- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 7 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. KIỀU THANH NGA
Xung đột Israel -Palestine và triển vọng hòa bình khu vực sau thỏa thuận ngừng bắn
Tóm tắt: Quan hệ giữa Israel và Palestine trải qua nhiều thập kỷ mâu thuẫn và xung đột bắt nguồn từ lịch sử, tôn giáo, biên giới và lãnh thổ. Bế tắc trong quan hệ ngoại giao giữa hai bên khiến khu vực Trung Đông chưa bao giờ được yên ổn, bất cứ động thái khiêu khích nào của một trong hai bên cũng có thể là chất xúc tác thổi bùng lên ngọn lửa mâu thuẫn và xung đột. Cuộc xung đột lần này không nằm ngoài sự bế tắc ấy và được cho là cuộc đụng độ nghiêm trọng nhất giữa Israel và phong trào Hamas kể từ cuộc chiến tại dải Gaza vào năm 2014. Sau hơn 10 ngày đụng độ quyết liệt giữa hai bên, một thỏa thuận ngừng bắn đã đạt được nhưng liệu thỏa thuận này sẽ duy trì được bao lâu và tương lai hòa bình khu vực sẽ như thế nào? Từ những phân tích và đánh giả cuộc xung đột lần này, bài viết sẽ đánh giá và dự báo triển vọng hòa bình khu vực sau thỏa thuận ngừng bắn, đồng thời đưa ra một số đề xuất cho Việt Nam.
2. NGUYỄN HỒNG QUÂN
Quan hệ Nhật Bản - Mỹ trong bối cảnh an ninh Đông Á hiện nay
Tóm tắt: Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, Mỹ sử dụng nước Nhật Bản bại trận làm căn cứ để ngăn chặn Liên Xô và Trung Quốc, ra sức biến xứ sở Mặt trời mọc thành “tàu sân bay không thể đánh chìm". Nhật Bản dựa vào Mỹ để phát triển kinh tế đất nước, mặt khác tranh thủ Mỹ để xây dựng tiềm lực mọi mặt, dẫn mở rộng vai trò ra khu vực. Sau Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản từng bước khẳng định vai trò trong liên minh song phương với Mỹ, phát huy vai trò của Lực lượng Phòng vệ, giải thích lại Điều 9, Hiến pháp Nhật Bản năm 1947, tiếp tục nâng cao vị thế quốc tế, cùng Mỹ giữ vai trò chủ đạo trong tập hợp lực lượng ở khu vực. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Nhật Bản tham gia cùng các nước khu vực nỗ lực bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, đối phỏ với những nguy cơ bất ổn ở Đông Á.
3. NGUYỄN THỊ YẾN NGỌC
Phát triển năng lực tự chủ và trách nhiệm cá nhân cho sinh viên Đại học Việt Nam theo tiếp cận mô hình 7C
Tóm tắt: Có nhiều mô hình được nghiên cứu, vận dụng để đào tạo và phát triển năng lực tự chủ và trách nhiệm cá nhân, tuy nhiên, không phải mô hình nào cũng phát huy chất lượng và hiệu quả trong rèn luyện và nâng cao năng lực tự chủ và trách nhiệm cá nhân cho sinh viên ở các trường đại học. Nhiều nhà quản trị đại học đã xem Mô hình TC là một mô hình nâng cao năng lực tự chủ và trách nhiệm cá nhân cho thế hệ trẻ trong thế kỷ XXI. Nội dung cốt lõi của Mô hình 7C là định hình khái niệm tự chủ và trách nhiệm cả nhân như là một quá trình bao trùm (inclusive process), chứ không chỉ là một vị trí, chức vụ (position). Theo mô hình 7C thì thay đổi được hiểu là làm khác hơn và để tốt hơn. Mô hình 7C là một mô hình phát triển năng lực tự chủ và trách nhiệm cá nhân dựa trên giá trị, xoay quanh cốt lõi hoạt động lãnh đạo là phương tiện để thay đổi đời sống kinh tế - xã hội.Với những đặc trưng và nội dung cốt lõi như vậy, nên mô hình 7C đã được nhiều trường đại học ở các nước phát triển vận dụng để phát triển năng lực tự chủ và trách nhiệm cá nhân cho sinh viên đại học, chuẩn bị tốt nguồn nhân lực trí thức trẻ trước khi họ tham gia vào thị trường lao động. Nội dung bài viết tập trung phân tích mô hình 7C với lập luận về sự phù hợp của mô hình này trong phát triển năng lực tự chủ và trách nhiệm cá nhân cho sinh viên đại học Việt Nam.
4. NGUYỄN BẢO THƯ
Bối cảnh mới và lối đi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch hậu Covid-19
Tóm tắt: Du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanh và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2018 trên thế giới có khoảng 1,4 tỷ người đi du lịch, ngành du lịch chiếm 10,4% (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) đối với GDP toàn cầu, đóng góp khoảng 319 triệu việc làm trên toàn thế giới. Do lợi ích nhiều mặt mà du lịch mang lại nên nhiều nước đã tận dụng tiềm năng và lợi thế của mình để phát triển du lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất trong nước. đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam nằm ở khu vực có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh và được dự báo là một trong những trọng điểm phát triển du lịch của thế giới trong thế kỷ 21. Đây là cơ hội tốt cho du lịch nước ta phát triển, khẳng định vị thế trên thị trường khu vực và thế giới, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức, trở ngại. Bài viết phân tích, đánh giá tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid 19 đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ngành du lịch. Đồng thời, đưa ra những giải pháp phục hồi DNNVV ngành du lịch hậu Covid-19 ở Việt Nam.
5. ĐỖ ĐỨC HIỆP
Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Saudi Arabia: Thực trạng và triển vọng
Tóm tắt: Việt Nam và Saudi Arabia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21/10/1999. Việt Nam mở đại sứ quán Việt Nam tại Riyadh vào tháng 4/2007 và sau đó hơn một năm, tháng 12/2008, Saudi Arabia mở đại sứ quán Saudi Arabia tại Hà Nội. Kể từ đó, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Saudi Arabia có những bước phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong hợp tác kinh tế. Kim ngạch thương mại không ngừng gia tăng, một số dự án đầu tư của Saudi Arabia đã được triển khai tại Việt Nam và hoạt động có hiệu quả, trong số các thị trường xuất khẩu lao động tại Trung Đông thì thị trường Saudi Arabia là thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Saudi Arabia đạt được một số thành tựu song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và dư địa của hai nước. Để hiểu rõ hơn về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Saudi Arabia, bài viết sau đây tập trung tìm hiểu về lợi thế và nhu cầu thúc đẩy quan hệ hợp tác của Saudi Arabia; phân tích và đánh giá thực trạng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Saudi Arabia trong những năm gần đây, để từ đó dự báo về triển vọng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Saudi Arabia trong thời gian tới.
6. VIỆT HÀ
Đánh giá không gian hợp tác Trung- Nga tại châu Phi
Tóm tắt: Vai trò của châu Phi ngày càng có tầm quan trọng trong chiến lược đối với Nga và Trung Quốc. Cả hai nước đều có những lợi ích chung ở châu Phi, và không gian hợp tác Trung – Nga trên lục địa này rộng hơn nhiều so với không gian cạnh tranh giữa hai nước. Những nỗ lực chung của Trung Quốc và Nga nhằm duy trì sự ổn định ở châu Phi, cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của châu lục này là lợi ích chiến lược của hai nước. Đồng thời, quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Nga và Trung Quốc ở châu Phi tạo động lực quan trọng để tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
7. HỒ DIỆU HUYỀN
Bất ổn xã hội bạo loạn ở một số tỉnh của Nam Phi
Tóm tắt: Tình trạng bất ổn bắt đầu diễn ra vào ngày 9 tháng 7 năm 2021, cùng ngày tòa án cấp cao đưa ra bản án và kết án tù cựu Tổng thống Zuma.Cùng với đó, các vụ biểu tình đã lan rộng và leo thang thành bạo loạn, trộm cắp, cướp bóc và phá hoại tài sản trên khắp các đường phố.Cũng có nhiều bằng chứng cho thấy, tình trạng ; bất ổn, bạo loạn này có một phần liên quan đến các căng thẳng trong vấn đề chủng tộc giữa người da đen Nam Phi và Ấn Độ.Không chỉ có vậy, nhiều người dân Nam Phi còn lợi dụng quyền tự do ngôn luận, đăng thông tin chưa được kiểm chứng với mục đích kích động dư luận lên mạng xã hội. Có thể đánh giá rằng, đây là tình trạng bạo loạn tồi tệ nhất chưa từng có ở Nam Phi kể từ sau khi chế độ phân biệt chủng tộc bị sụp đổ.
8. TRẦN THÙY PHƯƠNG, TRỊNH THỊ LAN ANH
Thăng trầm trong bầu cử ở Israel
Tóm tắt: Chính trường Israel liên tục rơi vào bất ổn trong vòng 2 năm từ năm 2019-2021, với tổng số 4 cuộc bầu cử. Tháng 6 năm 2021 cũng là thời điểm Israel thay đổi vị trí tổng thống. Ngày 2/6/2021, trong cuộc bỏ phiếu kín, với 87/120 phiếu thuận trong Quốc hội Israel, ông Isaac Herzog đã được bầu chọn là tổng thống thứ 11. Tổng thống Israel mới có nhiệm kỳ 7 năm và phần lớn giữ vai trò nghi lễ nhưng rất quan trọng bởi quyết định người được ủy quyền thành lập chính phủ sau các cuộc bầu cử, có quyền ân xá, khoan hồng. Cuộc bầu tổng thống này là lần đầu tiên hai ứng cử viên không phải thành viên của quốc hội và là hai ứng cử viên độc lập tranh cử vào chức vụ này.