- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. VÕ XUÂN VINH, NGUYỄN NGỌC LAN
Australia với vấn đề Biển Đông
Tóm tắt: Australia có lợi ích an ninh - quốc phòng và kinh tế đáng kể ở Biển Đông. Trước những thách thức đối với tự do hàng hải, hàng không và thương mại hợp pháp mà không bị gián đoạn do tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp và các hành động nguy hiểm mà Trung Quốc gây ra ở vùng biển này, với quan điểm nhất quán, Australia đã tiến hành các hoạt động ngoại giao cũng như các hoạt động trên thực địa để bảo vệ các lợi ích của mình. Trên cơ sở chỉ ra các lợi ích của Australia, bài viết làm rõ quan điểm, các hoạt động ngoại giao và trên thực địa nhằm bảo vệ lợi ích của nước này cũng như luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Bài viết cũng có những đánh giá về tác động của sự can dự của Australia ở Biển Đông đối với việc bảo vệ an ninh và duy trì hòa bình ở khu vực.
2. NGUYỄN DUY DŨNG
Thực trạng kết nối cứng và kết nối mềm giữa Hàn Quốc với CHDCND Lào
Tóm tắt: Quan hệ Hàn Quốc với Lào hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất, đặc biệt thể hiện rất rõ trong kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước. Bài viết tập trung phân tích và làm rõ thực trạng kết nối cứng (cơ sở hạ tầng, logistic…) và kết nối mềm (chính trị, ngoại giao, thương mại đầu tư, viện trợ phát triển chính thức, nguồn nhân lực và văn hóa xã hội) giữa Hàn Quốc và Lào thời gian qua. Những kết quả hợp tác không chỉ đóng góp vào sự phát triển quan hệ hai bên mà còn góp phần vào việc triển khai thực hiện chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc tại ASEAN nói chung, Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) nói riêng hiện nay và trong thời gian tới.
3. ĐÀM HUY HOÀNG
Triển vọng phát triển mạng 5G ở các nước Đông Nam Á
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, Công nghệ thông tin di động thế hệ thứ 5 (gọi tắt là mạng 5G) đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và quá trình chuyển đổi số đang diễn ra nhanh mạnh và toàn diện tại các quốc gia Đông Nam Á. Do đó, các quốc gia này đã và đang nỗ lực thúc đẩy việc triển khai mạng 5G. Đông Nam Á là khu vực có nguồn nhân lực dồi dào và thị trường rộng lớn cho sự phát triển của mạng 5G. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì các quốc gia Đông Nam Á cũng đang phải đối diện không ít những trở ngại, thách thức đối với quá trình triển khai và thúc đẩy mạng 5G tại quốc gia mình. Từ những nhìn nhận về thực trạng, tiềm năng cũng như những thách thức, bài viết mong muốn có thể đưa ra phần nào dự báo về triển vọng đối với phát triển mạng 5G ở khu vực Đông Nam Á trong thời gian tới.
4. PHẠM THỊ THANH BÌNH, VŨ VĂN HÀ
Vấn đề an ninh mạng ở các nước Đông Nam Á
Tóm tắt: An ninh mạng là một trong những vấn đề an ninh toàn cầu mà thế giới và Đông Nam Á đang rất quan tâm. Do sự phát triển mạnh của Internet cùng với những tiến bộ công nghệ khiến cho vấn đề an ninh mạng ở khu vực Đông Nam Á vốn đã không ổn định càng trở nên trầm trọng hơn. Kinh tế số ASEAN phát triển nhanh, đóng góp lớn vào GDP khu vực nhưng kinh tế số cũng gây ra nhiều thách thức, mang đến nguy cơ mối đe dọa an ninh mạng. Bài viết phân tích thực trạng vấn đề an ninh mạng ở Đông Nam Á, những mối đe dọa an ninh mạng mà ASEAN hiện đang phải đối diện và tìm hiểu sâu 5 nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém trong bảo đảm an ninh mạng Đông Nam Á. Cuối cùng, bài viết đề xuất những giải pháp cơ bản cho vấn đề đảm bảo an ninh mạng trong khu vực.
5. HỒ QUỐC PHÚ
Ngoại giao văn hóa của Trung Quốc đối với Đông Nam Á hiện nay
Tóm tắt: Ngoại giao văn hóa là một hướng ưu tiên trong tổng thể chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Đông Nam Á- khu vực địa- chiến lược có ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa” vào giữa thế kỷ XXI. Quá trình triển khai ngoại giao văn hóa thông qua kết nối kinh tế văn hóa, đẩy mạnh truyền thông văn hóa và tăng cường hợp tác giáo dục văn hóa của Trung Quốc vừa góp phần gia tăng chiều sâu mối quan hệ hợp tác, vừa thể hiện ý đồ cạnh tranh chiến lược với các nước lớn, đồng thời tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Bài viết tập trung phân tích các nhân tố tác động đến chính sách ngoại giao văn hóa của Trung Quốc như nhân tố địa lý, lịch sử; yêu cầu của chiến lược “vành đai con đường’; hay xu thế cạnh tranh chiến lược về văn hóa giữa các nước lớn ở Đông Nam Á hiện nay. Đồng thời, bài viết đi sâu nghiên cứu mục tiêu và quá trình triển khai chính sách ngoại giao văn hóa của Trung Quốc trong những năm gần đây.
6. LÊ HÒA
Những nhân tố tác động đến đào tạo nghề ở CHDCND Lào những năm đầu thế kỷ XXI
Tóm tắt: Thế kỷ XXI với sự vận động, phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và tri thức nhân loại, đặc biệt là yêu cầu của toàn cầu hóa, quốc tế hóa, đã tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Lào muốn phát triển thì không thể không tham gia vào quá trình vận động chung. Hội nhập quốc tế đem lại cho Lào nhiều thời cơ, đồng thời cũng hàm chứa nhiều thách thức cho sự phát triển. Cùng với phát triển chung của toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Lào trước tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực, vấn đề đào tạo nghề ở Lào những năm gần đây có nhiều chuyển biến, bên cạnh những thành tựu và khởi sắc mới trong sự phát triển, đào tạo nghề ở Lào cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Điều này có thể được lí giải khi phân tích những nhân tố tác động đến nó.
7. TRẦN THẾ TUÂN, NGÔ THỊ THANH NGA
Kinh nghiệm phát triển hạ tầng Logistics của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tóm tắt: Singapore là một trong những nước có mô hình phát triển dịch vụ logistics thành công trong khu vực và trên thế giới. Từng là một quốc gia có thu nhập và tài nguyên thiên nhiên hạn chế, thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản khi giành được độc lập vào năm 1965, đến nay, Singapore đã vươn lên trở thành “Con rồng châu Á” về kinh tế với hệ thống logistics được đánh giá là hàng đầu thế giới (nằm trong Top 5 bảng xếp hạng Chỉ số năng lực Logistics- LPI do World Bank thực hiện). Để có được thành công như trên, một trong những yếu tố cơ bản là Chính phủ Singapore đã đề ra và ưu tiên thực thi chiến lược phát triển hệ thống hạ tầng logistics. Bài viết tập trung đề cập ba nội dung cơ bản: Đặc điểm địa lý, chính trị và kinh tế- xã hội của Singapore; Những nội dung cơ bản về phát triển hạ tầng logistics của Singapore; Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
8. LƯU VĨ AN
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai đối với nền văn minh Angkor
Tóm tắt: Biến đổi khí hậu và thiên tai gồm các đợt hạn hán nghiêm trọng, gió mùa, dịch bệnh và sự mất cân bằng hệ sinh thái đã gây ra sự suy vong và tàn lụi của nền văn minh Angkor ở Campuchia vào thế kỷ XIV-XV. Tuy không phải là yếu tố duy nhất nhưng khí hậu và thiên tai đã góp phần làm phá vỡ sự ổn định của hệ thống thủy lợi baray ở Angkor, ảnh hưởng tới sức sản xuất, từ đó dẫn tới khủng hoảng kinh tế- xã hội ở đế chế Angkor. Sự tàn lụi của nền văn minh Angkor để lại bài học lịch sử về tác động của khí hậu và thiên tai đối với các xã hội và các nền văn minh. Bài viết này tìm hiểu biến đổi khí hậu và thiên tai xảy ra ở Angkor và những tác động của nó đối với nền văn minh này vào thế kỷ XIV-XV.
9. NGUYỄN THỊ SONG HÀ
Bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh đổi mới, hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay
Tóm tắt: Cơ Tu là một trong số các dân tộc thiểu số ở nước ta có một nền văn hóa khá đặc trưng. Hiện nay nhiều giá trị văn hóa của người Cơ Tu đã biến đổi, thích ứng với điều kiện sống mới, điều đó tạo cho văn hóa của người Cơ Tu thêm phong phú song cũng có nguy cơ đánh mất một số giá trị văn hóa đặc trưng, tiêu biểu. Đứng trước tình hình đó, tỉnh Quảng Nam đã có những việc làm thiết thực nhằm bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của người Cơ Tu trong bối cảnh đổi mới, hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, để văn hóa thực sự trở thành động lực, là mục tiêu để phát triển của đất nước.
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
Hội thảo quốc tế: “Diễn đàn hợp tác EU - Mekong”
ĐIỂM SÁCH
Thích ứng của các quốc gia Đông Nam Á hải đảo trước sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc từ sau đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc