- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 5 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. NGUYỄN HÙNG VƯƠNG, MAI THỊ HỒNG LIÊN
Chủ nghĩa tân tự do ở Ai Cập và bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển và Việt Nam
Tóm tắt: Năm 2011, Ai Cập chứng kiến cuộc biến động chính trị - xã hội với hàng trăm cuộc biểu tình phản đối cùng các hành vi bất tuân dân sự chống lại nền chính trị cánh tả. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự kiện này là do không có sự tương thích giữa quyền lực chính trị với trình độ phát triển của kinh tế. Những cải cách của chủ nghĩa tân tự do trong việc tổ chức lại cấu trúc xã hội đã dẫn đến một loạt những tác động xã hội tiêu cực, làm tổn hại nền kinh tế quốc gia, gia tăng chế độ đầu sỏ kinh tế, phá sản tầng lớp trung lưu, tăng tỷ lệ đói nghèo và sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản thân hữu... làm cho chế độ độc tài mất đi tính hợp pháp, điều kiện để các nhóm đối lập như phong trào Hồi giáo nhận được nhiều hơn sự ủng hộ và khả năng vận động xã hội. Trong những năm gần đây, mặc dù tình hình chính trị của Ai Cập đã dần khôi phục lại sự ổn định, nhưng mâu thuẫn giữa trình độ cao về chính trị với trình độ phát triển kinh tế còn thấp ngày càng nổi lên, điều này khiến Ai Cập vẫn có nguy cơ rơi vào vòng xoáy bất ổn.
2. ORAIDEN MANUEL SABONETE, FRANCISCO EUSÉBIO FERNANDO TOCOTA, CARLOS MATEUS OMAR
Quan hệ Việt Nam Nam- Mozambique và tiềm năng hợp tác nhằm ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống
Tóm tắt: Việt Nam và Mozambique có quan hệ truyền thống hữu nghị gần nửa thế kỷ. Ngay sau khi Mozambique vừa giành được độc lập vào ngày 25/06/1975, hai nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó, quan hệ giữa Việt Nam và Mozambique ngày càng được tăng cường và mở rộng. Hai nước không chỉ dừng lại ở hợp tác trên lĩnh vực thương mại, đầu tư, mà từng bước mở rộng sang cả lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hoá. Cùng là thành viên của Phong trào không liên kết và là một quốc gia có địa kinh tế hướng ra Ấn Độ Dương, Mozambique là cầu nối chiến lược giúp Việt Nam mở rộng mối quan hệ tốt đẹp tới các quốc gia tại khu vực châu Phi, từ đỏ tạo ra tiềm năng hợp tác giữa các nước đang phát triển trên bình diện ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống trước bối cảnh diễn biến thế giới ngày càng phức tạp.
3. TRẦN THỊ THANH
Một số phương thức triển khai chiến lược của Trung Quốc tại lục địa Châu Phi từ 2015 -2020
Tóm tắt: Kể từ khi nhà nước Trung Quốc manh nha hình thành những nhận thức ban đầu về châu Phi cho đến hiện nay, Chính phủ Trung Quốc đã có những nhận thức sâu sắc, đồng thời có những điều chỉnh và hành động thiết thực trong việc thúc đẩy quan hệ với lục địa này. Năm 2015, Trung Quốc ban hành văn kiện Chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi lần 2, nhằm mục đích xác nhận thành ý nỗ lực phát triển quan hệ hợp tác hữu hảo với châu Phi, đồng thời xác định dấu mốc mới trong việc xây dựng các quan điểm, chủ trương và cách thức toàn diện chiến lược Trung Quốc đối với châu Phi. Phương thức thực thi chiến lược của Trung Quốc được thể hiện rõ hơn cả thông qua Diễn đàn Hợp tác Trung - Phi (FOCAC) và sáng kiến chiến lược “Vành đai và Con đường” cũng như chính sách an ninh – quốc phòng, qua đó chính phủ Trung Quốc triển khai hợp tác với các nước châu Phi trong mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, sức mạnh mềm... với những bước đi, hành động phù hợp với chiến lược đã đề ra, dần tạo dựng vị thế vững chắc của mình tại lục địa Đen. Nói cách khác, Trung Quốc đang từng bước khẳng định vai trò “cường quốc” hàng đầu trong “cuộc đua” tại châu Phi.
4. LÊ VĂN TUYÊN
Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Tóm tắt: Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Song, để tiếp tục thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, cần phải thực hiện thêm nhiều giải pháp cũng như có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ hơn nữa. Bài viết phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong những năm vừa qua, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại bất cập, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới.
5. PHẠM KIM HUẾ
Vị trí địa chính trị của Việt Nam ở biển Đông: Cơ hội và thách thức
Tóm tắt: Việt Nam một quốc gia ven, có ba mặt giáp Biển Đông và có bờ biển trải dài được xếp trong top 30 quốc gia trên thế giới có đường bờ biển dài nhất. Ngoài ra, Việt Nam còn có hàng nghìn các đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Vị trí địa lý này tạo cho Việt Nam những lợi thế, cơ hội trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với các quốc gia trong khu vực Biển Đông và các quốc gia khác trên thế giới, song đồng thời cũng đem lại những thách thức không nhỏ trong bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang, cạnh tranh giữa các nước lớn trong khu vực Biển Đông gia tăng, an ninh phi truyền thống bị đe dọa... Chính vì vậy, bài viết sau đây đề cập khái quát về Biển Đông cũng như vị trí của Việt Nam ở Biển Đông và phân tích để chỉ ra một số cơ hội và thách thức mà vị trí địa chính trị của Việt Nam ở Biển Đông mang lại.
6. NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 13 của Iran và sự kỳ vọng
Tóm tắt: Bài viết gồm có 6 phần: phần 1: Sự kỳ vọng của Iran vào tân tổng thống; Phần 2: Chính sách nền kinh tế đối kháng của Tân tổng thống; Phần 3: Triển vọng khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran; Phần 4: Chính sách đối ngoại của Tân tổng thống; Phần 5: Chính sách xoay trục sang Châu á; Phần 6: Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Iran.
7. NGUYỄN NGỌC MAI
Nguy cơ khủng hoảng an ninh lương thực ở Châu Phi hiện nay
Tóm tắt: Nguy cơ mất an ninh lương thực là vấn đề lớn không chỉ ở từng quốc gia mà thậm chí lên đến tầm khu vực. Mục tiêu của nghiên cứu này sẽ phân tích về thực trạng mất an ninh lương thực ở châu Phi, chỉ ra nguyên nhân, từ đó đánh giá và đưa ra dự bảo. Các chỉ số để phân tích bao gồm: i) Tỷ lệ suy dinh dưỡng (PoU); ii) Tỷ lệ mất an ninh lương thực, iii) Số lượng người thiếu đói ở từng tiểu khu vực. Nguyên nhân gây mất an ninh lương thực ở châu Phi bao gồm ba nguyên nhân bên trong và hai nguyên nhân bên ngoài. Dự bảo, đến năm 2030, châu Phi có thể là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới về mất an ninh lương thực. Nghiên cứu cũng chỉ ra các giải pháp đã được các quốc gia châu Phi nhấn mạnh nhằm giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng an ninh lương thực, tiến đến tăng trưởng bao trùm.