- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1 năm 2023
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. NGUYỄN VĂN TUẤN, TRẦN KHÁNH
Bàn về hành động địa chiến lược của Thái Lan từ sau Chiến tranh Lạnh
Tóm tắt: Sự giảm mối quan tâm của Mỹ đối với Đông Nam Á trong những thập niên đầu sau Chiến tranh Lạnh và sự nổi lên của Trung Quốc, nhất là về kinh tế, đã thôi thức chính phủ Thái Lan dành ưu tiền từ ngoại giao an ninh - quân sự sang kinh tế và coi trọng mở rộng quan hệ với các nước châu Á, trước hết là Trung Quốc. Tuy nhiên, Thái Lan vẫn luôn coi trọng quan hệ với phương Tây, đặc biệt là Mỹ, nhằm tạo ra thế cân bằng và tự chủ chiến lược trước sự gia tăng cạnh tranh Mỹ - Trung. Để góp phần làm tăng tính chiến lược của nhân tố địa lý và hình thành nên một không gian chiến lược cho an ninh và phát triển trong bối cảnh mới, Thái Lan đã đưa ra các dự án địa chiến lược mới, tiêu biểu là dự án Hành lang kinh tế phía Đông (EEC) với tham vọng đưa đất nước trở thành trung tâm sản xuất, kết nối về công nghệ cao và logistics, cửa ngõ về thương mại và đầu tư của khu vực.
2. BÙI THỊ THẢO
Những bước tiến mới trong hợp tác quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và triển vọng
Tóm tắt: Quốc phòng - an ninh vốn là lĩnh vực đối mặt nhiều trở ngại mang tính lịch sử và phát triển khá muộn so với các lĩnh vực khác trong mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vì lợi ích chung của hai quốc gia, hai dân tộc, Việt Nam và Hoa Kỳ đã vượt qua những trở ngại khắc nghiệt, từng bước kiến tạo, vun đắp mối quan hệ song phương đặc biệt này. Trong các thập niên đầu thế kỷ XXI, nhất là từ thời Tổng thống Barack Obama (2009-2017) đến nay (2022), hai nước không ngừng tăng cường hợp tác sâu, rộng và đạt nhiều bước tiến quan trọng. Bài viết này tập trung phân tích những chuyển biến mới, những động lực và triển vọng của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ về quốc phòng - an ninh, lĩnh vực có sự phát triển ấn tượng, chứa đựng nhiều ý nghĩa và tác động sâu sắc đối với chính sách đối ngoại mỗi nước, cũng như đối với quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ trong bối cảnh mới.
3. TRƯƠNG QUANG HOÀN
Quan hệ kinh tế Việt Nam – Australia từ năm 2009 đến nay: Thành tựu và hạn chế
Tóm tắt: Quan hệ kinh tế Việt Nam - Australia phát triển nhanh sau khi hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Australia và New Zealand (AANZFTA) được ký kết vào năm 2009. Trong lĩnh vực thương mại, Việt Nam và Australia đã trở thành các đối tác quan trọng của nhau. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Australia dịch chuyển theo hướng giảm mạnh thị phần nhóm hàng nhiên liệu thôi, tăng đóng góp nhóm sản phẩm công nghiệp chế tạo. Trong lĩnh vực đầu tư, đầu tư từ Australia góp phần tích cực vào phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ và xuất khẩu của Việt Nam, trong khi Australia cũng là thị trường đầu tư ra nước ngoài quan trọng của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế Việt Nam - Australia tồn tại không ít hạn chế, thách thức. Thương mại Việt Nam - Australia tăng trưởng không ổn định, dễ tổn thương trước biển động bên ngoài. Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Australia tăng nhanh những năm gần đây. Đầu tư của Australia vào Việt Nam chưa có sự ổn định và thấp hơn nhiều các đối tác đầu tư hàng đầu của Việt Nam, giá trị trung bình mỗi dự án còn nhỏ.
4. DƯƠNG HÀ HIẾU
Người Pháp và quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa ở nửa đầu thế kỷ XIX
Tóm tắt: Thông qua các tư liệu tiếng Pháp xuất bản ở nửa đầu thế kỷ XIX phản ánh về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà người Pháp gọi chung là quần đảo Paracel hoặc quần đảo Pracel, bài viết tập trung vào việc tìm hiểu cách nhìn nhận, đánh giá của người Pháp về hai quần đảo này. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra sự thừa nhận một cách khách quan của người Pháp nói riêng và người Châu Âu nói chung về chủ quyền quốc gia của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Biển Đông. Đồng thời cho thấy, những phản ảnh của người Pháp là hoàn toàn trùng khớp với các thông tin mà sử liệu Việt Nam thời phong kiến đề cập.
5. NGUYỄN THỊ HỒNG LAM
Quan hệ giữa Phật giáo và nền chính trị ở Myanmar
Tóm tắt: Là quốc gia với gần 90% dân số theo đạo Phật, Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá, nghệ thuật, đời sống xã hội và thậm chí là nền chính trị của Myanmar. Từ khi nhà nước đầu tiên của Myanmar hình thành, Phật giáo và chính trị là hai yếu tố không thể tách rời, được các Nhà vua sử dụng để điều hành đất nước. Trong thời kỳ thuộc địa, Phật giáo đã đóng vai trò không nhỏ đến quá trình đấu tranh giành độc lập của Myanmar và từ đó, tôn giáo đã hòa quyện với chính trị, hình thành nên một hình thái Phật giáo chính trị như ngày nay. Bài viết tìm hiểu mối quan hệ giữa Phật giáo và nền chính trị Myanmar qua các thời kỳ. Từ đó, có thể cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về Phật giáo nơi đây cũng như tầm ảnh hưởng của Phật giáo đến khía cạnh chính trị của Myanmar.
6. TRẦN NGỌC DŨNG
Nhìn lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1978 - 1979)
Tóm tắt: Bài viết tập trung vào phân tích nguyên nhân dẫn đến việc Việt Nam phản công lực lượng Pol Pot ở biên giới Tây Nam Bộ và đưa quân tấn công lực lượng này ở Campuchia năm 1978 - 1979 để chứng minh tính đúng đắn, cần thiết của sự kiện này. Bên cạnh rất nhiều lí do khác nhau liên quan đến quan hệ quốc tế, cạnh tranh nước lớn trong khu vực, việc Việt Nam phản công và tấn công Khmer Đỏ chính là vì giúp nhân dân Campuchia giải quyết vấn đề nhân đạo, chống lại nạn diệt chủng. Đồng thời, đồ cũng là hành động tự vệ của Việt Nam trước thái độ và hành động hung hãn, gây hấn của Khmer Đỏ khi tấn công vào sâu lãnh thổ Việt Nam trong những năm cuối thập niên 1970, giết hại nhiều đồng bào vô tội Việt Nam.
7. NGUYỄN THẾ TRUNG
Quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ với Đông Nam Á hải đảo và sự tham gia của quan lại nhà Nguyễn trong các hoạt động buôn lậu (1802 - 1858)
Tóm tắt: Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi ở Phú Xuân, lấy hiệu Gia Long, nhà Nguyễn chính thức được thành lập. Cùng với việc các vua nhà Nguyễn lựa chọn Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống để cai trị đất nước, Việt Nam trở lại mô hình nhà nước quân chủ phương Đông, “dĩ nông vi bản”. Vua Gia Long và hậu duệ của ông thường khuyến khích dân Việt Nam “chăm chỉ việc nông”, “trồng thêm cả dâu, gai, khoai, đậu, rau dưa, cốt không bỏ sót mối lợi”. Tuy nhiên, chính sách “trọng nông ức thương” của chính quyền nhà Nguyễn không đạt được hiệu quả như mong đợi, đặc biệt là tại vùng đất Nam bộ, nơi mà thương mại đã là loại hình kinh tế trọng yếu trong hàng trăm năm. Trong nửa đầu thế kỷ XIX, hoạt động buôn bản giữa vùng Nam bộ với Đông Nam Á hải đảo diễn ra thường xuyên. Lợi nhuận từ các hoạt động buôn bán không chỉ mang lại sự phồn thịnh cho địa phương này mà còn thu hút một bộ phận quan lại nhà Nguyễn tham gia vào thương mại, thậm chí là buôn lậu gạo và thuốc phiện. Một số quan lại nhà Nguyễn đã cấu kết và bao che cho các hoạt động buôn lậu của gian thương người Hoa. Điều này đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức theo hệ tư tưởng Nho giáo gồm Tam cương (trung, hiếu, tiết) và Ngũ thường (nhân - nghĩa - lễ - trí - tín) mà các vua Nguyễn muốn người dân tuân thủ.
8. NGUYỄN HUY HOÀNG
Địa vị pháp lý của Cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia hiện nay và ứng xử của Campuchia
Tóm tắt: Từ trong lịch sử, vấn đề người nhập cư vào Campuchia nói chung và người Việt Nam nhập cư vào Campuchia nói riêng luôn được coi là vấn đề nhạy cảm, được Campuchia có những chính sách và ứng xử khác nhau. Đặc biệt, kể từ khi Campuchia giành được độc lập từ năm 1953 đến nay, nước này đã ban hành những chính sách đối với ngoại kiều theo từng thời kỳ như: (i) thời kỳ Norodom Sihanouk 1953-1970: (i) thời kỳ Cộng hòa Khmer 1970 - 1975; (ii) thời kỳ Campuchia Dân chủ 1975 - 1979; (iv) thời kỳ CHND Campuchia |Nhà nước Campuchia 1979-1991; (u) thời kỳ 1993 đến nay. Để quản lý ngoại kiều, từ năm 1993 đến nay Campuchia đã ban hành và thực hiện Luật Di trú (nhập cư 1994, Luật Quốc tịch 1996, Luật Quốc tịch 2018 và một số văn bản dưới luật, đặc biệt là Nghị định 129 năm 2017. Tất cả những luật và văn bản dưới luật này có những tác động nhất định đối với ngoại kiều sinh sống ở Campuchia, đặc biệt là đối với người Campuchia gốc Việt Nam vì có những điều khoản riêng đối với nhóm ngoại kiều này so với các nhóm ngoại kiều khác. Do tác động của các chính sách, luật và văn bản dưới luật đó, cộng với những hành vi ứng xử của chính quyền sở tại mà người Việt Nam tại Campuchia đối mặt với những khó khăn nhất định khi sinh sống ở nước này. Từ đó, địa vị pháp lý của người Việt Nam tại Campuchia cũng như cách ứng xử của Campuchia đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước này đang được quan tâm, không chỉ tác động đến Cộng đồng người Việt Nam tại đây, mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tốt đẹp, toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Campuchia.
Hoạt động khoa học
Hội thảo khoa học: “Sự hình thành của các nhà Đông Nam Á học ở Đông Nam Á”
Điểm sách
Quan hệ giữa Lào với các nước Tiểu vùng Mekong: Thực trạng và Những vấn đề đặt ra