. Tại Ấn Độ, hoạt động từ thiện của các doanh nghiệp đã xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX nhưng hầu hết vẫn mang tính tự nguyện. Đến năm 2013, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lần đầu tiên được đề cập chính thức trong Luật Doanh nghiệp của Ấn Độ. Sau năm 2013, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Ấn Độ không chỉ thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, doanh nhân mà còn trở thành một lĩnh vực nghiên cứu khoa học mới. Bài viết tập trung làm rõ các nội dung chính: giới thiệu ngắn gọn về CSR, đặc điểm từ tự nguyện chuyển sang bắt buộc theo luật định của CSR tại Ấn Độ trước và sau năm 2013.
3. BÁ MINH TRUYỀN
Quan hệ văn hóa Việt Nam - Ấn Độ qua di sản văn hóa Chăm tại tỉnh Ninh Thuận
Tóm tắt: Ninh Thuận là tỉnh có người Chăm sinh sống đông nhất trong cả nước. Di sản văn hóa Chăm từ đền tháp, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, chữ viết và trang phục chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Thông qua con đường di sản văn hóa Chăm, mối liên hệ văn hóa giữa Việt Nam với Ấn Độ được gắn kết liên tục trong lịch sử từ quá khứ, cho đến hiện tại và tương lai. Văn hóa Ấn Độ đi vào khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng bằng con đường thương mại, tôn giáo và hòa bình nên được tiếp nhận và phát triển, từ đó, tạo ra nhiều giá trị văn hóa đặc sắc ở Đông Nam Á.
4. PHAN CAO NHẬT ANH, LÊ VĂN PHƯƠNG
Rủi ro đối với người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc: Nhìn từ khía cạnh kinh tế
Tóm tắt: Đối mặt quá trình già hóa dân số, từ đầu những năm 1990. Hàn Quốc nhận thấy cần lao động tam thời để làm những công không tay nghề mà người xứ không sẵn sàng làm. Đến nay, lao động người nước ngoài, trong đó có người Việt Nam, là một bộ phận trong lực lượng lao động của Hàn Quốc. Sống và làm việc tại Hàn Quốc, người lao động Việt Nam phải đối mặt với những rủi ro kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động đến kinh tế - xã hội toàn cầu hiện nay. Bài viết tập trung phân tích chủ trương tiếp nhận lao động người nước ngoài của Hàn Quốc, và những rủi ro kinh tế của lao động người Việt như gánh nặng tài chính, thu nhập không như mong muốn, nguy cơ giảm việc làm, thậm chí mất việc.
5. NGUYỄN ĐỨC CHIỆN, NGUYỄN THANH THU
Việc làm và cuộc sống của du học sinh, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, nhất là ván đề việc làm với người lao động nước ngoài là thực tập sinh và du học sinh. Thị trường lao động Nhật Bản vốn thu hút nhiều du học sinh và thực tập sinh sang làm việc, đây được xem là nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết thiếu nguồn nhân lực ở Nhật Bản. Đại dịch COVID-19 mở ra cơ hội mới về việc làm nhưng đồng thời đặt ra thách thức đối với vấn đề lao động - việc làm với nhóm du học sinh và thực tập sinh. Dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp và kết quả phỏng vấn sâu đối với nhóm thực tập sinh và du học sinh Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản, bài viết phân tích một số khía cạnh về việc làm và cuộc sống của hai nhóm đối tượng này. Qua đó, gợi mở một số chính sách giúp nhóm đối tượng này vượt qua khó khăn, ổn định và thích ứng cuộc sống trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến khó lường.
6. BÙI THỊ ÁNH VÂN, SUJIN LEE
Phật hoàng Trần Nhân Tông: Phật pháp và thơ thiền
Tóm tắt: Nhắc đến Trần Nhân Tông, bất cứ người Việt nào cũng nghĩ đến một nhân cách và trí tuệ sáng ngời như nhật nguyệt. Đức vua không chỉ là nhà chính trị xuất chúng, mà còn là một nhà văn hóa lớn, một thiền sư đáng kính - người khai sáng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Mọi hoạt động của ngài đều hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ và luôn khiến người khác mong muốn học tập, noi theo. Những thi phẩm mang đậm chất thiền của Phật hoàng Trần Nhân Tông đến nay không còn nhiều, nhưng đã để lại dấu ấn đặc biệt trong diễn đàn thơ văn cổ Việt Nam. Qua thủ pháp nghệ thuật của Thiền sư, những thông điệp từ giáo lý nhà Phật sẽ giúp các môn đồ học đạo dễ dàng hòa nhập với lẽ tự nhiên của bản thể. Các bài thơ thiền của Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam có ý nghĩa thiền học sâu sắc.
7. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG, BÙI THỊ QUYÊN
Kinh nghiệm thúc đẩy tăng trưởng xanh của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam
Tóm tắt: Tăng trưởng xanh là một trong những nội dung quan trọng của phát triển bền vững và là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng xanh, Việt Nam đang nỗ lực, tiếp tục đà đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, đề cao chất lượng và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đó, cần học hỏi các nước đi trước trong việc thu hút vốn, tăng cường nguồn lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, đặc biệt là kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực châu Á. Bài viết tập trung nghiên cứu kinh nghiệm thúc đẩy tăng trưởng xanh của các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
8. HOÀNG LAN CHI, HOÀNG XUÂN LONG
Bàn về quan điểm trong Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam đến năm 2030
Tóm tắt: Quan điểm có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST). Vai trò quan trọng của quan điểm đòi hỏi cách thức thể hiện phù hợp. Quan điểm về Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST Việt Nam đến năm 2030 không chỉ cần được biểu đạt rõ ràng mà còn phải hình thành trên cơ sở khoa học và so sánh với quan điểm trong Chiến lược khoa học - công nghệ giai đoạn 10 năm trước, Chiến lược kinh tế - xã hội giai đoạn 10 năm tới và với quan điểm trong Chiến lược KH,CN&ĐMST của các nước. Các quan hệ chi phối quá trình xác định quan điểm có ý nghĩa đảm bảo độ tin cậy cao cho các nội dung được đề xuất.
9. CAO THÙY DƯƠNG
Thủ tục thành lập doanh nghiệp: Nghiên cứu từ hệ thống pháp luật của một số nước
Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu hệ thống quy định pháp luật về thủ tục thành lập doanh nghiệp ở các nước Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan,... Trên cơ sở đó, tác giả so sánh với các quy định tương ứng ở Việt Nam nhằm làm rõ sự tương đồng, khác biệt và đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
10. NGUYỄN THỊ MINH THÙY
Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
Tóm tắt: Trên cơ sở sử dụng các báo cáo, văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có liên quan đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng thời, sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, bài viết làm rõ thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động nông thôn trên địa bàn trong thời gian tới.
11. NGUYỄN XUÂN TOÀN, NGUYỄN THỊ ÁNH NHƯ
Tác động của thù lao quản trị viên cấp cao đến hiệu quả hoạt động của các công ty trên sàn HOSE
Tóm tắt: Nghiên cứu này xem xét tác động của thù lao quản trị viên cấp cao đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn HOSE dựa trên ba thông số đánh giá lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) và TobinQ. Các phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu này là bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM), tác động ngẫu nhiên (REM) và bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS). Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của việc chi trả thù lao cho quản trị viên cấp cao đến hiệu quả hoạt động của các công ty. Cụ thể, cả ba biến đo lường hiệu quả doanh nghiệp là ROA, ROE và TobinQ đều có mối tương quan dương với thù lao của quản trị viên cấp cao.