Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 7 năm 2021

Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 7 năm 2021

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

1. HOÀNG HUỆ ANH, HUỲNH TRỌNG HIỀN

Cạnh tranh Ấn Độ - Trung Quốc: Nguyên nhân và tác động

Tóm tắt: Bài viết phân tích nguyên nhân và tác động của cuộc cạnh tranh Ấn Độ - Trung Quốc. Trọng điểm của cuộc cạnh tranh này diễn ra tại khu vực Ấn Độ Dương và châu Á - Thái Bình Dương, địa bàn ảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ và là khu vực bàn đạp chiến lược của Trung Quốc. Điều này làm ảnh hưởng sâu sắc đến sự vận hành của các thể chế khu vực và quá trình định hình chính sách của các quốc gia trong khu vực.

 

2. TRẦN NGỌC DIỄM

Quá trình phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu về tiến trình phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ kể từ năm 2016 đến nay. Bài viết tập trung phân tích các tuyên bố chung được ký kết giữa hai nước. Thông qua các cuộc hội đàm giữa các vị lãnh đạo cấp cao từ năm 2016 đến nay, Ấn Độ và Việt Nam đã đưa ra các tuyên bố chung, đặt ra những mục tiêu và định hướng phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

 

3. NGUYỄN LÊ THY THƯƠNG

Sự tham gia của Ấn Độ vào Tứ giác đối thoại (Quad): Những vấn đề cơ bản

Tóm tắt: Là một thành viên của tứ giác đối thoại (Quad), Ấn Độ được kỳ vọng sẽ phát huy vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự định hình kiến trúc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Bài viết làm sáng tỏ quan điểm và quá trình tham gia của Ấn Độ và Quad, những thuận lợi và khó khăn mà nước này gặp phải với tư cách một thành viên của Quad, đồng thời đưa ra nhận định về một tương lai gần khi mà Ấn Độ tiếp tục tham gia sâu vào các chương trình nghị sự của Quad

 

4. TRẦN MỸ HẢI LỘC

Chính sách kiềm chế Ấn Độ của Trung Quốc ở Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI

Tóm tắt: Với sự phát triển và ảnh hưởng của Ấn Độ ngày càng tăng đã khiến Trung Quốc phải tìm kiếm "liên minh", lấy lòng các nước nhỏ trong khu vực, hợp tác, đầu tư kinh tế để gia tăng ảnh hưởng và thực hiện các chiến lược toàn cầu. Bài viết làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách kiềm chế Ấn Độ của Trung Quốc và những chiến lược mà Trung Quốc đã triển khai ở các quốc gia khu vực Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI

 

5. NGUYỄN MINH GIANG

Chính sách của Australia đối với người Muslim nhập cư gốc Pakistan từ năm 2003 đến nay

Tóm tắt: Từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai, Australia đã thực hiện điều chỉnh về chính sách đối với người nhập cư từ các nước trung tâm của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, trong đó, đặc biệt là Pakistan. Là một cộng đồng nhập cư lâu đời tại Australia, người nhập cư gốc Pakistan cũng chịu sự tác động từ những điều chỉnh chính sách này. Bài viết làm rõ những nhân tố chính trị - quan hệ quốc tế tác động đến sự điều chỉnh chính sách của Australia, cũng như những ảnh hưởng từ sự điều chỉnh này đến đời sống văn hóa - xã hội của người Muslim nhập cư gốc Pakistan

 

6. ĐẶNG THU THỦY

Hợp tác thương mại Việt Nam - Lào: Thực trạng và giải pháp

Tóm tắt: Hai quốc gia láng giềng Việt Nam - Lào đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao vào năm 1962. Hai bên đã phối hợp tốt trong triển khai ưu đãi của các Hiệp định trao đổi thương mại, tạo thuận lợi cho phương tiện, hàng hóa qua lại biên giới, tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư. Bài viết đánh giá thực trạng hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Lào và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa mối quan hệ giao hảo giữa hai quốc gia.

 

7. PHAN THỊ CÔNG MINH

Sự gắn kết người lao động với tổ chức trong tình hình khủng hoảng COVID-19: Vai trò của động lực nội sinh.

Tóm tắt: Bài viết áp dụng lý thuyết tự quyết (self-determination theory) vào việc nghiên cứu vai trò của động lực nội sinh đối với sự cam kết gắn bó với tổ chức trong tình hình dịch COVID-19.Theo lý thuyết quản trị nhân sự, trong tình hình khủng hoảng, các yếu tố tâm lý - phi tài chính sẽ tác động đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức nhiều hơn là các yếu tố tài chính.

 

8. NGUYỄN ĐỨC TRUNG

Hoạt động của các khu công nghệ cao tại Việt Nam: Một số thuận lợi và khó khăn

Tóm tắt: Sau gần 30 năm phát triển, Việt Nam đã xây dựng và đưa ra một số khu công nghệ cao (KCNC) vào hoạt động như KCNC Thành phố Hồ Chí Minh, KCNC Hòa Lạc, KCNC Đà Nẵng. Bài viết đánh giá mô hình phát triển và hoạt động đầu tư của các KCNC này kể từ khi mới thành lập cho đến nay. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bài viết đưa ra một số gợi ý nhằm thúc đẩy và phát triển các KCNC.

 

9. TRẦN THU TRANG

Xây dựng thương hiệu địa phương: Nhìn từ vai trò của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng

Tóm tắt: Để tăng cơ hội cạnh tranh cũng như hướng tới sự phát triển bền vững, xây dựng thương hiệu địa phương là điều cần thiết, phù hợp với xu hướng phát triển chung. Bài viết trình bày khái niệm và ý nghĩa của xây dựng thương hiệu địa phương; vai trò của Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Lâm Đồng đối với quá trình này; từ đó, đề xuất một số kiến nghị để đẩy mạnh vai trò của UBND tỉnh trong những năm tiếp theo.

 

10. NGUYỄN TẤT ĐẠT, NGUYỄN NGỌC QUỲNH

Tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo từ năm 1945 đến nay

Tóm tắt: Bài viết giới thiệu những điểm tương đồng giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với giáo lý Phật giáo. Trên cơ sở tiếp thu và vận dụng di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách tôn giáo, trong đó có Phật giáo, để vừa đảm bảo quyền tự do tôn giáo vừa thực hiện đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, tạo ra sức mạnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

 

11. LÊ VĂN LỢI

Nguyễn Ái Quốc với việc tiếp nhận và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc với việc tiếp nhận và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã được tiếp nhận Chủ nghĩa Mác- Lênin, một học thuyết ra đời từ phương Tây. Qua đó, Người tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. Nhận thấy châu Á có đầy đủ những điều kiện để tiếp nhận chủ nghĩa Mác- Lênin, Người đã mạnh dạn truyền bá về Việt Nam.

34 lượt xem