- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. VÕ XUÂN VINH, NGUYỄN HỒNG QUANG, NGUYỄN HUY HOÀNG
Đảo chính quân sự ngày 01/02/2021 ở Myanmar
Tóm tắt: Cuộc đảo chính ở Myanmar bắt dầu vào sáng ngày 1/02/2021 khi các chính khách dân cử thuộc đảng cầm quyền, Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) trong chính phủ dân sự của Myanmar hị Quân đội Myanmar phế truất. Sau dó, Quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm và tuyên bố quyền lãnh đạo đất nước thuộc về Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Min Aung Hlaing. Cuộc đảo chính xảy ra chỉ vài tiếng trước khi các nghị sĩ được bầu trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020 tuyên thệ trước Quốc hội Myanmar, khiến cho quá trình này không thể diễn ra. Tổng thống Win Myint, cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và nhiều thành viên chủ chốt của NLD bị bắt giữ. Diễn biến chính trị này ở Myanmar đã và đang có những tác động tièu cực không chỉ dối với Myanmar mà còn cả đối với ASEAN và Việt Nam. Qua việc nêu lại diễn tiến của tinh hình chính trị Myanmar kể từ cuộc bầu cử vào đầu tháng 11/2020 đến cuộc đảo chính ngày 1/2/2021, bài viết nhận diện những nguyên nhản dẫn đến cuộc chính biến, đánh giá tinh hlnh Myanmar sau dảo chính và triển vọng trong thời gian tới.
2. DƯƠNG VĂN HUY
Cục diện Biển Đông năm 2020 và triển vọng năm 2021
Tóm tắt: Tình hình biển Đông tiếp tục căng thẳng trong năm 2020 do Trung Quốc tăng cường các hành động cứng rắn ở biển Đông và cạnh tranh Trung - Mỹ ngày càng gia tăng ở vùng biển này. Hơn nữa, các quốc gia có lợi ích liên quan cũng gia tăng biện pháp đấu tranh pháp lý ở biển Đông. Trong bối cảnh đó, bài viết đánh giá những diễn biến cụ thể trong cục diện biển Đông chống lại các sự hiện diện mang tính cứng rắn của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp. Điều đó khiến cho biển Đông tiếp tục trở thành điểm nóng an ninh ở khu vực. Trong bối cảnh đó, bài viết phân tích các động thái gia tăng kiểm soát biển Đông của Trung Quốc, nhất là những hoạt động tăng cường hiện diện về mặt quân sự, bán quân sự, dân sự cũng như tiếp tục đẩy mạnh hành chính hoá khu vực biển này. Đồng thời, bài viết cũng phân tích phản ứng của các bên, trong đó có phản ứng của các quốc gia Đông Nam Á, ASEAN và phản ứng của các nước lớn khác, nhất là Mỹ. Từ đó, bài viết dưa ra một số nhận định về xu thế diễn biến trong cục diện biển Đông vào năm 2021.
3. ĐÀM HUY HOÀNG
Cục diện chính trị-an ninh Đông Nam Á năm 2020 và xu thế năm 2021
Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích cục diện chính trị - an ninh khu vực Đông Nam Á năm 2020, đồng thời làm rõ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến thay đổi tương quan lực lượng ở khu vực, nhất là việc các nước lớn như Mỹ và phương Tây, cũng như ấn Độ đang phải đối diện những thách thức từ đại dịch là gia tăng khoảng trống quyền lực tại khu vực này. Trong khi đó Trung Quốc đang có nhiều lợi thế hơn để tăng cường ảnh hưởng bằng những cách thức khác nhau đối với khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông. Trong bối cảnh này, ASEAN và các quốc gia thành viên một mặt vừa phải đối diện với tác động của bệnh dịch, vừa phải tìm cách thích ứng với những diễn biến mới trong cụ diện chính trị - an ninh khu vực.
4. HÀ THỊ HỒNG VÂN, TRẦN THỊ HẢI YẾN
Một số đánh giá ban đầu về chiến lược tuần hoàn kép của Trung Quốc và tác động đối với các nước ASEAN
Tóm tắt: Chiến lược Tuần hoàn kép của Trung Quốc được coi là chiến lược mới, đặc trưng cho sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới. Bài viết tìm hiểu bối cảnh hình thành, nội hàm chiến lược và đưa ra những đánh giá ban đầu về tác động của chiến lược này đối với ASEAN và quan hệ kinh tế Trung Quốc- ASEAN.
5. LÊ PHƯƠNG HÒA
Tác động của dịch chuyển lao động nông nghiệp đến phát triển kinh tế-xã hội ở Thái Lan
Tóm tắt: Dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp là một xu thế tất yếu của quá trình phát triển tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của từng nước mà sự dịch chuyển này nhanh chậm và theo các chiều hướng khác nhau. Là một quốc gia có truyền thống nông nghiệp, dù có sự chuyển dịch khá nhanh trong cơ cấu kinh tế, Thái Lan vẫn coi trọng phát triển nông nghiệp và lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động của nền kinh tế. Sự dịch chuyển lao động nông nghiệp đã tác động lên các mặt kinh tế- xã hội của Thái Lan. Bài viết phân tích tác động của dịch chuyển lao động nông nghiệp Thái Lan đến phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế, lao động và chất lượng lao động, dân số và phân bố dân số và một số vấn đề xã hội khác như bất bình đẳng thu nhập, thất nghiệp và nghèo đói ở nông thôn.
6. PHẠM THỊ THANH BÌNH, VŨ NHẬT QUANG
Giải pháp bảo đảm an ninh lương thực ở ASEAN trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Tóm tắt: ASEAN là khu vực chính cung cấp lương thực cho số đông dân số thế giới và cũng là khu vực xuất khẩu lương thực, thực phẩm chính. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã tác động lớn đến tình hình an ninh lương thực ASEAN. Bài viết phân tích tác động của dịch Covid-19 đến an ninh lương thực nói chung, cũng như thách thức đối với vấn đề lương thực của các nước Đông Nam á hiện đang phải đối diện. Bài viết đề cập những giải pháp ứng phó của các nước ASEAN nhằm bảo đảm an ninh lương thực khu vực trong bối cảnh dịch Covid-19.
7. PHÙNG GIA BÁCH
Quan hệ kinh tế ấn Độ-Indonesia giai đoạn 2005-2018
Tóm tắt: Cùng với sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ chính trị- ngoại giao, hợp tác kinh tế song phương giữa ấn Độ và Indonesia từ năm 2005 đến năm 2018 cũng đạt được nhiều kết quả đáng kể. Bài viết phân tích thực trạng quan hệ kinh tế giữa ấn Độ và Indonesia giai đoạn này, đặc biệt là việc thúc đẩy thương mại hai chiều và mở rộng hợp tác đầu tư song phương.
8. TRÌNH NĂNG CHUNG
Trống đồng ở Lào
Tóm tắt: Bài viết đề cập đến các loại trống đồng Heger trên đất Lào. Dựa vào phân tích hoa văn trang trí và kiểu loại trống, tác giả xác định trống đồng loại I có niên đại từ thế kỷ III trước Công nguyên đến thế kỷ I sau Công nguyên. Trống đồng loại II có tuổi từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XI-XVIII. Trống loại III có niên đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Trong loại IV có tuổi từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX. Có một nền văn hóa trống đồng được hình thành từ rất sớm, là một trong những bản sắc nổi bật văn hóa truyền thống các dân tộc Lào. ở Lào, có một điểm khác biệt với những khu vực khác là trồng đồng thời liên quan đến tộc người, chủ yếu gặp trong vùng người dân tộc Khơmú, thuộc nhóm người Lào Thơng. Đến nay, còn nhiều vấn đề như phạm vi phân bổ, niên đại, chủ nhân của văn hóa trống đồng Lào cần tiếp tục nghiên cứu.
9. VĨNH THÔNG
Núi Tà Lơn ở Campuchia và những dấu ấn văn hóa Việt Nam
Tóm tắt: Tà Lơn là tên của người Việt Nam dùng để gọi dãy nói Dâmrei ở tỉnh Kampot của Campuchia. Tuy nằm ngoài biên giới nhưng điều đặc biệt là hầu hết các địa danh trên núi đều bằng tiếng Việt, bởi người đầu tiên đặt ra các địa danh ấy là người Việt Nam. Không chỉ thế, trong mắt người Việt ở Nam Bộ, ngọn núi nằm ngoài lãnh thổ ấy lại mang những giá trị tâm linh đặc biệt, khiến nhiều người lặn lội tìm đến để hành hương. Bài viết làm rõ nguồn gốc của những dấu ấn văn hóa Việt Nam trên dãy núi Dâmrei của Campuchia.