- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 1 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. NGUYỄN THỊ HẰNG, ĐỖ ĐỨC HIỆP
Nền kinh tế số thúc đẩy quá trình hội nhập: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam và châu Phi
Tóm tắt: Việc tranh thủ các cơ hội từ kỷ nguyên số trong quá trình hội nhập sẽ giúp Việt Nam thực hiện tốt chủ trương tích cực, chủ động, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện được đề ra trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết, chúng tôi tập trung nghiên cứu tổng quan thực trạng nền kinh tế số của Việt Nam và một số biện pháp phát triển nền kinh tế số nhằm khẳng định đây chính là những động thái quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập. Đồng thời, để có một cách nhìn đa chiều, thông qua bài viết, chúng tôi muốn liên hệ với thực trạng cũng như việc phát triển nền kinh tế số ở châu Phi trong thời gian gần đây.
2. ĐẬU XUÂN ĐẠT
Nâng cao lợi thế cạnh tranh cà phê Việt Nam trên thị trường Trung Đông
Tóm tắt: Thị trường Trung Đông với nhu cầu và sức mua cao đối với hàng cà phê nhập khẩu nên Việt Nam đang phải cạnh tranh khả gay gắt với nhiều đối thủ cạnh tranh như Brazil, Colombia, Ấn Độ, Indonesia ... Một mặt cà phê xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Trung Đông có lợi thế cạnh tranh về chất lượng, giá cả cạnh tranh, sự đa dạng, nhiều sản phẩm cà phê Việt Nam đã có thương hiệu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Mặt khác, so với các đối thủ cạnh tranh tại Trung Đông thì chúng ta cũng gặp nhiều bất lợi như: hàng cà phê vào thị trường này muộn, khoảng cách địa lý không thuận tiện, điều kiện thanh toán khó khăn, xuất khẩu phần lớn thông qua nước thứ ba, bao bì, nhãn mác vẫn chủ yếu là tiếng Anh mà chưa dùng nhiều tiếng Arập, chưa hiểu rõ tiêu chuẩn Halal của người Hồi giáo. Bài viết nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp cà phê Việt Nam nhằm vượt qua đại dịch Covid-19 và cạnh tranh lâu dài trên thị trường Trung Đông trong thời gian tới.
3. ĐỖ THỊ HẢI
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2016- 2020
Tóm tắt: Bài viết nhằm phân tích và đánh giá xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Đông - một trong những thị trường tiềm năng về xuất khẩu gạo khi mà nhu cầu gạo của thị trường này là rất lớn, một phần là do lượng khách du lịch và lực lượng lao động châu Á đến khu vực này ngày càng nhiều, một phần là khu vực này hầu như không sản xuất lúa gạo do điều kiện tự nhiên không phù hợp. Khu vực này là một trong những lợi thế cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Bài viết đánh giá khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2016- 2020, từ đó đưa ra giải pháp xuất khẩu gạo đến năm 2025 cho các cơ quan quản lý, các hiệp hội và doanh nghiệp trong nước.
4. TRẦN THÙY PHƯƠNG
Hợp tác khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo giữa Việt Nam với Cộng hòa Hồi giáo Iran
Tóm tắt: Việt Nam và Iran thiết lập quan hệ ngoại giao sớm từ tháng 3 năm 1973. Hai bên đang hướng tới kỷ niệm 50 năm quan hệ. Xét về tiềm năng và thế mạnh, Iran có vị trí chiến lược tại Trung Đông, của ngõ vào các quốc gia Trung Á và là thị trường lớn. Việt Nam là nền kinh tế lớn ở khu vực Đông Nam Á, là kênh tiếp cận khu vực ASEAN. Mỗi nền kinh tế mang một thế mạnh riêng, có thể bổ sung lẫn nhau để cùng hợp tác phát triển, trong đó có thể kể đến tiềm năng về hợp tác phát triển khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo. Triển vọng hợp tác trong tương lai giữa hai quốc gia Việt Nam và Iran sẽ tập trung vào hợp tác thương mại công nghệ cao, đầu tư công nghệ cao (chú trọng phát triển thị trường viễn thông và phát triển phần mềm) và hợp tác giáo dục - đào tạo.
5. NGUYỄN THỊ HUẾ
Vài nét về tôn giáo, văn hóa và tập quán kinh doanh của các nước Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất
Tóm tắt: Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có nền kinh tế lớn thứ 2 trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (sau Ả Rập Xê Ủt). Việt Nam đã thiết lập quan hệ kinh tế, ngoại giao với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào ngày 01/08/1993. Hai bên thường xuyên ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế, và ngày càng tăng cường quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư, giao lưu văn hoá, du lịch... Tuy nhiên, kết quả quan hệ hợp tác vẫn dưới tiềm năng và mong đợi của cả hai bên. Một trong các rào cản được chỉ ra là văn hóa kinh doanh của Việt Nam có một số điểm tương đồng nhưng có khá nhiều khác biệt với văn hóa kinh doanh của các nước UAE. Việc bất đồng về văn hóa và tập quán kinh doanh khiến các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự hiểu đối tác. Điều này làm cho khả năng tiếp cận và thâm nhập thị trường UAE của Việt Nam trở lên khó khăn hơn. Bài viết đề cập đến những nét cơ bản về tôn giáo, văn hoả và tập quán kinh doanh của UAE nhằm góp phần nâng cao hiểu biết cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường đầy tiềm năng này.
6. PHẠM THỊ KIM HUẾ
Cơ chế hợp tác giữa Mỹ và ASEAN trong việc bảo vệ quyền thông thương hàng hải Biển Đông
Tóm tắt: Trong những thập kỷ gần đây, quyền thông thương hàng hải Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, đặc biệt Biển Đông là một mắt xích quan trọng trong sự điều chỉnh chiến lược “xoay trục” từ châu Âu – Đại Tây Dương sang châu Á – Thái Bình Dương. Chính vì vậy, Mỹ không ngừng gia tăng, thúc đẩy quan hệ hợp tác với ASEAN để bảo vệ quyền thông thương hàng hải Biển Đông. Việc bảo vệ quyền thông thương hàng hải Biển Đông giữa Mỹ và các nước trong khu vực là nhằm bảo đảm tự do thông thương hàng hải, quyền tự do tiếp cận các vùng biển chung của châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế và nhằm không những kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc mà còn khẳng định vị thế của Mỹ tại khu vực và trên thế giới. Vậy cơ chế hợp tác giữa Mỹ và các nước trong khu vực trong việc bảo vệ quyền thông thương hàng hải Biển Đông như thế nào? Bài viết sẽ đi sâu làm rõ chủ đề này.
7. HỒ DIỆU HUYỀN, TRỊNH VIỆT DŨNG
Mối đe dọa của biến đổi khí hậu đối với an ninh quốc tế
Tóm tắt: Biến đổi khí hậu đã và đang là vấn đề toàn cầu có ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước kém phát triển và đang phát triển. Nếu biến đổi khi hậu tiếp tục diễn ra theo chiều hướng tiêu cực, thế giới sẽ phải đối mặt với một tương lai khó khăn. Trong bài báo này, nhóm tác giả lập luận rằng, biến đổi khí hậu là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với hòa bình và an ninh quốc tế trong thế kỷ XXI, khiến an ninh con người rơi vào tình trạng nguy hiểm, làm tăng khả năng xảy ra căng thẳng giữa các quốc gia và là nguyên nhân gây ra đói nghèo. Để làm rõ lập luận của mình, chúng tôi chia bài luận của mình thành ba phần chính. Phần đầu tiên chỉ ra một số tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với an ninh con người như: khan hiếm nguồn nước, thiếu lương thực, di cư không kiểm soát và bạo lực nội bộ. Phần thứ hai nêu ra quan điểm về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu với khả năng xảy ra căng thẳng và xung đột giữa các quốc gia về tài nguyên thiên nhiên. Phần cuối cùng, nhóm tác giả tập trung phẫn tích tác động của biến đổi khí hậu đối với vấn đề đói nghèo.