Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 năm 2021

Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 năm 2021

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

1. LƯU VĂN QUYẾT, TRẦN HÙNG MINH PHƯƠNG

Việt Nam trong quan hệ đối tác toàn diện ASEAN-Liên bang Nga giai đoạn 1996-2020

Tóm tắt: Liên bang Nga có lợi ích chiến lược đặc biệt tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nói chung cũng như khu vực Đông Nam á nói riêng. Do đó, việc Liên bang Nga tăng cường quan hệ hợp tác với Cộng đồng ASEAN cũng như giữa vai trò chủ động hơn trong các cơ chế khu vực, như Hội nghị Thượng đỉnh Đông á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), được đánh giá là giúp tăng cường sự đóng góp của Liên bang Nga cho hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam á; qua đó thể hiện được vai trò chiến lược quan trọng của Liên bang Nga tại khu vực này. Là một thành viên của ASEAN, Việt Nam đã tham gia tích cực và có nhiều đóng góp cho quan hệ đối tác toàn diện ASEAN- Liên bang Nga lên một tầm cao mới.

 

2. NGUYỄN VĂN TẬN

Nhân tố Mỹ trong chính sách đối ngoại của Thái Lan đối với Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn 1945-1954

Tóm tắt: Trong giai đoạn 1945-1954, chính sách đối ngoại của Thái Lan chịu sự chi phối của Mỹ đã ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ giữa Thái Lan với chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Mọi sự thăng trầm trong quan hệ Thái Lan với chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có sự tác động từ nhân tố Mỹ. Nội dung của bài góp phần làm rõ sự can thiệp của Mỹ vào nội tình Thái Lan đã làm cho Thái Lan từ chỗ quan hệ tốt với chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã chuyển sang thái độ thù địch và trở thành đồng minh tin cậy của Mỹ chống phá phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.

 

3. DƯƠNG QUANG HIỆP, NGUYỄN THỊ THÔNG

Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trên lĩnh vực an ninh-quân sự giai đoạn 2012-2020

Tóm tắt: Trong giai đoạn 2012 - 2020, bất chấp sự thay đổi đảng phái cầm quyền ở Mỹ, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nói chung và hợp tác an ninh - quân sự nói riêng đã có những bước phát triển hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực này đã đạt được nhiều thành tựu như: đối thoại quốc phòng, nâng cao năng lực Cảnh sát biển Việt Nam, hợp tác an ninh hàng hải, tăng cường các chuyến thăm của tàu chiến Mỹ đến Việt Nam, khắc phục hậu quả chiến tranh.... Đặc biệt nhất là sự kiện Mỹ xóa bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam (ngày 2315/2016) và việc Việt Nam lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) do Mỹ cùng các đồng minh và đối tác của Mỹ tổ chức từ ngày 27/6 đến ngày 2/0812018, cho thấy mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã thực sự bình thường hóa hoàn toàn. Bài viết phân tích các thành tựu trong quan hệ an ninh - quân sự Việt Nam - Mỹ trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống B. Obama (2012 - 2016) và qua gần bốn năm cầm quyền của Tổng thống D. Trump (từ năm 2017 đến nay). Từ đó, rút ra một số nhận xét về quan hệ Việt Nam - Mỹ trên lĩnh vực an ninh quăn sự trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang có những diễn biến phức tạp hiện nay.

 

4. TRƯƠNG QUANG HOÀN, VŨ THỊ HẢI HÀ, CAO THỊ MAI HOA

Campuchia với đại dịch Covid-19: Thực trạng và những vấn đề đặt ra

Tóm tắt: Trong năm 2020, sự phát triển của Campuchia chịu tác động rất tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Trước tình hình đó, chính phủ Campuchia đã đưa ra nhiều biện pháp ứng phó với đại dịch trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, và quan hệ đối ngoại. Triển vọng phát triển của Campuchia thời gian tới dược dự báo tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực dại dịch Covid-19 củng như tình hình kinh tế khu vực và quốc tế vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Bài viết này tập trung làm rõ hơn tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh tế, xã hội Campuchia, phản ứng, biện pháp đối phó với đại dịch của Campuchia, và đánh giá triển vọng kinh tế, xã hội Campuchia thời gian tới.

 

5. TRỊNH ĐÌNH VIỆT

Chính sách Biển Đông của Mỹ, vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay

Tóm tắt: Khu vực Biển Đông có vị trí, vai trò quan trọng trong Chiến lược Châu Á- Thái Bình Dương của Mỹ hiện nay. Chính sách của Mỹ trong vấn đề Biển Đông có liên quan và tác động đến việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của các quốc gia trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài viết tập trung nghiên cứu sự thay đổi chính sách về Biển Đông của Mỹ từ chính quyền Tổng thống Obama đến nay, trên cơ sở đó đưa ra một số đánh giá về tác động của nó tới Việt Nam.

 

6. NGUYỄN THÀNH ĐỒNG

Bài học kinh nghiệm từ hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Indonesia

Tóm tắt: Sự phồn thịnh của một quốc gia phụ thuộc vào sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp. Chân lý này đã được chứng minh qua thực tế phát triển của nhiều nước trên thế giới. Việc chính phủ của các nước hỗ trợ để các doanh nghiệp phát triển mang lại ý nghĩa sống còn và tiên quyết thúc đẩy sự phát triển phồn thịnh kinh tế nước đó. Tại Indonesia, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được đặc biệt quan tâm, đã giúp nền kinh tế Indonesia xếp thứ 5 Châu Á, là nước duy nhất của Đông Nam á đạt mốc GDP nghìn tỷ USD, góp mặt trong nhóm các nước G-20. Bài viết đề cập đến những hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Chính phủ Indonesia, những thành tựu đạt được, từ đó đúc rút một số bài học kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam.

 

7. CHU VĂN LỘC, LÊ THANH HẢI

Vai trò của trưởng đoàn chuyên gia Việt Nam Lê Đức Anh tại Campuchia giai đoạn 1982-1986

Tóm tắt: Đất nước Campuchia được giải phóng 07/01/1979 nhưng còn hết sức khó khăn. Để giúp Campuchia truy quét quân địch, ổn định tình hình, từng bước khôi phục, xây dựng lại đất nước về mọi mặt, nhiệm vụ cấp bách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là phải tăng cường phát triển chuyên gia ở Campuchia. trên cơ sở hệ thống chuyên gia đã được hình thành từ trước và trong quá trình giải phóng, Việt Nam đã nhanh chóng huy động lực lượng cốt cán ở các ngành, địa phương sang làm chuyên gia và xây dựng hệ thống chuyên gia giúp Campuchia trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế và văn hóa... Trong lực lượng chuyên gia đó, phải kể đến vai trò quan trọng của đồng chí Lê Đức Anh, trưởng đoàn chuyên gia Việt Nam tại Campuchia giai đoạn 1982-1986.

 

8. BÙI NAM KHÁNH

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các văn phòng liên lạc qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Tóm tắt: Văn phòng liên lạc qua biên giới (BLO)là một sáng kiến hiệu quả của Liên Hợp quốc nhằm nâng cao năng lực của các quốc gia trong phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế về phòng, chống tội pháp trên thế giới. ở Việt Nam, sáng kiến này đã được triển khai tại cả ba tuyến biên giới, bao gồm cả tuyến biên giới phía Tây Nam với Campuchia. Tại tuyến biên giới này, các BLO đã đem lại những hiệu quả nhất định nhưng cũng tồn tại những hạn chế cần nghiên cứu, khắc phục trong bối cảnh các loại tội phạm xuyên quốc gia hoạt động ngày càng phức tạp. Bài viết đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Văn phòng liên lạc qua biên giới Việt Nam- Campuchia trong thời gian tới.

 

9. SA THỊ THANH NGA, NÔNG BẰNG NGUYÊN

Chính sách giáo dục ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Tóm tắt: Chính sách giáo dục ngôn ngữ có vai trò định hướn ngôn ngữ cho người dân sử dụng trong đời sống hàng ngày. Với một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ như Việt Nam, chính sách giáo dục ngôn ngữ dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng trong ổn định, phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số. Chính vì vậy Đảng và chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách giáo dục ngôn ngữ dân tộc thiểu số nhằm lưu giữ, bảo tồn, phát huy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số. Trải qua quá trình triển khải thực hiện, các chính sách giáo dục ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở nước ta đã bước đầu có hiệu quả song cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần phải giải quyết. Bài viết cung cấp những thông tin khái quát về chính sách giáo dục ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ đổi mới đến nay, quá trình triển khai thực hiện cũng như một số kết quả, hạn chế của những chính sách đó.

 

10. LÊ THỊ THANH HIẾU, ĐINH TRUNG THÀNH, NGUYỄN THỊ MỸ HƯƠNG

Thực thi chính sách an sinh xã hội cho cộng đồng ngư dân các tỉnh Bắc Trung Bộ

Tóm tắt: Chính sách an sinh xã hội cho cộng đồng ngư dân là một hệ thống các chính sách hỗ trợ ngư dân nhằm bảo vệ, bảo đảm an toàn cho ngư dân đối với các trường hợp rủi ro dẫn đến bị giảm hoặc bị mất thu nhập, bảo đảm sự ổn định, phát triển và công bằng xã hội. Tuy nhiên, xét tổng thể, việc thực hiện chính sách an sinh xã hội cho cộng đồng ngư dân các tỉnh Bắc Trung Bộ bộc lộ những hạn chế nhất định, cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách trong thời gian tới.

 

73 lượt xem