- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 4 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. NGUYỄN HỒNG QUÂN
Cuộc chạy đua Vaccine Covid-19 và cạnh tranh ảnh hưởng giữa các quốc gia
Tóm tắt: Khi các quốc gia tiếp tục phải đối mặt với những tác động bất lợi về kinh tế và sức khỏe từ đại dịch COVID-19, nhu cầu về vật tư y tế và vaccine ngày càng cao. Các nước chạy đua để sản xuất vaccine, nhưng việc phân phối chưa bảo đảm cho các quốc gia được tiếp cận công bằng. Khoảng cách giữa cung và cầu rộng ra khi xuất hiện một số biến thể COVID-19 mới khiến việc cung cấp vaccine trở thành một công cụ quyền lực mềm được các quốc gia sử dụng để nâng cao ảnh hưởng và cải thiện hình ảnh của mình trên trường quốc tế. Ngoại giao vaccine ra đời, làm gay gắt thêm cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc.
2. LÊ KIM SA
“Nỗ lực tối đa, tác động tối thiểu”: Kinh nghiệm phòng chống dịch Covid-19 và thách thức an ninh y tế của châu Phi
Tóm tắt: Không giống như những lần bùng phát dịch bệnh trước đây, trong đại dịch Covid-19, châu Phi đã đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập kiến thức khoa học góp phần định hướng cho phản ứng toàn cầu. Trong 2 năm qua, hàng trăm nhà khoa học trên khắp lục địa châu Phi đã làm việc liên tục để giải trình tự các chủng virus SARS-CoV-2. Ngay trong những tháng đầu của đại dịch Covid-19, châu Phi đã phản ứng nhanh chóng và có phối hợp, vì vậy những tác động tiêu cực về y tế đã được giảm thiểu, nằm ngoài mọi dự bảo trước đây. Những kinh nghiệm này chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho thế giới - như đã được chứng minh qua việc các nhà khoa học Nam Phi là những người đầu tiên phát hiện ra biến thể Omicron vào tháng 11 năm 2021. Tuy nhiên, châu Phi vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức về việc triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cũng như về an ninh y tế trên toàn châu lục.
3. KIỀU QUỲNH DƯƠNG
Tội phạm ma túy ở Châu Phi và kế hoạch hành động của Liên minh Châu Phi
Tóm tắt: Châu Phi là địa bàn tiêu thụ, sản xuất và trung chuyển các chất ma túy trái phép, xuất phát từ Nam Mỹ, qua Tây Phi và đưa đến châu Âu. Theo Liên hợp quốc, hoạt động mua bán và sử dụng trái phép chất ma tủy ở châu Phi luôn ở mức cao nhất, có tới 87% sổ thuốc phiện dược phẩm tịch thu được trên thế giới vào năm 2018 là ở châu Phi (UN, 2018). Một trong những nguyên nhân của chiến tranh, nghèo đói, thất học, rửa tiền và khủng bố kéo dài ở châu Phi là bắt nguồn từ tội phạm ma túy. Năm 2019, Liên minh châu Phi (AU) đã thông qua Kế hoạch hành động về phòng chống tội phạm và kiểm soát ma túy (2019 - 2023) nhằm phòng chống mua bán và sử dụng ma túy dưới mọi hình thức ở khu vực này. Tuy nhiên, những rào cản về chính sách và những khó khăn trong thu thập thông tin liên quan đến ma túy ở châu Phi là những nguyên nhân chính khiến những nỗ lực trong phòng chống tội phạm và kiểm soát ma túy ở châu lục này gặp nhiều thách thức.
4. VŨ THỊ THANH
Đôi nét về chiến lược, chính sách của Trung Quốc trên Biển Đông
Tóm tắt: Kể từ giữa những năm 1990, Trung Quốc theo đuổi chiến lược trì hoãn việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình, đặc biệt là các quyền hàng hải hoặc quyền tài phán đối với các vùng Biển Đông và ngăn chặn các quốc gia khác củng cố các tuyên bố chủ quyền của họ. Kể từ giữa những năm 2000 cho đến hiện nay, tốc độ nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình và ngăn chặn các nước khác đã tăng lên thông qua các biện pháp ngoại giao, hành chính và quân sự. Mặc dù chiến lược của Trung Quốc là tìm cách củng cố các tuyên bố chủ quyền của họ, nhưng thực chất chiến lược này đã và đang đe dọa các quốc gia yếu hơn trong tranh chấp và vốn dĩ đang gây bất ổn. Do đó, chiến lược trì hoãn của Trung Quốc một mặt là nỗ lực ngăn chặn sự leo thang căng thẳng, mặt khác vẫn tìm cách củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình. Bài viết nghiên cứu hành vi của Trung Quốc trong các tranh chấp ở Biển Đông qua lăng kính chiến lược quản lý các tuyên bố chủ quyền của họ.
5. PHẠM THỊ MINH UYÊN
Chuyển dịch mô hình kinh tế tuần hoàn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: Các yếu tố tác động và gợi ý chính sách
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến chuyển dịch mô hình kinh tế tuần hoàn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), nghiên cứu case study ở Việt Nam để từ đó đưa ra những gợi ý chính sách thúc đẩy quá trình chuyển dịch này. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 148 doanh nghiệp thuộc các ngành lĩnh vực theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng quy trình sản xuất và trình độ công nghệ của doanh nghiệp có tác động lớn nhất đến chuyển dịch mô hình kinh tế tuần hoàn đồng thời các chính sách hỗ trợ chính phủ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chuyển đổi này.
6. NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
Công tác quản lí thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế bằng phương pháp thống kê mô tả, so sánh và thang đo Likert với nguồn số liệu được điều tra từ 100 hộ kinh doanh trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác quản lý thuế đã được các hộ kinh doanh đánh giá khá tích cực, trong đó công tác miễn, giảm thuế được đánh giá rất tốt, với điểm trung bình thấp nhất là 3,93 và cao nhất là 4,33; công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế và kiểm tra thuế được đánh giá khá tốt với điểm từ 3,55 đến 4,2. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu trong công tác đăng ký thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được đánh giá chưa cao với mức điểm nhỏ hơn 3 điểm. Điều này cho thấy đơn vị nghiên cứu cần quan tâm nhiều hơn đến các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tính thuế, nộp thuế và quản lý, cưỡng chế nợ thuế, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế hộ kinh doanh nói riêng và công tác quản lý thuế trên địa bàn nói chung.