- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 2 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. ĐINH CÔNG HOÀNG
Kinh tế Halal: tiềm năng nền kinh tế “bị ngủ quên” và cơ hội tham gia chuỗi cung ứng Halal toàn cầu của Việt Nam
Tóm tắt: Bài nghiên cứu nêu lên một số vấn đề lý luận về kinh tế Halal, phân tích bức tranh tổng thể về hiện trạng hệ thống tiêu chuẩn Halal, đồng thời đánh giá các tiềm năng, cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tiếp cận thị trường Halal từ đó tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng Halal toàn cầu.
2. PHẠM THÀNH CÔNG
Tác động của ngành năng lượng dầu mỏ tới tăng trưởng kinh tế ở Nigeria giai đoạn 1983– 2020
Tóm tắt: Kinh doanh dầu mỏ là nguồn thu nhập chính của nền kinh tế Nigeria trong những năm qua. Mục đích của nghiên cứu này là phân tích tác động của doanh thu dầu mỏ tới tăng trưởng kinh tế ở Nigeria giai đoạn 1983 - 2020 với việc sử dụng hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) và quan hệ nhân quả Granger để kiểm tra tác động và mổi quan hệ nhân quả giữa các biển được mô hình hóa. Kết quả phát hiện ra rằng: có mối quan hệ tiêu cực nhưng có ý nghĩa thống kê giữa doanh thu từ dầu và tổng sản phẩm quốc nội trong khi các biến khác không có giá trị xác suất đáng kể. Điều đó chứng tỏ kinh doanh dầu mỏ quá mức có thể tác động tiêu cực cản trở các lĩnh vực khác phát triển và giúp kiềm chế sự biến động kinh tế đang gia tăng trong nước.
3. TRẦN ANH ĐỨC
Ngành du lịch của Iran: Thực trạng và triển vọng
Tóm tắt: Du lịch là ngành công nghiệp không khói được nhiều chính phủ trên thế giới khai thác để gia tăng nguồn thu quốc dân. Mỗi quốc gia, tùy thuộc hoàn cảnh, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, sẽ phát triển mô hình du lịch khác nhau. Khác biệt văn hóa tôn giáo cũng tạo ra nhiều điểm đặc trưng cho ngành du lịch tại mỗi quốc gia. Iran là một quốc gia có chiều sâu văn hóa, sở hữu nhiều di sản thế giới và còn nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác. Chính phủ Iran đã xác định du lịch là một trong những mũi nhọn cần tập trung nguồn lực. Bài viết sẽ đưa ra bức tranh tổng quan về ngành du lịch tại Iran, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển và đưa ra triển vọng của ngành trong thời gian tới.
4. TRƯƠNG HOÀNG THÙY VÂN
Nhìn lại Syria sau một thập kỉ nội chiến
Tóm tắt: Cuộc nội chiến tại Syria đã kéo dài hơn 10 năm và gây ra một cuộc khủng hoảng lớn trong khu vực, lôi kéo sự tham gia của nhiều cường quốc như Mỹ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ... Mỗi quốc gia, mỗi khu vực có một vai trò và mục đích khác nhau trong quá trình tham gia vào cuộc nội chiến tại Syria. Mặc dù chính quyền của Tổng thống Syria đã chiến thắng nhưng vai trò của các bên liên quan vẫn chưa đi đến hồi kết. Bài viết này phân tích những đặc điểm vai trò của từng bên liên quan trong việc tham gia vào cuộc nội chiến tại Syria ngay từ khi mới bắt đầu.
5. HỒ DIỆU HUYỀN
Vai trò của nhà nước trong giảm thiểu bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam
Tóm tắt: Bất bình đẳng xã hội có tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi quốc gia, khu vực. Với bài viết này, tác giả đã phân tích, tổng hợp những tài liệu, nghiên cứu, bảo cáo có uy tín nhằm chỉ ra vai trò của nhà nước trong giảm thiểu bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và y tế. Bài viết gồm hai phần chính. Trong phần đầu, tác giả chỉ ra thực trạng bất bình đẳng xã hội tại Việt Nam hiện nay. Số liệu nghiên cứu cho thấy, vấn đề này đang dần được cải thiện. Tình trạng bất bình đẳng xã hội đã giảm thiểu trong nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Có được thành công này một phần là nhờ những quan điểm, chính sách, chiến lược đúng đắn của các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam. Bởi vậy, trong phần hai, tác giả đã phân tích và đánh giá hoạt động của cơ quan quản lý trong việc giảm thiểu vấn đề này. Tác giả khẳng định rằng, trong thời gian tới, đặc biệt khi tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp thì những chính sách, kế hoạch có thể sẽ thay đổi dẫn đến vai trò của nhà nước có thể sẽ thay đổi.
6. NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH
Ngành Halal Việt Nam: Thực trạng & Triển vọng
Tóm tắt: Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,9 tỷ người đạo hồi với tổng mức tiêu dùng đạt 2.020 tỷ USD. Trong tổng chi tiêu, ngành thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong, chiếm 58% tổng chi tiêu 2019. Hiện nay, Hala không chỉ liên quan đến lĩnh vực thực phẩm, các sản phẩm Halal ngày càng mở rộng sang nhiều lĩnh vực. Việt Nam có nhiều thế mạnh và điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Halal đặc biệt là thực phẩm và du lịch, tuy còn nhiều khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải vượt qua để nắm bắt cơ hội tham gia hoạt động thương mại đầu tư với các nền nền kinh tế Hồi giáo. Bài viết với mục đích phân tích một số lợi thế và hạn chế của việc phát triển ngành Halal Việt Nam từ đó đưa ra một số gợi ý thúc đẩy sự phát triển ngành này trong thời gian tới. Tác giả sử dụng cách tiếp cận định tinh, đa ngành liên ngành, quốc tế học, thu thập thông tin thứ cấp từ các ấn phẩm tạp chí trực tuyến, các báo cáo và ấn phẩm từ các tổ chức khác nhau.
7. TRẦN HƯƠNG GIANG
Đôi nét về ngành điều châu Phi
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, hạt điều Châu Phi đang dân khăng định vị trí của mình trên trường quốc tế, chiếm tới 56% sản lượng điều thế giới, với hơn 2 triệu tân được sản xuất và xuất khẩu hơn 85% tổng sản lượng mỗi năm. Tuy nhiên, điều chủ yếu được xuất khẩu ở dạng thô (chỉ 15% sản lượng là chế biến nội địa), phần lớn được xuất sang các nước như: Việt Nam, Ấn Độ và các quốc gia Châu Á khác để chế biến. Vấn đề này hiện đang là một trong những vấn đề nan giải của ngành điều châu Phi. Hơn 60 năm phát triển, hạt điều đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của hơn 20 quốc gia châu Phi, tạo việc làm cho 2,5 triệu người, là nguồn thu nhập chính của hơn 3 triệu người và của khoảng 1,8 triệu hộ gia đình tại riêng khu vực Tây Phi. Có thể thấy, hạt điều có vai trò to lớn không chỉ với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp như Châu Phi mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, sử dụng hiệu quả các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên.