- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 năm 2023
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. NGUYỄN TẤT THẮNG, NGUYỄN ĐÌNH CƠ
Thực trạng Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam
Tóm tắt: Ba nước trên bán đảo Đông Dương (Campuchia, Lào, Việt Nam) có sự gắn bó mật thiết về mặt địa lý, lãnh thổ, cũng như các mặt lịch sử, kinh tế, chính trị, ngoại giao.... Đặc biệt trong những năm gần đây, quan hệ giữa ba nước được củng cố và phát triển ngày càng toàn diện hơn. Trong khuôn khổ tổ chức ASEAN, Ủy hội sông Mekong (MRC), cũng như hợp tác song phong, ba nước đã có nhiều sáng kiến và hình thức hợp tác sáng tạo, đầy hiệu quả. Năm 1999, từ ý tưởng của Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại hội nghị Vientiane (Lào), Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLVDT) đã từng bước được định hình, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa ba quốc gia láng giềng. Hơn 20 năm hình thành và phát triển, dù còn gặp những trở ngại nhất định, nhưng nhìn chung CLVDT đã thể hiện được vai trò là động lực thúc đầy kinh tế xã hội của khu vực biên giới 3 nước cũng như mỗi quốc gia.
2. NGUYỄN THỊ THANH MAI, VŨ THANH HƯƠNG,PHẠM QUỲNH ANH
Tạo thuận lợi số cho thương mại của các nước ASEAN
Tóm tắt: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh các biện pháp truyền thống, tạo thuận lợi số cho thương mại đang ngày càng quan trọng và hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể trong việc giảm chi phí thương mại giữa các quốc gia. Đây cũng là một trong những mục tiêu hội nhập chính của các quốc gia thành viên ASEAN. Nhằm đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp thuận lợi số cho thương mại của các nước ASEAN, bài viết khai thác kết quả điều tra khảo sát của Liên hợp quốc (UN) trong bốn năm 2015, 2017, 2019 và 2021 về Tạo thuận lợi số cho thương mại và Thương mại bền vững. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ASEAN hiện đang thực hiện tốt việc tạo thuận lợi số cho thương mại so với trung bình của thế giới và khu vực châu Á, đặc biệt là các biện pháp thương mại không giấy tờ. Tuy nhiên, khu vực còn nhiều hạn chế trong thực hiện thuận lợi hóa thương mại không giấy tờ qua biên giới do sự khác biệt giữa các quốc gia ở nhiều khía cạnh. Dựa trên kết quả nghiên cứu về thực trạng thực hiện, đánh giá những ưu điểm và hạn chế, bài viết đã đưa ra một số hàm ý chính sách để đẩy mạnh hơn nữa việc tạo thuận lợi số cho thương mại trong khu vực ASEAN.
3. LÊ HÒA
Hợp tác quốc tế trong phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Tóm tắt: Bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, dự báo và liên ngành, bài viết tập trung phân tích thực trạng hợp tác quốc tế trong phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND Lào. Thông qua việc tổng hợp, phần tích các chủ trương, chính sách về hợp tác quốc tế trong phát triển giáo dục nghề nghiệp và quá trình triển khai chủ trương chính sách, bài viết phân tích thực trạng hợp tác quốc tế giữa Lào và một số nước trong phát triển giáo dục nghề nghiệp; trên cơ sở đời nêu lên những hàm ý cho Việt Nam trong hợp tác với Lào về giáo dục nghề nghiệp thời gian tới.
4. HOÀNG THỊ THỦY
Đảng Cộng sản Việt Nam với vấn đề lập lại hòa bình và tái thiết đất nước Campuchia (1979 - 1989)
Tóm tắt: Từ sau năm 1979, được sự giúp đỡ của Việt Nam, Campuchia đã xóa bỏ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, xây dựng nhà nước cách mạng. Tuy nhiên, tình hình Campuchia vẫn tồn tại nhiều bất ổn, đe dọa hòa bình trong khu vực và thế giới. Để giúp nhân dân Campuchia hoàn toàn thoát khỏi họa diệt chủng, lập lại hòa bình và tái thiết đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra nhiều quan điểm, chủ trương để lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng tình nguyện của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ cho nhân dân và chính phủ cách mạng Campuchia. Bài viết khái quát hoàn cảnh Việt Nam và Campuchia sau năm 1975, những quan điểm chỉ đạo và giải pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc góp phần lập lại hòa bình và tái thiết đất nước Campuchia giai đoạn 1979 - 1989.
5. TRẦN XUÂN HIỆP
Vai trò của Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchia trong việc kết nối người Việt tại Campuchia với các cấp chính quyền Campuchia và Việt Nam
Tóm tắt: Người Việt Nam ở Campuchia hiện nay đang đối mặt với những bất ổn nhất định do Chính phủ Campuchia có những chính sách, quy định phân biệt đối xử với người Việt Nam sinh sống ở đây sau khi ban hành nhiều văn bản luật và dưới luật gây bất lợi cho người Việt Nam. Trong số đó có Nghị định 129, tháng 8/2017 về việc thu hủy giấy tờ người nước ngoài nắm giữ mà Campuchia cho là “bất hợp pháp” và Thông báo số 360/19, ngày 28/8/2019 về việc cấm ngoại kiều làm 10 nghề. Với những văn bản này, địa vị chính trị - pháp lý của cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hầu hết người Việt Nam tại đây không còn giấy tờ chứng minh tình trạng cư trú hợp pháp và không có quyền sở hữu tài sản. Trong bối cảnh đó, Hội Khmer- Việt Nam cùng với các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Campuchia trở thành những tổ chức quan trọng đối với người Việt Nam sinh sống tại Campuchia. Bài viết ngoài việc thảo luận về tình trạng cư trú của người Việt Nam tại Campuchia sẽ phân tích, đánh giá vai trò của Hội đối với việc kết nối Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống ở Campuchia với các cấp chính quyền Campuchia và Việt Nam.
6. NGUYỄN QUANG BÌNH
Hiệp định Paris năm 1973 - đỉnh cao của trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”
Tóm tắt: Bài viết tập trung làm rõ giá trị, ý nghĩa, bai học của Hiệp định Paris minh chứng cho trường phải ngoại giao “cây tre Việt Nam” Hiệp định Paris là đỉnh cao tháng lợi của mặt trận ngoại giao, minh chứng một trường phải đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc, độc đáo của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở khái quát thực trạng đất nước và công tác đối ngoại sau hơn 35 năm Đổi mới, tác giả đề xuất một số giải pháp chính nhằm phát huy sức mạnh ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong Hiệp định Paris vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
7. NGUYỄN MẬU HÙNG
Vai trò của các tổ chức, hiệp định, và bộ luật quốc tế trong quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam
Tóm tắt: Kết quả phân tích nhiều nguồn tư liệu khác nhau bằng các phương pháp định tĩnh và định lượng cho phép bài viết khám phá bản chất của các tác động nhiều chiều và quy luật ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đối với quá trình hội nhập quốc tế và phát triển của Việt Nam trong hơn ba thập kỷ vừa qua. Mặc dù các nhân tố quốc tế dòng một vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, nhưng điều đó được thể hiện rõ ràng nhất từ năm 1986. Hiện Việt Nam đã tham gia gần như tất cả các tổ chức, hiệp định, và công ước quốc tế có liên quan. Điển hình nhất là ASEAN (1995), WTO (2007), ATIGA (2009), CPTTP (2019), EVFTA (2020), và RCEP (2020). Các nhân tố quốc tế này đã có những tác động không nhỏ đến tiền trình hội nhập của Việt Nam. Một mặt, các tổ chức, hiệp định, và công ước quốc tế không chi giúp đỡ Việt Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho Việt Nam hội nhập vào các mối quan hệ rộng lớn của cộng đồng thế giới. Mặt khác, nhiều nhân tố quốc tế đã góp phần khẳng định thiện chủ của Việt Nam với bạn bè bốn phương. Bên cạnh đó, các hiệp định, công ước, và bộ luật quốc lễ cũng tạo ra các chuẩn mực văn minh để Việt Nam phấn đấu trong quá trình phát triển. Cuối cùng, các nỗ lực vươn lên này đã biến Việt Nam thành một điển hình cho quá trình hỏi nhập quốc tế của các nước có xuất phát điểm thấp.
8. NGUYỄN MINH GIANG, VÕ THỊ NGỌC DIỄM
Nhìn lại sự hình thành và phát triển văn hóa cộng đồng người Việt tại Australia
Tóm tắt: Trải qua khoảng nửa thế kỷ hình thành và phát triển ở Australia, các nhóm cộng đồng người Việt ở Australia đã hình thành và phát triển. Tính cộng đồng và tính linh hoạt là những nét đặc trưng văn hoá góp phần giữ gìn, quảng bá văn hóa truyền thống Việt Nam, giúp họ thích nghi, hội nhập vào xã hội đa văn hóa địa phương mà không hoà tan vào xã hội Australia. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu định tính, đa số là dữ liệu thứ cấp, bên cạnh một số dữ liệu sơ cấp do tác giả thu thập được thông qua khảo sát trải nghiệm, lối sống của trí thức gốc Việt trong quá trình chung sống với tầng lớp thuyền nhân và con cháu của họ. Bên cạnh đó, hoàn cảnh di cư, nguồn gốc xuất thân gia đình và trình độ học vấn chuyên môn cũng được xem là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chung sống, hội nhập giữa các cộng đồng người Việt ở Australia.
Hoạt động khoa học
Hội thảo quốc tế: “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, mô hình hợp tác khu vực”
Điểm sách
Sự can dự về an ninh của Mỹ với Đông Nam Á dưới thời chính quyền Bill Clinton và George W. Bush