- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 9 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. GANESHAN WIGNARAJA
Thế giới hậu COVID-19: Cách để Sri Lanka có thể trở thành Dubai của Nam Á
Tóm tắt: Sri Lanka- hòn đảo hình quả lê đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế do vị trí chiến lược ở Ấn Độ Dương và các tiềm năng phát triển khác. Chính phủ Lanka đang tập trung phát triển thành phố Cảng Colombo thành một trung tâm tài chính quốc tế. Tuy nhiên, những bất ổn toàn cầu trong giai đoạn phát triển kinh tế song hành với đại dịch COVID-19 và sự chậm trễ trong việc ra quyết định của các chính phủ trước đây cho thấy Sri Lanka có thể cần có thời gian để thực hiện hóa tham vọng này. Tăng cường quan hệ kinh tế Sri Lanka- Việt Nam có thể mang lại lợi ích chung cho cả hai nước, bao gồm việc đóng góp vào sự thành công của Thành phố Cảng Colombo và nâng tầm kiến trúc khu vực ở châu Á.
2. TRẦN NGỌC DIỄM
Chính sách đối ngoại của Sri Lanka và triển vọng quan hệ Việt Nam - Sri Lanka
Tóm tắt: Mục tiêu của bài viết nhằm làm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Sri Lanka thời kỳ hậu độc lập. Bài viết cho rằng, ưu tiên lợi ích của Sri Lanka thời điểm này chủ yếu tập trung vào phát triển kinh tế, trong khi mối quan tâm của các cường quốc về Sri Lanka chủ yếu là do yếu tố địa chiến lược của nước này gần với các tuyến vận chuyển lớn của toàn cầu. Do đó, trong giai đoạn hiện nay, các ưu tiên chính sách đối ngoại của Sri Lanka cũng có nhiều sự thay đổi để phù hợp với bối cảnh mới, chủ yếu vẫn tuân theo nguyên tắc không liên kết nhưng có sự biến chuyển qua mỗi thời kỳ chính phủ mới
3. CHANDRANATH AMARASEKARA, POONGOTHAI VENUGANAN
Đánh giá so sánh hành trình phát triển Vốn Con người của Việt Nam và Sri Lanka
Tóm tắt: Kể từ khi độc lập, Sri Lanka đã được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách ca ngợi vì những kết quả phát triển kinh tế- xã hội đã được và việc luôn đi trước các nước trong khu vực. Về phía Việt Nam, nước này vẫn không ngừng đấu tranh với các cuộc xung đột và các nút thắt kinh tế cản trở sự phát triển của nguồn nhân lực, đặc biệt là cho đến khi bắt đầu quá trình Đổi mới vào giữa những năm 1980. Theo đó, cần thiết thực một đánh giá so sánh về hành trình phát triển vốn con người của Việt Nam và Sri Lanka, từ đó hiểu được tiến trình tiến bộ mà cả hai nước đã trải qua, đặc biệt là trong ba thập kỷ gần đây.
4. NGUYỄN ĐỨC TRUNG
Ảnh hưởng của COVID - 19 đến hoạt động xuất khẩu: Nghiên cứu trường hợp Sri Lanka
Tóm tắt: Sự bùng phát đại dịch COVID- 19 đã mang lại những thách thức chưa từng có, được dự báo sẽ có những tác động đáng kể đến sự phát triển của nhiều nền kinh tế trên thế giới, trong có có quốc gia Nam Á Sri Lanka. Với một nước có thu nhập trung bình thấp, Sri Lanka được xem là quốc gia dễ bị tổn thương về kinh tế trong đại dịch COVID- 19 do phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu. Bài viết xem xét tác động của COVID- 19 đối với lĩnh vực xuất khẩu ở Sri Lanka và các phản ứng chính sách của Chính phủ nhằm giảm thiểu suy thoái kinh tế thông qua hoạt động xuất khẩu , đồng thời vẫn kiểm soát dịch bệnh một cách hiệu quả.
5. PHẠM THỦY NGUYÊN
Cạnh tranh đầu tư FDI giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại Sri Lanka
Tóm tắt: Sri Lanka nằm ở vị trí chiến lược đối với Ấn Độ và Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương về khía cạnh chính trị, kinh tế và an ninh. Đồng thời, nước này có những cảng biển quan trọng trên tuyến đường hàng hải quốc tế. Đối với các chiến lược của Ấn Độ và Trung Quốc, Sri Lanka đều nằm ở vị trí huyết mạch do đó nước này trở thành một phần quan trọng trong chính sách của hai nước. Từ nhu cầu phát triển và điều kiện trong nước, Sri Lanka cũng đón nhận đầu tư và hỗ trợ của cả Ấn Độ và Trung Quốc. Bài viết đánh giá vị trí chiến lược của Sri Lanka trong cạnh tranh đầu tư giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại Sri Lanka trong những năm gần đây.
6. NIMESHA DISSANAYAKA
Đánh giá khả năng sinh lời và cạnh tranh của các hệ thống canh tác rau ở Sri Lanka
Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các biện pháp can thiệp của chính phủ, khả năng cạnh tranh, mức độ bảo hộ đối với các loại cây trồng này ở Sri Lanka trong vòng một năm canh tác, cụ thể là năm 2018. Ma trận phân tích chính sách được sử dụng để phân tích tính cạnh tranh và mức độ can thiệp của chính phủ. Hệ số Bảo hộ danh nghĩa và hệ số bảo hộ hiệu quả được sử dụng để đánh giá tác động của các chính sách khuyến khích của địa phương.
7. SUDHARSHAN SENEVIRATNE
Xác định lại Khu vực, Bản sắc và Hệ tư tưởng: Vài suy nghĩ về lịch sử Nam Trung Á
Tóm tắt: Bài viết này sử dụng thuật ngữ SCA từ quan điểm đa tiêu điểm. Về mặt không gian, thuật ngữ được ngữ cảnh hóa là SCA- một vùng vĩ mô đại diện cho khu vực vật lý lớn hơn. Ở khía cạnh khác, SCA cũng bao gồm các vùng vi mô có các vùng sinh thái cụ thể, chẳng hạn như thung lũng sông Hằng, cao nguyên Deccan hoặc một hòn đảo, ví dụ như Sri Lanka. Về thời gian, nghiên cứu này nằm trong bối cảnh thời gian từ năm 1500 TCN đến thế kỷ 1 CN. Sự hình thành thể chế và xã hội ở SCA được xác định là các xã hội tiền- nhà nước và các xã hội phân tầng là các đặc điểm chính
8. GEORGE I. H. COOKE
Liên kết châu Á: Đánh giá lại Bandung để hiện thực hóa Thế kỷ châu Á
Tóm tắt: Suy ngẫm về Phong trào Không liên kết, bài viết hướng đến làm sáng tỏ một kỷ nguyên trọng đại mà trong đó, có một tập hợp các quốc gia đã làm thay đổi diễn trình lịch sử. Hành trình hướng tới việc thành lập một tập hợp như vậy đã bắt đầu ở Colombo, Sri Lanka vào năm 1954, khi 5 vụ Thủ tướng của châu Á đồng ý với đề xuất của Indonesia về việc tổ chức một hội nghị Á- Phi và vạch ra lộ trình cho các quốc gia trong bối cảnh khắc nghiệt của Chiến tranh Lạnh. Phong trào này, hiện nay đã sang năm thứ 60, cung cấp rất nhiều "sự an ủi" cần thiết trong một hiện thực rõ ràng của thế giới bị chia rẽ mạnh nửa sau thế kỷ XX
9. CỤC XÚC TIẾN DU LỊCH SRI LANKA
Sri Lanka- Miền đất đa dạng văn hóa: Động lực thúc đẩy phát triển du lịch bền vững
Tóm tắt: Bài viết tập trung làm rõ những trải nghiệm Sri Lanka sẽ đem đến cho du khách. Đó có thể là những trải nghiệm về văn hóa, ẩm thực, di sản, hay sự trù phú của quốc đảo này. Mặc dù các chuyên gia dự báo rằng ngành công nghiệp không khói sẽ khó có thể bắt kịp trở lại với tốc độ trước lúc chịu tác động của đại dịch COVID-19, song Sri Lanka sẽ quyết tâm khai thác triệt để những khả năng tiềm ẩn của mình để vừa thích nghi với trạng thái “bình thường mới”, vừa bảo đảm an toàn và sức khỏe cho du khách trong và ngoài nước.