- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 9 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. LÊ KIM SA
Tác động của việc sử dụng công nghệ thông tin đối với tăng trưởng kinh tế ở châu Phi: vai trò của cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ
Tóm tắt: Hiện nay, việc nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin (CNTT) đối với tăng trưởng kinh tế ở châu Phi còn tương đối hạn chế. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận châu Phi đã có nhiều nỗ lực để công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng internet trở nên ngày càng phổ cập tại châu lục này. Do đó, đã có nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng công nghệ thông tin sẽ kích thích nền kinh tế bằng cách tạo điều kiện giao tiếp, trao quyền cho các cá nhân, tạo việc làm và thúc đẩy đổi mới ở lục địa này. Bài viết tổng hợp và phân tích tư liệu để đánh giá tác động của việc sử dụng CNTT của cá nhân, doanh nghiệp hay của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia châu Phi. Kết quả cho thấy, đã có những bằng chứng rằng việc sử dụng CNTT của từng cá nhân, thay vì sử dụng của doanh nghiệp hay chính phủ, mang lại tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia châu Phi. Do đó, để bắt kịp với xu hướng phát triển hiện nay, các chính phủ châu Phi cần phải cải thiện việc sử dụng CNTT và năng lực kỹ thuật thông qua các chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới phù hợp.
2. ĐẬU XUÂN ĐẠT, TRẦN THỊ NGÁT
Hoàn thiện chính sách thương mại về xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Đông
Tóm tắt: Lợi thế tĩnh của các quốc gia Trung Đông chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên về dầu khí và vị trí địa chính trị. Trong khi đối với nông nghiệp thì khu vực này lại là vùng đất xấu, năng suất cây trồng thấp. Trong khi đó, Việt Nam có lợi thế so sánh trong việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp do được thiên nhiên ưu ái. Sự thâm nhập của nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Đông khá muộn, cho nên các sản phẩm nông sản Việt Nam chưa gây được cảm tình với người tiêu dùng Trung Đông và chưa cạnh tranh được với các quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan... Vì vậy, Việt Nam cần hoàn thiện chính sách thương mại nhằm không chỉ giúp khai thác tối đa lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm nông sản mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19 để cạnh tranh trên thị trường Trung Đông.
3. LƯ VĨ AN
Trà trong văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ thời Ottoman
Tóm tắt: Trà là một trong những thức uống phổ biến và được ưa chuộng nhất trên thế giới. Không chỉ vậy, trà còn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của nhiều dân tộc, trong đó có người Thổ Nhĩ Kỳ. Trà đã được biết tới ở Thổ Nhĩ Kỳ từ thế kỷ XVII vào thời Ottoman qua ghi chép của các thư tịch và văn bản đương thời. Đến giữa thế kỷ XIX thì nó trở thành thức uống được phổ biến rộng rãi trong xã hội Ottoman Cũng như cà phê, trà là một trong những yếu tố không thể thiếu trong đời sống thường nhật của người Thổ Nhĩ Kỳ. Văn hóa trà của Thổ Nhĩ Kỳ mang những nét đặc trưng riêng biệt từ loại trà sử dụng cho đến dụng cụ pha chế, dụng cụ thưởng thức và cách thức pha trà. Trà ở Thổ Nhĩ Kỳ được uống tại nhà mỗi ngày vào bữa sáng và được dùng để chiêu đãi khách mời. Trà cũng được uống tại những địa điểm công cộng như trà lâu, trà phòng, trà điểm và trà viên. Bài viết tìm hiểu nguồn gốc và lịch sử du nhập của trà ở Thổ Nhĩ Kỳ thời kỳ Ottoman. Qua đó, bài viết phân tích những nét đặc trưng trong văn hóa trà Thổ Nhĩ Kỳ, thể hiện ở các phương diện: nghệ thuật uống trà của người Thổ Nhĩ Kỳ, vai trò của trà trong đời sống xã hội Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như ảnh hưởng của trà đối với y học cổ truyền và ẩm thực đất nước này.
4. NGUYỄN HẢI LƯU
Vấn đề Nam Sudan tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và vai trò, đóng góp của Việt Nam
Tóm tắt: Từ tháng 1/2020 đến nay, Việt Nam đang đảm nhiệm thành công cương vị Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), cơ quan có vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế. Trong chương trình nghị sự của HĐBA, Nam Sudan là một vấn đề phức tạp, thu hút sự quan tâm giải quyết của các nước thành viên do những bất ổn chính trị, an ninh kéo dài ở quốc gia này, gây ra nhiều thách thức, nguy cơ đối với hoà bình, ổn định chung của khu vực Đông Phi. Đây cũng là một vấn đề mà Việt Nam cần theo dõi sát và có những biện pháp ứng xử phù hợp vì là địa bàn nơi chúng ta đang triển khai hoạt động gìn giữ hoà bình trong Phái bộ của LHQ. Trên cơ sở đó, bài viết này sẽ phân tích bối cảnh hiện nay ở Nam Sudan, quá trình xử lý của HĐBA LHQ và đánh giả vai trò, đóng góp của Việt Nam trong hỗ trợ ổn định tình hình trên thực địa.
5. NGUYỄN DANH CƯỜNG
Không gian văn hóa “Majlis” ở vương quốc Saudi Arabia
Tóm tắt: Không gian “Majlis” là một trong những di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Việc nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể nói chung và không gian “Majlis” nói riêng có vai trò rất quan trọng để hiểu biết về văn hóa, con người và đất nước Vương quốc Saudi Arabia, qua đó góp phần tăng cường sự giao lưu văn hóa và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Vương quốc Saudi Arabia.
6. NGUYỄN THỊ VÂN HÀ, VŨ THỊ VÂN NGỌC
Thực tiễn chuyển đổi số trên thế giới: kinh nghiệm quốc gia và khung khổ pháp lý
Tóm tắt: Công nghệ kỹ thuật số đang định hình lại hoàn toàn hệ thống kinh tế toàn cầu. Sự hình thành của nền kinh tế số hiệu quả sẽ mở ra cơ hội đáng kể cho việc hình thành và phát triển doanh nghiệp, giúp gia tăng dòng vốn đầu tư, tích lũy nguồn nhân lực và tài chính của thế giới. Sự khác biệt giữa các nền kinh tế trước đó với nền kinh tế dựa trên Internet hiện nay là “kinh tế kỹ thuật sổ” có tính toàn cầu, được cả các nước phát triển và đang phát triển sử dụng, thậm chí các nước đang phát triển có thể bứt phá nhanh hơn nếu có chiến lược khai thác và sử dụng thông tin khéo léo. Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, sau khi đã xác định được đúng mục tiêu trọng tâm của quá trình chuyển đổi số phù hợp với nhu cầu và thực lực, mỗi quốc gia sẽ có một cách thức tiến hành chuyển đổi số khác nhau. Điều này không chỉ phụ thuộc vào cấu trúc chính trị và các giá trị thể chế mà chính quyền đó theo đuổi, mà còn có thể phụ thuộc vào mức độ phát triển của khoa học công nghệ, mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp, mức độ đầy đủ của nguồn nhân lực.
7. ĐINH CÔNG HOÀNG
Đất nông nghiệp và vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở châu Phi hiện nay
Tóm tắt: Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra châu Phi rất có tiềm năng về phát triển nông nghiệp. Châu Phi là châu lục giàu tài nguyên về đất đai, nhiều quốc gia châu Phi có khí hậu thổ nhưỡng tốt, có tiềm năng lớn cho phát triển nông nghiệp nhưng lại chưa được khai thác một cách hiệu quả. Từ đây, công tác nghiên cứu về tiềm năng của châu Phi trở nên rất cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc nhận diện, tìm kiếm và nắm bắt cơ hội trong hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam với các quốc gia châu Phi. Bài viết sẽ phân tích những đặc điểm về thổ nhưỡng, kết cấu và phân bổ, mức độ tập trung và phân tán đất nông nghiệp tại châu Phi. Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, so sánh và thu thập tài liệu thứ cấp từ các báo cáo và dữ liệu của FAO và các nhóm nghiên cứu tại châu Phi để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Đây sẽ là cơ sở nền tảng cho việc định hướng xây dựng chính sách hợp tác về nông nghiệp giữa Việt Nam với các quốc gia châu Phi trong tương lai.
8. TRỊNH THỊ LAN ANH
UAE - Thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam
Tóm tắt: Sau 26 năm chính thức thiết lập quan hệ hợp tác (1993-2019), Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Với chính sách kinh tế mở và vị trí cửa ngõ sang thị trường vùng Vịnh cùng các lợi thế khác, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường UAE các năm qua có nhiều tín hiệu đáng mừng. Để tiếp tục khai thác lợi thế tiềm năng xuất khẩu của thị trường này, Việt Nam cần phải có các biện pháp hữu hiệu hơn trong thời