- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 11 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. LÊ PHƯỚC MINH
Nhìn lại làn sóng “Mùa xuân Arab”: Nguyên nhân, hệ lụy và bài học kinh nghiệm
Tóm tắt: Sau hơn 10 năm nhìn lại làn sóng Mùa xuân Arab và các cuộc cách mạng màu diễn ra ở một số quốc gia Trung Đông - Bắc Phi, có thể nói những kỳ vọng của người dân là cơ hội việc làm, thoát cảnh nghèo đói cùng cực, mưu cầu hoà bình, hạnh phúc, đã dường như chưa được đáp ứng. Thay vào đó, nhiều bằng chứng cho thấy sự thụt lùi nghiêm trọng trong thể chế chính sách, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, phân biệt đối xử nam nữ. Bài viết nhằm góp phần lý giải nguyên nhân, hệ luỵ và bài học kinh nghiệm rút ra nhằm phòng chống trước mọi mầm mổng tiềm ẩn của cách mạng màu như đã từng diễn ra ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi trong hơn 10 năm qua.
2. ĐÀO THẾ ANH
Giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2030
Tóm tắt: CNH, HĐH đã đóng góp phần quan trọng vào quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam. Hiện nay, tốc độ CNH và HĐH đang diễn ra khá nhanh ở nhiều địa phương, do vậy việc xây dựng NTM gắn với quá trình CNH, HĐH là tất yếu của quá trình phát triển. CNH, HĐH cũng là yêu cầu mới đặt ra đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, phù hợp với thực tiễn theo hướng phát triển đô thị bền vững, đô thị xanh và đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu. CNH, HĐH cùng với quá trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện và mang tinh lịch sử với Nghị quyết 26 (2008) về Tam nông. Đây là kết quả của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX "Về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010" đã đánh giả công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn còn khá nhiều tồn tại. Hiện nay, với bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều biển động, đặc biệt là tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, rất cần có dự báo về xu hướng chủ đạo của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đây là điều kiện quan trọng để đề xuất các chính sách phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh CNH, HĐH hoả trong bối cảnh mới, tình hình mới. Bài báo sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn nhằm xem xét các tác động của CNH, HĐH đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong bối cảnh, yêu cầu mới.
3. VŨ THỊ THANH
Bối cảnh quốc tế mới và thách thức đối với châu Phi
Tóm tắt: Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, các vấn đề như: sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn, an ninh phi truyền thống, xu hướng bảo hộ và trào lưu dân túy, sự phát triển của khoa học công nghệ, sự giảm tốc của nền kinh tế thế giới hay chiến tranh thương mại Mỹ - Trung...đã đưa cục diện thế giới đến một giai đoạn phức tạp hơn. Trong bối cảnh đó, châu Phi từ lâu vốn đã bất ổn lại phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Các vấn đề nổi cộm như xung đột sắc tộc, nội chiến và chính biển, nợ nước ngoài, khủng hoảng kinh tế và lương thực... vẫn là một trong những thách thức vô cùng lớn. Bên cạnh đó, sức ép địa chính trị cũng như tác động của đại dịch Covid – 19 khiến cho môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của châu Phi ngày càng trở nên bất ổn.
4. PHẠM KIM HUẾ
Du lịch biển Morocco: Cơ hội và thách thức
Tóm tắt: Biển là cái nôi của sự sống, là nhân tố hết sức quan trọng đảm bảo tính bền vững của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vươn ra biển, khai khác đại dương đã và đang trở thành chiến lược phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Morocco. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững thì đối với Morocco – một quốc gia Bắc Phi có hai mặt giáp biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương với bờ biển dài, thì việc phát triển kinh tế biển, trong đó chú trọng đến phát triển du lịch biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng và mang tính hoạch định chiến lược. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, bài viết tập trung nghiên cứu về thực trạng du lịch biển của Morocco trong những năm gần đây và chỉ ra những cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch biển của Morocco dựa trên những phân tích định tính, so sánh những điểm tương đồng và khác biệt du lịch biển giữa Morocco và Việt Nam, để từ đó đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam.
5. NGUYỄN DANH CƯỜNG
Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa thế giới ở Vương quốc Saudi Arabia
Tóm tắt: Vương quốc Saudi Arabia có nền văn hóa độc đáo. Nơi đây là trong những cội nguồn của văn hóa Hồi giáo, được coi là "Vùng đất hai Thánh đường" với hai nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng là: Al-Masjid al-Haram (tại Mecca), và Al-Masjid an —Nabawi (tại Medina). Đặc biệt là, nhiều di sản văn hóa ở Vương quốc Saudi Arabia đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Chính vì vậy, tìm hiểu chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Vương quốc Saudi Arabia sẽ góp phần cung cấp một số luận cử cho bảo tồn di sản văn hóa nói chung và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.
6. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH
Tác động của đại dịch Covid-19 đối với an ninh lương thực ở Algeria
Tóm tắt: Algeria là một trong những nước giàu nhất châu Phi, đứng thứ 4 trên châu lục này, với nhiều tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là dầu mỏ, đóng góp xấp xỉ 70% GDP và chiếm trên 90% mặt hàng xuất khẩu. Mặc dù có tiềm lực và điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp, tự chủ về lương thực, thực phẩm, tuy nhiên nền nông nghiệp Algeria chi chiếm 12%. Algeria vẫn phải nhập tới 2/3 lượng lương thực. Đại dịch Covid-19 đã tác động làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực Algeria trong suốt hai năm gần đây. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến tình hình an ninh lương thực của nước Algeria thời kỳ Covid 19 và một số bàn luận về những tác động của Covid-19 tới an ninh lương thực của quốc gia Bắc Phi này.
7. TRẦN ANH ĐỨC, BÙI NGỌC TÚ
Châu Phi và trái phiếu quốc tế Eurobond
Tóm tắt: Thị trường tài chính quốc tế đã mở ra cơ hội cho các chính phủ châu Phi đa dạng hóa các nguồn tài trợ từ các tổ chức đa phương truyền thống và viện trợ nước ngoài. Chẳng hạn, các quốc gia Châu Phi có thể vay thông qua phát hành trái phiếu quốc tế Eurobond.
8. HỒ DIỆU HUYỀN
Thách thức trong việc triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại châu Phi
Tóm tắt: Châu Phi đang cố gắng triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 để đạt được miễn dịch cộng đồng trên toàn châu lục. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, châu lục này cũng gặp phải một số khó khăn về: nguồn cung vắc-xin, việc bảo quản vắc-xin, các vấn đề xung quanh việc phân phối vắc-xin, công nghệ sản xuất vắc-xin, sự hoài nghi về hiệu quả của vắc-xin và việc tiêm phòng Covid-19. Bởi vậy, trong tương lai, các quốc gia trong châu lục cần đưa ra những chiến lược, kế hoạch cụ thể nhằm khắc phục những khó khăn này.