- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 12 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. KIỀU THANH NGA
Chính sách an sinh xã hội trong đại dịch Covid-19 ở Trung Đông - Bắc Phi và bài học kinh nghiệm
Tóm tắt: Là khu vực thường xuyên xảy ra xung đột và di cư, kinh tế bị ảnh hưởng bởi giá dầu và có sự chênh lệch giàu - nghèo khá lớn giữa các quốc gia, Trung Đông-Bắc Phi từ lâu đã rất quan tâm và đầu tư cho hệ thống an sinh xã hội. Ngay từ đầu đại dịch COVID-19, các quốc gia trong khu vực đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp an sinh xã hội hỗ trợ người dân, ổn định kinh tế - xã hội và ngăn chặn sự gia tăng nghèo đói. Kết quả ban đầu cho thấy, một số quốc gia trong khu vực đã thực hiện những chương trình an sinh xã hội khả phù hợp và hiệu quả, góp phần đưa tỷ lệ người dân tiếp cận an sinh xã hội tăng nhanh trong khu vực. Song, hệ thống an sinh xã hội ở Trung Đông-Bắc Phi còn nhiều bất cập, tỷ lệ tài chính dành cho an sinh xã hội tương đối thấp khiến độ bao phủ chưa tới được các đối tượng dễ bị tổn thương. Đây là những kinh nghiệm có giá trị cho Việt Nam trong bối cảnh tăng cường các biện pháp an sinh xã hội hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do đại dịch, khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh và phục hồi nền kinh tế hậu COVID-19.
2. LÊ PHƯỚC MINH, LÊ QUANG THẮNG, PHẠM ANH
Thị trường điều thô ở Bờ biển Ngà: Hướng tiếp cận cho các doanh nghiệp Việt Nam
Tóm tắt: Là một quốc thuộc Tây Phi, Bờ biển Ngà là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu về mặt hàng điều cho Việt Nam trong 10 năm qua. Tỉnh đến tháng 10 năm 2021, kim ngạch nhập khẩu điều trong năm của Việt Nam từ Bờ biển Ngà đạt 860 triệu USD. Trong 10 năm qua, bình quân Việt Nam nhập khẩu điều thô từ Bờ biển Ngà chiếm tỷ trọng trên 30% tổng kim ngạch nhập khẩu điều của Việt Nam. Bài viết này mong muốn thông qua phân tích thị trường điều thô ở Bờ biển Ngà trong giai đoạn 2010 – 2020, từ đó đề xuất hướng tiếp cận cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
3. BÙI THỊ ÁNH VÂN
Bia - Tế phẩm thánh khiết- Một trong các nghi thức tôn giáo Ai cập cổ
Tóm tắt: Bia là một trong những tế phẩm dành cho thần linh trong các nghi thức tôn giáo Ai Cập cổ xưa. Loại đồ uống có ga này luôn được mọi tầng lớp xã hội ở xứ sở những kim tự tháp xa xưa ưa thích. Đồng thời, trong quan niệm tôn giáo của họ, bia cũng được coi là thứ nước thanh khiết, giúp con người có thể hiệp thương với vị thần của mình. Bài viết đề cập hai nội dung cơ bản: Ý nghĩa của bia trong cuộc sống thường nhật ở Ai Cập cổ đại; Vật phẩm thiêng trong nghi thức tôn giáo Ai Cập cổ đại.
4. BÙI QUANG SƠN
Cải thiện năng suất lao động Việt Nam trong tình hình mới
Tóm tắt: Sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình và đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sản xuất gắn với chuỗi giá trị toàn cầu. Để tránh nguy cơ tụt hậu và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần tập trung chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, trong đó trọng tâm là cải thiện năng suất lao động để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong tương lai.
5. NGUYỄN THỊ THÙY HƯƠNG
Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam
Tóm tắt: Với giá trị viện trợ ngày càng tăng, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã góp phần trực tiếp vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài vẫn còn một số hạn chế, như: công tác kiểm tra, giám sát vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài còn hạn chế; vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chưa được điều phối thật sự hợp lý.
6. LÊ QUANG THẮNG, TRẦN KIM BÁ
Việt Nam - Israel thúc đẩy ký kết Hiệp định thương mại tự do
Tóm tắt: Trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới có những diễn biến phức tạp, đa số các quốc gia chịu nhiều tác động về kinh tế - xã hội do đại dịch COVID-19 bùng phát, Việt Nam vẫn không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, quan hệ đối tác chiến lược với các nền kinh tế lớn trên thế giới. Tính đến tháng 11/2021, Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do. Israel là đối tác thương mại thứ 5 của Việt Nam và được đánh giá là thị trường tiềm năng đối với hàng hóa của Việt Nam tại khu vực Tây Á.
7. PHƯƠNG TRẦN, LAN ANH, THUỲ VÂN
Tác động của thoả thuận bình thường hóa Israel - UAE tới các quốc gia Trung Đông
Tóm tắt: Ngày 13/8/2020, dưới sự chứng kiến của Mỹ tại Nhà Trắng, Israel và UAE đã ký kết thỏa thuận hòa bình (gọi là Thỏa thuận Abraham, trong đó Israel ký lần lượt với UAE, Bahrain, Morocco, Sudan). Thoả thuận hoà bình này đã chính thức khép lại quá khứ “thù địch” vốn kéo dài hơn nửa thế kỷ (UAE ban hành Đạo luật năm 1972 - Đạo luật cấm quan hệ đối với Israel). Theo thỏa thuận hoà bình, hai nước sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, tiến tới trao đổi đại sứ và mở sứ quán. Chính phủ hai nước sẽ thảo luận và ký các thỏa thuận hợp tác liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, như: đầu tư, du lịch, an ninh, viễn thông, hàng không, công nghệ, năng lượng, y tế, văn hoá.
8. PHẠM KIM HUẾ
Một số cơ chế hợp tác giữa Việt Nam và một số nước Trung Đông trong những năm gần đây
Tóm tắt: Trong thời gian qua, một số cơ chế, chính sách phát triển hợp tác của Việt Nam với một số nước khu vực Trung Đông đã và đang được triển khai một cách đa dạng và tích cực thông qua một loạt các đề án, các hiệp ước, các diễn đàn, các hội nghị, các dự án chương trình phát triển, các hoạt động văn hóa thể thao và du lịch...