- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 9 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. ĐẶNG THÁI BÌNH
Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến kinh tế Ấn Độ
Tóm tắt: Đại dịch Coronavirus (COVID-19) đã ảnh hưởng lớn và gây thiệt hại nặng nề cho các quốc gia trên thế giới. Đối với Ấn Độ, đại dịch COVID-19 không chỉ gây thiệt hại về người mà còn ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của nền kinh tế. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá những tác động của đại dịch tới nền kinh tế Ấn Độ.
2. NGUYỄN THỊ HIÊN
Nghiên cứu các biện pháp phi thuế quan của Ấn Độ và hàm ý cho Việt Nam
Tóm tắt: Bên cạnh việc mở cửa thị trường với những cam kết về cắt giảm hàng rào thuế Ben quan, thường xuyên sử dụng các biện pháp phi thuế nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa quốc tế. Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) và các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) là hai biện pháp được Ấn Độ thường xuyên sử dụng nhất. Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan của Ấn Độ thông qua phân loại các biện pháp phi thuế quan theo loại hình; phân tích các biện pháp phi thuế quan ban hành theo các bộ/ cơ quan; phân nhóm các biện pháp phi thuế quan theo các nhóm hàng hóa mã HS 2 chữ số. Qua đó rút ra những hàm ý đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu các nhóm hàng sang thị trường Ấn Độ. Ấn Độ
3. NGUYỄN ĐỨC TRUNG
Hệ sinh thái khởi nghiệp Ấn Độ: Động lực tăng trưởng và các nhân tố hỗ trợ
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, các công ty khởi nghiệp ngày càng được chú ý. Ở Ấn Độ, số lượng các công ty khởi nghiệp tăng nhanh và các công ty này đã được Chính phủ hỗ trợ nhiều hơn ở mọi khía cạnh. Bài viết phân tích hiện trạng của hệ sinh thái khởi nghiệp Ấn Độ; từ đó cung cấp sự hiểu biết về các động lực tăng trưởng của các nhà sáng lập khởi nghiệp Ấn Độ, đồng thời xác định những thách thức mà các công ty khởi nghiệp này phải đối mặt.
4. ĐỒNG THỊ THÙY LINH
Xu hướng bảo hộ thương mại của Ấn Độ đối với Hoa Kỳ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi
Tóm tắt: Dưới thời Thủ tướng Modi, kim ngạch thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ tăng lên, vượt 100 tỷ USD trong năm 2021 (Trademap.org). Đây là mức kim ngạch thương mại hàng hóa lớn nhất trong lịch sử quan hệ thương mại hai nước. Tuy nhiên, trong quan hệ song phương, Hoa Kỳ luôn là nước có thâm hụt thương mại với Ấn Độ. Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) nhận định, Ấn Độ đã triển khai nhiều rào cản thương mại, gây ra những tác động tiêu cực tới hoạt động thương mại của Hoa Kỳ thông qua việc duy trì mặt bằng thuế rất cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước này. Trọng tâm của tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ là vấn đề về nông sản và vật tư y tế. Bên cạnh đó, các hàng rào phi thuế quan, như các rào cản vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) của Ấn Độ, cũng làm hạn chế việc xuất khẩu nông sản của Hoa Kỳ.
5. NGUYỄN THU TRANG
Quan hệ Ấn Độ - Nga dưới thời Thủ tướng Narendra Modi
Tóm tắt: Sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau cũng như lợi ích chung trong hệ thống quốc tế vẫn là trụ cột chính trong quan hệ Ấn Độ - Nga 70 năm qua. Kể từ khi ký “Tuyên bố về quan hệ Đối tác chiến lược Ấn Độ - Nga” vào tháng 10/2000, hai nước đã mở rộng hợp tác trong hầu hết các lĩnh vực của mối quan hệ song phương, bao gồm chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế - thương mại. Trong chuyến thăm của Tổng thống Nga tới Ấn Độ vào tháng 12/2010, quan hệ hai nước đã được nâng cấp lên “Đối tác Chiến lược Đặc biệt và Đặc quyền”. Nghiên cứu này phân tích quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Nga dưới thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng N. Modi.
6. NGUYỄN ĐẮC TÙNG, NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
Hợp tác năng lượng tái tạo Việt Nam - Ấn Độ và gợi ý cho Việt Nam
Tóm tắt: Việt Nam và Ấn Độ là hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc loại cao trên thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu năng lượng của hai nước đều tăng nhanh. Trong những năm gần đây, hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và Ấn Độ có nhiều thành quả đáng khích lệ. Cả hai nước cùng có nhu cầu tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 10/2016, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; cả hai vị lãnh đạo cấp cao đều xác định rõ, hợp tác năng lượng là trụ cột thứ ba trong năm trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Theo đó, hợp tác về năng lượng được triển khai trên các lĩnh vực chính là dầu khi, năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió). Bài viết phân tích về thực trạng và triển vọng hợp tác năng lượng mặt trời, năng lượng gió Việt Nam - Ấn Độ.
7. TRẦN NGỌC DIỄM
Hợp tác Mekong - Ganga (MGC): Thực trạng và Triển vọng
Tóm tắt: Hợp tác Mekong - Ganga (MGC) là biểu hiện của mối liên kết văn hóa và thương mại giữa các quốc gia thành viên ở lưu vực hai con sông lớn trong nhiều thế kỷ. Sáng kiến này ra đời vào năm 2000, hướng tới mục tiêu tạo điều kiện cho các tiếp xúc chặt chẽ hơn nữa. Việt Nam là một thành viên của MGC nói riêng và khu vực sông Mekong nói chung. Nghiên cứu về một trong những thể chế hoạt động của khu vực sông Mekong sẽ có ý nghĩa nhằm tìm kiếm những vấn đề còn tồn tại và đưa ra kiến nghị để mỗi sáng kiến phát huy lợi thế và phát triển thực chất. Từ việc nghiên cứu cơ chế MGC đặt trong mối quan hệ tương hỗ, hỗ trợ cho các hoạt động Ấn Độ - ASEAN, bài viết xác định vai trò của MGC đối với các quốc gia thành viên, từ đó đánh giá kết quả hoạt động của MGC kể từ khi thành lập. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, xuất phát từ mục tiêu và tiêu chỉ hoạt động là nêu bật mối liên kết văn hóa và thương mại giữa sáu quốc gia, MGC còn rất nhiều tiềm năng phát triển khi song hành cùng sự phát triển quan hệ song phương giữa Ấn Độ với từng quốc gia thành viên sông Mekong và trong khối ASEAN.
8. NGUYỄN VĂN LINH
Quan hệ thương mại Việt Nam - Bangladesh: Thực trạng và triển vọng
Tóm tắt: Bangladesh và Việt Nam là hai quốc gia có quan hệ truyền thống hữu nghị tốt đẹp. Trong đó, quan hệ thương mại ngày càng được củng cố và gia tăng, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của cả hai bên. Tuy nhiên, tổng giá trị thương mại song phương vẫn còn thấp, cán cân thương mại luôn thâm hụt về phía Bangladesh. Những định hướng và quyết tâm đẩy mạnh hợp tác thương mại giữa hai bên đang tạo nên những cơ hội lớn, triển vọng mới cho sự gia tăng thương mại, đưa thương mại song phương từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và sự phát triển kinh tế bền vững của cả hai quốc gia.
9. NGUYỄN TRUNG ĐỨC
Phát triển bền vững ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng phát triển
Tóm tắt: Phát triển bền vững đang là mối quan tâm đặc biệt trên phạm vi toàn cầu. Trong tiến trình phát triển của thế giới, mỗi khu vực và quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội và môi trường khi mà tăng trưởng kinh tế không cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xã hội. Tại Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước và được thể hiện rõ nét trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia cũng như của các ngành và địa phương. Bài viết phân tích thực trạng và định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam.
10. PHẠM THỦY NGUYÊN
Vai trò của ngoại giao nhân dân trong quan hệ đối ngoại
Tóm tắt: Ngoại giao là hoạt động không thể thiếu trong quan hệ quốc tế hiện đại, để các quốc gia đạt N được lợi ích chung và giải quyết các bất đồng. Bên cạnh ngoại giao nhà nước, ngoại giao nhân dân là một trong những trụ cột chính của hoạt động ngoại giao... Bài nghiên cứu đề cập đến vai trò và đối tượng của ngoại giao nhân dân, và quan điểm của Việt Nam về hoạt động ngoại giao nhân dân.
11. VŨ HƯƠNG GIANG
Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động quản lý điểm đến du lịch
Tóm tắt: Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) trong hoạt động quản lý điểm đến du lịch là một yêu cầu tất yếu đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Tổng hợp những vấn đề lý luận có liên quan cùng kết quả của quá trình phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, nội dung ứng dụng CNTT-TT của các cơ quan quản lý điểm đến du lịch được xác định bao gồm: thu thập và phân phối thông tin, quản trị hành chính và nhân sự, marketing điểm đến du lịch, hỗ trợ khách du lịch, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Dựa trên các nội dung này, nghiên cứu tập trung làm rõ hệ thống các cơ sở dữ liệu, ứng dụng, nền tảng mà Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã triển khai trong thời gian từ 2015-2021 để phục vụ công tác quản lý điểm đến du lịch theo 5 nội dung trên.