- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. NGUYỄN TUẤN ANH, NGUYỄN XUÂN TÙNG, NGUYỄN HÀ PHƯƠNG
Tình hình kinh tế khu vực Đông Nam Á năm 2020 và triển vọng năm 2021
Tóm tắt: Kinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn biến động chưa từng có trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Kể từ khi tổ chức Y tế thế giới chính thức tuyên bố Virus Sars-CoV-2 là đại dịch toàn cầu, kinh tế thế giới nhanh chóng chịu tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, tạo ra các đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu và làm chao đảo thị trường các loại tài sản và hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. ASEAN cũng không nằm ngoài phạm vi tác động và cuộc khủng hoảng lần này làm bộc lộ những yếu kém nền tảng và tính dễ bị tổn thương của các nền kinh tế ASEAN, nhất là việc phụ thuộc quá lớn vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, lĩnh vực du lịch và kiều hối. Bài viết tập trung đánh giá kinh tế khu vực 2020 và triển vọng cũng như thách thức năm 2021.
2. PHẠM XUÂN TRƯỜNG, TỪ THÚY ANH
Mối quan hệ giữa nợ công bền vững và tăng trưởng kinh tế ở các nước trong khu vực Đông Nam Á
Tóm tắt: Nợ công bền vững từ lâu đã là một trong những ưu tiên hàng đầu của các chính phủ, đặc biệt là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế 1997-1998, 2008-2009 cũng như cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu những năm 2010. Thực tế cho thấy các quốc gia nhất là các nước đang phát triển luôc cố gắng duy trì một trạng thái nợ công ít rủi ro, từ đó hỗ trợ tốt nhất cho tăng trưởng và ngược lại duy trì được tốc độ tăng trưởng cao ổn định cũng giúp các quốc gia ga tăng mức độ bền vững của nợ công. Bài viết sử dụng phương pháp chỉ số hóa để lượng hóa mức độ bền vững của nợ công, một khái niệm tổng hợp chịu tác động của rất nhiều yếu tố cho các nước trong khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000-2018. Sau đó sử dụng mô hình VAR để xác định mối quan hệ giữa mức độ bền vững của nợ công và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước này. Kết quả cho thấy tác động tích cực của mức độ bền vững nợ công tới tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực. Điều này gợi ý các chính phủ Đông Nam Á cần tiếp tục kiên định trong việc cải thiện mức độ bền vững nợ công trong thời gian tới.
3. ĐỖ MINH CAO, LÊ VĂN MỸ
Biển Đông: Cuộc chiến công hàm và tác động đến Việt Nam
Tóm tắt: Những năm gần đây, Biển Đông đã và đang là một trong những điểm nóng địa- chính trị quy mô khu vực và toàn cầu. Nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực đang bị cuốn vào cuộc đấu tranh giành pháp lý, chủ quyền, quyền tự do hàng hải... Cuộc chiến công hàm đang là chủ điểm nổi bật trong cuộc chiến pháp lý nhằm biến vùng biển này dần trở thành một khu vực hòa bình, tự do đi lại trong Châu Á- Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Nhũng diễn biến, hệ quả của cuộc chiến này đang và sẽ có những tác động nhiều mặt đến các nước trong và ngoài khu vực. Tác động của cuộc chiến đối với Việt Nam là đáng kể trong cuộc đấu tranh gìn giữ chủ quyền biển đảo trước bối cảnh sức ép nặng nền từ hành động “bắt nạt” gia tăng đột biến từ láng giềng phương Bắc.
4. TRƯƠNG DUY HÒA
Những vấn đề đặt ra hiện nay trong quan hệ hợp tác giữa Lào với các nước tiểu vùng Mekong
Tóm tắt: CHDCND Lào có vị trí chiến lược quan trọng trong Tiểu vùng Mekong mở rộng. Từ đó, nhiều vấn đề bức thiết đang đặt ra hiện nay trong quan hệ hợp tác giữa Lào với các nước Tiều vùng. Đây là các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước, rừng, đất đai và biến đổi khí hậu... mà việc giải quyết chúng đòi hỏi sự chung ta của nhiều nước. Bài viết tập trung nhận diện và phân tích một số vấn đề đang đặt ra hiện nay trong hợp tác Tiểu vùng giữa Lào với các nước trên các khía cạnh chủ yếu.
5. NGUYỄN HÀO HÙNG, NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG
Hội ái hữu viên chức Việt làm việc trong các công sở hành chính Lào thời Pháp thuộc
Tóm tắt: Nghiên cứu tài liệu: “Điều lệ Hội ái hữu viển chức Việt làm việc trong các công sở hành chính Lào”, 1924, Imprimerie Mac Dinh Tu, Hanoi, bằng tiếng Pháp lưu giữ tại Thư viện quốc gia cho thấy chỉ từ thảng 911919 đến tháng 211924, bản Điều lệ chính thức của Hội đã được sửa đổi ba lần. Điều này cho phép lý giải được hiện tượng tăng đột biến viên chức người Việt ở các đô thị Lào, nhất là thủ đô Vientiane trong hai thập niên đầu của thế kỷ XX, khi chính quyền thực dân Pháp đang tìm cách dặt cơ sở cho bộ máy cai trị bằng chính sách đặc thù dựa hẳn vào người Việt trong chính sách chung “chia để trị” của họ. Hiện tượng cộng đồng viên chức người Việt ở Lào vừa là “đối tượng”, vừa là “đối tấc” của chính quyền thực dân Pháp, đòi hỏi phải có thái độ nghiên cứu thận trọng khi đảnh giả đề bảo đảm tính khách quan của lịch sử.
6. NGUYỄN THỊ HỒNG LAM
Những thay đổi trong chương trình học ở cấp Trung học phổ thông của Thái Lan từ sau luật giáo dục quốc gia 1999
Tóm tắt: Giáo dục trung học phổ thông đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục cơ bản của Thái Lan, là cầu nối giữa giáo dục cơ bản và giáo dục cấp cao, thị trường lao động. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có thể trực tiếp tham gia vào thị trường lao động hoặc tiếp tục học lên đại học và cao đẳng để nâng cao chuyên môn. Đặc biệt, chương trình học ở cấp trung học phổ thông sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, quyết định đến chất lượng đầu ra của học sinh. Để phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của xã hội cũng như để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế, chính phủ Thái Lan đã nhiều lần cải cách chương trình học ở cấp giáo dục trung học nói chung, trong đó có giáo dục trung học phổ thông. Bài viết tập trung vào những thay đổi trong chương trình học ở cấp giáo dục trung học phổ thông kể từ sau luật giáo dục quốc gia Thái Lan được ban hành vào năm 1999 và đưa ra một số nhận xét.
7. PHONVILAY PHOMVIENGXAY
Những nhân tố tác động đến giáo dục-đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay
Tóm tắt: Bài viết đề cập đến những nhân tố tác động đến giáo dục- đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay. Thông qua đó, tác giả nhấn mạnh vai trò quyết định của giáo dục- đào tạo nói chung và giáo dục- đào tạo nghề nói riêng đối với quá trình phát triển nguồn nhân lực đưa đất nước Lào phát triển vững mạnh, thịnh vượng trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
8. LẠI THỊ HƯƠNG
Quan hệ Quảng Bình (Việt Nam)và Khammuane (Lào)trong lĩnh vực kinh tế từ năm 1989 đến năm 2019
Tóm tắt: Quan hệ Quảng Bình-Khammuane là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt trên nền tảng mối quan hệ hữu nghị Việt- Lào. Trong 30 năm từ 1989 đến 2019, mối quan hệ giữa hai tỉnh ngày càng bền chặt, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực hợp tác, đặc biệt là hợp tác kinh tế. Trên cơ sở nhìn nhận lại quá trình hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh từ năm 1989 đến nay, bài viết nhằm hệ thống đánh giá lại quá trình hợp tác kinh tế giữa hai địa phương.
9. ĐỖ ANH VINH
Bảo vệ nền tảng tư tương của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng hiện nay
Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) phát triển, bùng nổ mạnh mẽ tạo ra thời cơ lớn, đồng thời có những thách thức không nhỏ đối với cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, các thế lực thù địch lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ, trong đó có không gian mạng để tuyên truyền xuyên tạc, chống phá, phủ nhận thành quả cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Bài viết tập trung làm sáng rõ cơ sở lý luận cơ bản về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá nền tảng tư tưởng Đảng của các thế lực thù địch trên không gian mạng; một số kết quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng. Từ đó tác giả xác định và luận giải một sô giải pháp tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên khống gian mạng hiện nay.