- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 6 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. LÊ PHƯỚC MINH, LÊ QUÝ KHA, LÊ QUANG THẮNG
Rủi ro cho doanh nghiệp Việt Nam hoạt động thương mại nông sản ở Tây Phi
Tóm tắt: Kinh doanh bản thân nó đã bao hàm ý nghĩa: rủi ro và phần thưởng. Rủi ro là những gì mà doanh nghiệp không mong đợi và có thể được nhận diện qua thỏa thuận hợp đồng ngoại thương; qua môi trường hoạt động của chính doanh nghiệp; qua các giao dịch cùng các cam kết có liên quan khác. Rủi ro là những thiệt hại có thể nhìn thấy được hoặc không nhìn thấy được; là rủi ro về kinh tế, về tài chính, về thị trường; là mất mát về nhân lực của doanh nghiệp. Rủi ro là nhân tố thường trực với các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động thương mại, kinh doanh. Rủi có thể đo lường được những cũng có thể không đo lường được. Có những rủi ro lớn đến mức các doanh nghiệp có thể phải xem xét, hoặc hủy bỏ chiến lược kinh doanh. Bài viết đề cập đến các rủi ro thường gặp phải, làm rõ với một số ví dụ điển hình và bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro để các doanh nghiệp Việt Nam chủ động và tự tin hơn nữa trong hoạt động thương mại nông sản ở Tây Phi nói riêng và châu Phi nói chung.
2. NGUYỄN TRẦN HƯNG
Tác động của đánh giá trực tuyến đến quyết định mua của người tiêu dùng trực tuyến: Một nghiên cứu trên Lazada Việt Nam
Tóm tắt: Những bài đánh giá trực tuyến về sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bởi người tiêu dùng được chứng minh là có tác động mãnh mẽ đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng hơn hẳn các thông tin truyền thông đến từ doanh nghiệp hoặc người bán. Tại Việt Nam, việc người tiêu dùng thực hiện mua sắm trên các sàn giao dịch điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki hay Sendo đã trở nên phổ biến. Những khách hàng này tin tưởng nhiều vào những bài viết, bình luận về sản phẩm mà họ đọc được hoặc tìm hiểu từ những người tiêu dùng khác trước khi thực hiện mua. Trước thực tế đó, tác giả đã đề xuất mô hình tác động của đánh giá trực tuyến đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng và thực nghiệm nghiên cứu trên sàn giao dịch có số lượng người tiêu dùng đông đảo nhất Việt Nam, đó là Lazada. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố của giới thiệu xã hội như: Sự trung thành của người đánh giá trực tuyến với thương hiệu của doanh nghiệp bản hàng; Mong muốn thể hiện bản thân của người đánh giá trực tuyến; Mong muốn hỗ trợ cộng đồng của người đánh giá đều có tác động tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng trực tuyến trên sàn giao dịch Lazada Việt Nam.
3. NGUYỄN THỊ HỒNG NGA, VÕ THỊ MINH LỆ
Liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương ven biển của Việt Nam
Tóm tắt: Du lịch được kỳ vọng sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, trong đó du lịch biển, đảo đang góp phần quan trọng cho sự phát triển chung của ngành du lịch. Trong những năm qua, các tỉnh, thành phố ven biển đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh và bước đầu hình thành những liên kết giữa các địa phương để phát triển du lịch như: liên kết sản phẩm du lịch; liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch; liên kết giữa các chủ thể (doanh nghiệp lữ hành, Hiệp hội Du lịch, Sở Du lịch...); và liên kết phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nhìn chung liên kết giữa các địa phương còn nhiều hạn chế như: sản phẩm trùng lặp, hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu liên kết, xu hướng cạnh tranh giữa các địa phương... Vì vậy, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược quốc gia về liên kết giữa các địa phương ven biển trong phát triển du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng kết nối và đổi mới tư duy về liên kết.
4. LÊ THANH HUYỀN
Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển tài chính vi mô và bài học rút ra cho Việt Nam
Tóm tắt: Hình thức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô (TCVM) bản chính thức và có sự tham gia của các tổ chức tài chính chính thức bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ IXX tại châu Âu như Anh, Đức, Ai len và Italia. Đến cuối thế kỷ XX, khi Ngân hàng Grameen ở Bangladesh đi tiên phong trong phong trào tín dụng vi mô và cho thấy rõ tiềm năng trong việc xoá đói giảm nghèo bằng phương thức cung cấp tín dụng cho các hộ gia đình nghèo, thì tài chính vi mỗ bắt đầu được thịnh hành trên toàn thế giới. Trước đây, tài chính vi mô luôn gắn liền với các chương trình xóa đói giảm nghèo mang tính hỗ trợ nhân đạo của chính phủ hay các tổ chức nhân đạo. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay trên thế giới đã xuất hiện cách tiếp cận thương mại vào lĩnh vực tài chính vi mô. Đã xuất hiện nhiều bằng chứng cho thấy ngành tài chính vị mô có thể phát triển tự vững, và có thể sinh lời chứ không chỉ là các hoạt động viện trợ, nhân đạo. Bài viết phân tích, đánh giá về mô hình của một số ngân hàng tiêu biểu trên thế giới, hoạt động tài chính vi mô ở một số quốc gia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
5. LÊ VÂN
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với an ninh lương thực ở châu Phi
Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh lương thực ở châu Phi, nơi đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của biến đổi khi hậu và các cuộc xung đột. Chuỗi cung ứng, an ninh lương thực và dinh dưỡng, cũng như các chức năng sản xuất ở thời điểm hiện tại và tương lai sẽ phải chịu những tác động tiêu cực bởi một loạt các yếu tố liên quan đến cuộc khủng hoảng COVID-19. Chính phủ của các quốc gia đã đưa ra các phản ứng chính sách nhằm giảm thiểu những tác động của đại dịch đối với hệ thống lương thực của châu lục, tuy nhiên, các phản ứng chính sách này đang làm gián đoạn các chuỗi cung ứng trong lĩnh vực nông nghiệp và làm trầm trọng thêm vấn đề mất an ninh lương thực và thiếu hụt dinh dưỡng trên khắp khu vực. Bài viết nêu rõ những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với an ninh lương thực châu Phi và đưa ra những biện pháp giúp châu Phi bảo đảm an ninh lương thực trong và sau đại dịch.
6. TRỊNH THỊ LAN ANH
Thu hút vốn đầu tư từ UAE vào Việt Nam
Tóm tắt: Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) là nhà nước liên bang gồm 7 tiểu vương quốc, nổi bật là Abu Dhabi và Dubai. Sau 27 năm kể từ khi Việt Nam và UAE thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 1/8/1993, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã có những bước phát triển vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có quan hệ hợp tác đầu tư. Mặc dù vậy, dòng vốn đầu tư từ UAE vào Việt Nam trong những năm qua còn thấp so với tiềm năng. Việt Nam có thể mạnh là thị trường có dân số lớn, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao, nhiều cơ hội thị trường cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam. Trong khi đó, UAE là nền kinh tế phát triển với nhiều thế mạnh, các doanh nghiệp UAE có tiềm lực về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Điều này đặt ra cơ hội lớn cho thu hút đầu tư từ UAE vào Việt Nam. tạo ra.