- Sách
- Chính trị (105)
- Xã hội học (23)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (78)
- Văn hóa (11)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (79)
- Quản lý Thông tin (2)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (2)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (3)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (44)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (31)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (27)
- Nghiên cứu Trung Quốc (43)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (54)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (29)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu

Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10 năm 2023
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
NGUYỄN DUY DŨNG, NGUYỄN PHƯƠNG LỄ, ĐINH QUỐC THĂNG
Giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị của Lào và kinh nghiệm cho Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết phân tích và làm rõ việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội trong hệ thống chính trị của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ 3 khía cạnh chủ yếu: (i) Thống nhất trong chủ trương đổi mới toàn diện, phát triển kinh tế thị trường xây dựng bộ máy quyền lực nhà nước và củng cố nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. (ii) Các cách thức cụ thể để giải quyết các mối quan hệ trên phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Lào trong từng thời kỳ. (ii) Nêu rõ những cải cách trong hệ thống chính trị của Lào thời gian qua. Từ đó bài viết đưa ra các nhận xét đánh giá và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
NGUYỄN HỒNG QUANG
Phản ứng của ASEAN đối với Myanmar từ sau cuộc đảo chính tháng 2 năm 2021
Tóm tắt: Cuộc đảo chính của quân đội Myanmar diễn ra hồi tháng 2/2021 đã gây ra nhiều bất ổn ở trong nước và có những tác động tiêu cực đến ASEAN và từng quốc gia thành viên. Tại Myanmar, trong những năm gần đây, luôn có sự cạnh tranh giữa lực lượng dân sự và quân đội. Vì vậy, khi lực lượng dân sự do Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) lãnh đạo và có ảnh hưởng lớn về nhiều mặt, lực lượng quân đội đã tìm cách hạn chế quyền lực của đảng NLD bằng cách dựa vào sự khiếm khuyết của Hiến pháp để tiến hành đảo chính lật đổ lực lượng dân sự. Bài viết đi sâu phân tích những nỗ lực của ASEAN trong việc giải quyết tình hình bất ổn tại Myanmar, thông qua các cuộc họp cấp cao, các cuộc gặp gỡ song phương và đa phương nhằm tìm ra một giải pháp hiệu quả nhất đối với vấn đề hòa bình và ổn định tại Myanmar trong hơn hai năm qua. Cuối cùng, bài viết đưa ra đánh giá về vai trò và những gợi mở tiếp theo cho ASEAN trong việc tìm ra những giải pháp hiệu quả để đưa Myanmar trở lại con đường dân chủ.
NGUYỄN ĐỨC TÂM
Hợp tác an ninh của Mỹ với khu vực Đông Nam Á trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI
Tóm tắt: Hợp tác trên phương diện an ninh của Mỹ đối với các nước Đông Nam Á trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI được triển khai dựa trên chiến lược lâu dài của nước này trong tổng thể khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Bài viết trước hết tập trung làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh chiến lược an ninh của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói chung. Tiếp đó, bài viết đi sâu làm rõ quá trình Mỹ tăng cường hợp tác an ninh đối với khu vực Đông Nam Á dựa trên các cơ chế hợp tác đa phương và song phương với một số quốc gia tiêu biểu trong khu vực. Qua đó, bài viết phân tích các tác động tích cực và tiêu cực của sự hợp tác này đến an ninh và ổn định của khu vực Đông Nam Á.
LÊ THỊ QUÝ ĐỨC
Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và chính sách hướng Tây của Thái Lan - Chìa khóa hồi sinh quan hệ chính trị giữa hai nước đầu thế kỷ XXI
Tóm tắt: Từ trong lịch sử, quan hệ Thái Lan - Ấn Độ nói chung và quan hệ chính trị giữa hai nước nói riêng luôn bị chi phối bởi chính sách đối ngoại của mỗi nước. Chính sách ấy vốn được hoạch định trên cơ sở những tính toán chiến lược về lợi ích quốc gia cũng như tác động cộng hưởng từ bối cảnh quốc tế. Sự chi phối đó có thể theo chiều hướng kiềm chế nhưng cũng có thể theo hướng thúc đẩy, tăng cường tần suất, mức độ trong mọi lĩnh vực của mối quan hệ. Khía cạnh thứ hai trong ảnh hưởng của chính sách đối ngoại đến quan hệ chính trị giữa Thái Lan và Ấn Độ được thể hiện rõ nét trong thực trạng mối quan hệ ấy đầu thế kỷ XXI với việc triển khai chính sách Hướng Đông của Ấn Độ và chính sách Hướng Tây của Thái Lan vào cuối thế kỷ XX.
VŨ THỊ DUYÊN
Lịch sử di cư và bản sắc văn hóa của người Hoa Malaysia
Tóm tắt: Người Hoa là một trong ba tộc người lớn ở Malaysia. So với người Malay và nhiều tộc người khác trên lãnh thổ đất nước này thì người Hoa là một tộc người di cư có nhiều đặc điểm văn hóa khác biệt. Bài viết giới thiệu khái quát về lịch sử di cư cùng một số vấn đề bản sắc văn hóa của người Hoa Malaysia. Trong điều kiện lịch sử cụ thể, bài viết cung cấp thêm những phân tích về bản sắc văn hóa của người Hoa Malaysia. Đây là một vấn đề thú vị, góp phần tìm hiểu thêm về tộc người Hoa, một cộng đồng có sức ảnh hưởng lớn ở khu vực Đông Nam Á và nhiều quốc gia trên thế giới.
PHẠM THỊ MÙI
Các biện pháp ứng phó với Đại dịch Covid-19 của CHDCND Lào
Tóm tắt: Cũng như nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới, từ tháng 3/2020, Lào phải đối mặt và chịu nhiều tác động của đại dịch Covid -19 lên toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Nhận biết tiềm lực kinh tế và năng lực y tế đất nước còn nhiều hạn chế, Chính phủ Lào đã có những bước đi phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Do đó, đã kiềm chế sự lây lan bùng phát của đại dịch Covid-19 và tái mở cửa đất nước, từng bước phục hồi nền kinh tế. Trong giai đoạn khó khăn này, mối quan hệ Việt Nam - Lào luôn được củng cố bằng những hỗ trợ thiết thực, cả về vật chất và tinh thần, giúp nhau vượt qua đại dịch. Từ đó, bài viết cũng đưa ra một số hàm ý về mặt chính sách đối với Chính phủ Việt Nam trong quan hệ hợp tác với Lào trong tương lai.
LÊ HOÀNG ANH
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại ASEAN trong những năm gần đây
Tóm tắt: ASEAN là đối tác kinh tế và thương mại quan trọng của Nhật Bản. ASEAN không chỉ là cơ sở sản xuất chính mà còn là thị trường tiêu thụ chủ yếu của các doanh nghiệp Nhật Bản khi mà thị trường trong nước của Nhật Bản không còn khả năng tăng trưởng trong dài hạn. Mặt khác, sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu bởi đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Châu Á nói chung và tại ASEAN nói riêng. Nhận thức được sự cần thiết phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng, bảo đảm tính ổn định và liên tục của chuỗi cung ứng, trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản thì ASEAN nổi lên như một điểm đến tiềm năng với nhiều lợi thế về quy mô thị trường, về nguồn nhân lực, về tài nguyên, v.u.... Bài viết phân tích tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây và dự báo về xu hướng kinh doanh đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại ASEAN trong thời gian tới.
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
Hội thảo quốc tế: 50 năm quan hệ Việt Nam - Australia: Nhìn lại và hướng tới
Tóm tắt: Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức Việt Nam - Australia (26/2/1973 - 26/2/2023), ngày 24/10/2023, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Australia tại Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc tế “50 năm quan hệ Việt Nam - Australia: Nhìn lại và hướng tới” được chia làm 3 phiên. Phiên 1 với chủ đề: Nhìn lại 50 năm quan hệ Việt Nam Australia (1973 - 2023); Phiên 2 với chủ đề: Việt Nam và Australia trong bối cảnh địa chính trị Ấn Độ Dương Thái Bình Dương đang thay đổi; Phiên 3 có chủ đề: Triển vọng quan hệ Việt Nam - Australia. Theo đó, tại phiên 1, các bài tham luận tập trung vào quan hệ 50 năm Việt Nam - Australia trên khía cạnh chính trị ngoại giao; từ tình bạn đến đối tác chiến lược và quan hệ hai bên trên khía cạnh phòng 2 thủ. Ở phiên 2, các học giả lại tập trung vào chính sách ngoại giao của từng quốc gia trong bối cảnh Ân Độ Dương – Thái Bình Dương, cũng như để tránh được “thuyết định mệnh” ở Biển Đông - lý thuyết được áp đặt bởi nước lớn; đặc biệt, các học giả xem xét sự can thiệp của ASEAN đến chính sách đối ngoại của Australia. Cuối cùng, trong phiên 3, các học giả nêu lên triển vọng của quan hệ Việt Nam - Australia dưới các góc độ tiếp cận khác nhau từ hai quốc gia và cả trong sự tương quan với bối cảnh mới của Tiểu vùng Sông Mekong.
ĐIỂM SÁCH
Người Hoa ở Việt Nam thời kỳ nhà Nguyễn
Tóm tắt: Cuốn sách “Người Hoa ở Việt Nam thời kỳ nhà Nguyễn trước Pháp thuộc” của PGS.TS. Dương Văn Huy đã cung cấp một bức tranh khá toàn diện về sự biến đổi về lượng và chất của cộng đồng dân nhập cư này, nhất là sự gia tăng trong nền thương mại và sự hội nhập của họ trong xã hội Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX.