Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 2 năm 2021

Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 2 năm 2021

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

CHÂU PHI - TRUNG ĐÔNG

1. VŨ THỊ THANH

Tìm hiểu sự đa dạng ngôn ngữ ở Châu Phi

Tóm tắt: Châu Phi là châu lục có dân số đông thứ hai trên thế giới, có sự pha trộn của nhiều nền văn hoá, với khoảng hơn 2500 ngôn ngữ riêng biệt. Sự đa dạng ngôn ngữ ở châu Phi không chỉ xuất hiện theo địa giới mà ngay trong mỗi con người. Bài viết nghiên cứu sự đa dạng ngôn ngữ ở châu Phi thông qua việc tìm hiểu ngôn ngữ bản địa, ngôn ngữ ngoại lai ở châu Phi, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá vị thế của ngôn ngữ bản địa và ngôn ngữ ngoại lai ở khu vực này.

 

2. HOÀNG THU MINH

Cải cách kinh tế và tài chính ở Saudi Arabia

Tóm tắt: Bài viết bàn đến cải cách kinh tế và tài chính ở Saudi Arabia từ năm 2016 đến nay. Chính quyền Saudi Arabia đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong cải cách kinh tế và tài chính nhằm đưa nền kinh tế phát triển. Với việc tiếp tục tập trung vào đa dạng hóa kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm và phát triển các nguồn thu phi dầu mỏ, chính phủ Saudi Arabia đã đặt ra một mục tiêu lạc quan cho tăng trưởng kinh tế của đất nước.

 

CÁC VẤN ĐỀ QUỐC TẾ

3. TRƯƠNG HOÀNG THÙY VÂN

Hợp tác thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và các tiểu vương quốc Arab thống nhất

Tóm tắt: Hợp tác song phương giữa Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) trong thời gian qua không ngừng phát triển. Cả hai đều được coi là đối tác chiến lược hàng đầu của nhau. Bài viết tập trung phân tích mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước trên các khía cạnh thương mại, đầu tư theo phương pháp phân tích định tỉnh. Qua phân tích đó, bài viết chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như nguyên nhân của những kết quả đó trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Từ đó, bài viết cũng đưa ra những triển vọng hợp tác về thương mại và đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.

 

CÁC VẤN ĐỀ QUỐC TẾ

4. HOÀNG LAN CHI, HOÀNG XUÂN LONG

Vai trò, sứ mệnh của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam

Tóm tắt: Ở Việt Nam, vai trò, sứ mệnh của khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được Đảng khẳng định là then chốt; là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội... Tuy nhiên, chính trong các văn kiện của Đảng cũng đã chỉ ra bốn nhóm nguyên nhân hạn chế sự phát huy vai trò và sứ mệnh của KH&CN là: nguyên nhẫn từ bối cảnh, nguyên nhân từ nhận thức, nguyên nhân từ thể chế hóa, nguyên nhân từ các biện pháp thực hiện. Bài viết đã đưa ra một số giải pháp nhằm cụ thể hóa hơn nữa vai trò, sử mệnh của KH&CN ở Việt Nam.

 

5. ĐINH CÔNG HOÀNG, NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA

Thực trạng và giải pháp xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Đông- Châu Phi

Tóm tắt: Khu vực Trung Đông - châu Phi với dân số đông và sức mua lớn hiện được đánh giá là thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Đây là khu vực thị trường có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản, thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Khu vực Trung Đông - châu Phi có đặc điểm chính trị phức tạp, bất ổn và khá khó tiếp cận do một số đặc thù và khác biệt về văn hóa, tôn giáo, thói quen sử dụng thực phẩm hay tập quán kinh doanh, tuy nhiên khu vực thị trường này có yêu cầu về chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm chưa quá khắt khe. Do vậy, khu vực Trung Đông - châu Phi được coi là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam. Thời gian tới, việc nghiên cứu kỹ thị trường Trung Đông - châu Phi để có cách tiếp cận phù hợp là giải pháp tốt cho hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam để mở rộng thị trường mới, tránh phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống trước đây. Việc tiến hành đánh giá thực trạng phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Đông - châu Phi, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong phát triển xuất khẩu, từ đó đề xuất được những giải pháp, chính sách mang tính khả thi nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Đông - châu Phi là thực sự cần thiết trong bối cảnh mới.

 

6. NGUYỄN TIẾN DŨNG, NGUYỄN THỊ THẢO VÂN

Tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ mô tới nợ công tại Việt Nam

Tóm tắt: Trải qua nhiều biến động, do yêu cầu của nền kinh tế, nên nợ công của Việt Nam cũng thay đổi cả về quy mô và cơ cấu ở mỗi thời kỳ. Rủi ro nợ công ở Việt Nam phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố vĩ mô, đáng chú ý nhất là tốc độ tăng GDP, lạm phát, lãi suất, mức thâm hụt tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại hối của quốc gia. Phân tích kinh tế lượng cho thấy tỷ lệ nợ công/GDP tại Việt Nam đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của tốc độ tăng trưởng GDP, tỉ giá hối đoái và thâm hụt ngân sách nhà nước. Trong đó, thâm hụt ngân sách nhà nước là nguyên nhân quan trọng nhất làm tăng tỉ lệ nợ công/GDP hay là yếu tố vĩ mô tác động nhiều nhất tới tính bền vững nợ công tại Việt Nam.

 

 

 

79 lượt xem