- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 10 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. LÊ PHƯỚC MINH, ĐỖ ĐỨC HIỆP
Quan hệ Việt Nam và Châu Phi trong xu hướng chuyển đổi kinh tế thế giới
Tóm tắt: Sau công cuộc giải phóng dân tộc, các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, đặc biệt trong những năm đầu thế kỷ 21, đã được các học giả về Châu Phi xem là nguồn cảm hứng trong con đường tìm kiếm mô hình phát triển. Ấn tượng với thành công xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, cải thiện y tế, giáo dục và duy trì mức tăng trưởng kinh tế đứng hàng thử 22 trên thế giới (2020) chỉ sau 30 năm cải tổ nền kinh tế. Hợp tác kinh tế Việt Nam và châu Phi đã không ngừng tăng trưởng hơn 20 năm qua. Tuy nhiên cách tiếp cận mới cần được thay đổi bởi vì những thành quả đạt được trong hợp tác đang ở dưới mức tiềm năng mong đợi theo đánh giá của cả hai bên. Lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi về nông nghiệp, thị trường thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo, y tế, du lịch, được thiết lập trong 20 năm đầu của thế kỷ 21, nhằm duy trì ổn định kinh tế, xã hội và lợi ích cho Việt Nam và châu Phi. Trong những năm tới, một mặt, Việt Nam và châu Phi tiếp tục kế thừa truyền thống hợp tác tốt đẹp, mặt khác, dựa trên các bài học thất bại và thành công trong quan hệ hợp tác toàn cầu, cần có những đối sách và cách tiếp cận hợp lý nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam và châu Phi lên tầm cao mới.
2. NGUYỄN QUANG KHAI
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Trung Đông - châu Phi: Tiềm năng, thực trạng và triển vọng
Tóm tắt: Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi có quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống lâu đời. Hai bên đã từng ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc.Ngày nay, mặc dù tình hình thế giới đã thay đổi nhiều, nhưng các nước Trung Đông vẫn giữ những tình cảm tốt đẹp với Việt Nam và vẫn coi Việt Nam là tấm gương về đấu tranh chống đế quốc, thực dân và xây dựng đất nước. Quan hệ hợp tác Việt Nam và các nước Trung Đông trong tất cả các lĩnh vực không ngừng phát triển vì lợi ích của cả đôi bên.
3. LÊ QUÝ KHA, ĐÀO THẾ ANH, LÊ QUANG THẮNG
Đóng góp của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và hướng hợp tác với châu Phi giai đoạn 2021-2030
Tóm tắt: Đóng góp của khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, nông thôn được Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đánh giá qua giai đoạn 2010-2020. Lợi nhuận do giống cây trồng và canh tác mang lại hàng trăm tỷ đồng/năm. Tỷ lệ lợi nhuận/tổng đầu tư nhà nước về khoa học công nghệ (KHCN) cho cây trồng đạt trung bình xấp xỉ 100 lần. KHCN chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giúp duy trì tốc độ tăng trưởng từ 5 - 6%/năm, thúc đẩy từ chăn nuôi nhỏ sang quy mô lớn, theo chuỗi khép kín. Mức độ cơ giới hóa trong trồng trọt đạt kết quả khích lệ, giúp nông dân tăng lợi nhuận khoảng 20-30% so với không quy trình áp dụng cơ giới hóa. Đã có 4 khu và 690 vùng nông nghiệp công nghệ cao của các ngành được công nhận quốc gia, gắn với IoT, Al, blockchain, Bigdata và QR code. Kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, chuỗi giá trị bền vững được hình thành. Nhiều giống lúa, giống cây lâm nghiệp, chế phẩm vi sinh vật bảo vệ thực vật, bảo quản chế biến, xử lý môi trường ứng dụng chỉ thị phân tử, đột biến, nuôi cấy mô đang được áp dụng đại trà. Châu Phi vẫn đang còn 40% dân số đói nghèo, từ đó sinh bất ổn chính trị, xã hội. Với những đóng góp trên, nền nông nghiệp không những luôn là bệ đỡ cho nền kinh tế Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế với châu Phi và nhiều nước đang quan tâm.
4. NGUYỄN HỒNG QUÂN
Tunisia: Khủng hoảng chính trị tiếp nối “Mùa xuân Arab”
Tóm tắt: Điều kiện kinh tế- xã hội Tunisia gần đây đã suy giảm nhanh chóng, nay lại trầm trọng do tái bùng phát đại dịch Covid-19. Ngày 25 tháng 7 năm 2021, Tổng thống Tunisia Kais Saied đã đình chỉ quốc hội, giải tán chính phủ, tự mình điều hành đất nước và đe dọa chống lại mọi hành vi đối lập. Tổng thống Kais Saied hứa nỗ lực nhanh chóng giải quyết tham nhũng, đồng thời yêu cầu truyền thông im lặng, áp dụng lệnh giới nghiêm bắt buộc để hạn chế bất kỳ phản ứng nào. Quyết định của tổng thống gây chia rẽ trong xã hội Tunisia. Bộ phận đông đảo nhân dân cho rằng hành động của ông là cần thiết để kéo đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội hiện tại, trong khi những người khác lại coi đây là một hành động độc tài cướp quyền lực. Mười năm trước, Tunisia đã trải qua "Mùa Xuân Arab”, nay cần làm gì để có thể vượt qua một cuộc khủng hoảng chính trị mới? Bài viết đề cập đến khủng hoảng kinh tế-xã hội, y tế, tắc nghẽn trong thể chế chính trị của Tunisia hiện nay; dự báo những kịch bản có thể xảy ra trong thời gian tới.
5. PHẠM THỊ THÙY VÂN
Bản dạng giới và tình dục đồng giới dưới góc nhìn của Islam giáo
Tóm tắt: Theo các báo cáo về quyền của cộng đồng LGBT trên thế giới, các quốc gia theo Islam giáo vẫn luôn nằm trong số những quốc gia “kém thân thiện” với người đồng tính nhất. Những hình phạt nghiêm khắc được ban hành, trong đó có cả hình phạt cao nhất là tử hình đối với hành vi quan hệ tình dục đồng giới ở một số quốc gia Islam giáo đã tạo cho dư luận một niềm tin rằng: những giáo lý trong Islam giáo là nền tảng cơ bản hình thành nên sự kỳ thị nghiêm trọng của cộng đồng này đối với những người thuộc “giới tính thứ ba" nói chung và hành vi quan hệ tình dục đồng giới nói riêng.
6. PHƯƠNG TRẦN, LAN ANH, THUỲ VÂN
Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Trung Đông và Bắc Phi
Tóm tắt: Sau nhiều tháng tương đối yên tĩnh, Covid-19 một lần nữa tràn qua nhiều nước Trung Đông và Bắc Phi (MENA). Đây là thách thức lớn đối với các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp và hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã lạc hậu ngay cả trước khi xảy ra đại dịch.
7. BÙI NGỌC TÚ, TRẦN ANH ĐỨC
Tổng thống Seyyed Ebrahim Raisi và tương lai của Iran
Tóm tắt: Tổng thống mới nhậm chức Seyyed Ebrahim Raisi chắc chắn sẽ đưa ra các chiến lược mới cho Iran trong giai đoạn nhậm chức. Dù các chính sách chưa được công bố và thực hiện, nhưng chúng ta có thể phần nào dự đoán được định hướng phát triển và các chính sách mà chính quyền Raisi sẽ áp dụng.