- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. TRƯƠNG DUY HÒA
Hợp tác kinh tế Lào-Trung Quốc những năm gần đây và một số tác động chủ yếu đối với Lào
Tóm tắt: Hợp tác kinh tế song phương Lào- Trung Quốc là một trong ba mối quan hệ kinh tế đối ngoại quan trọng nhất của nước CHDCND Lào, bên cạnh mối quan hệ với Thái Lan và Việt Nam. Bài viết phân tích một số nội dung của mối quan hệ này, chủ yếu từ khía cạnh thương mại, đầu tư và viện trợ. Từ đó chỉ ra một số tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của mối quan hệ này đối với sự phát triển của Lào hiện nay.
2. BÙI THANH TUẤN
Xu hướng mở rộng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Myanmar sau khủng hoảng chính trị
Tóm tắt: Gần đây, khủng hoảng chính trị tại Myanmar làm tình hình chính trị - an ninh ở khu vực trở nên bất ổn và trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế, sự can dự và hoạt động đầu tư của các nước lớn, trong đó có Trung Quốc. Trên cơ sở phân tích vị trí chiến lược của Myanmar, sự quan tâm đầu tư của Trung Quốc; đồng thời tái hiện những nét chính về chính biến ngày 01/02 tại Myanmar vừa qua và phản ứng của Trung Quốc. Bài viết bước đầu đưa ra nhận định những điều kiện thúc đẩy xu hướng mở rộng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Myanmar và hàm ý chính sách cho ASEAN, trong đó có Việt Nam.
3. NGUYỄN THANH TUẤN
Dấu ấn của các tôn giáo du nhập ở Vương quốc Srivijaya, Indonesia từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII
Tóm tắt: Srivijaya là vương quốc hàng hải ra đời ở Indonesia vào khoảng thế kỷ VII và suy vong vào cuối thế kỷ XIII. Vương quốc này tiếp nhận văn hóa ấn Độ và có ảnh hưởng lớn đến khu vực Đông Nam á. Ngoài là vương quốc hàng hải, Srivijaya còn là một trung tâm tôn giáo lớn của khu vực. Các tôn giáo lớn như Phật giáo, ấn Độ giáo và Islam giáo đã có mặt ở vương quốc này, trong đó Phật giáo phát triển mạnh nhất. Các tôn giáo này đã để lại dấu ấn rõ nét trong lịch sử của Vương quốc Srivijaya trước đây và Indonesia ngày nay thông qua các di tích tôn giáo nằm rải rác khắp Indonesia.
4. NGUYỄN THỊ THÙY CHÂU
Quan niệm về Bun và Bạp được phản ánh trong tiếng Thái Lan
Tóm tắt: Bài viết nhằm mục đích phân tích nghĩa của hai từ bun và bạp trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày và trong các thành ngữ, tục ngữ tiếng Thái Lan. Qua đó, người đọc sẽ hiểu hơn quan niệm về thiện và ác trong đời sống của người Thái. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bun được sử dụng với nghĩa là phúc, là công đức, còn bạp trong ngôn ngữ giao tiếp tiếng Thái thường mang nghĩa là cái ác, nghiệp báo. ý nghĩa của bun và bạp trong tiếng Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ triết lý đạo đức Phật giáo và nhân quả và luân hồi. Người Thái quan niệm phải cố gắng tích phúc bằng cách làm thật nhiều điều thiện và tránh xa tối đa điều ác để cuộc sống trong kiếp này và kiếp sau được hạnh phúc.
5. LÊ XUÂN THÂN, PHAN THỊ HỒNG XUÂN
Bản sắc văn hóa Việt Nam trong quan hệ đối ngoại với các nước ASEAN từ năm 1995 đến nay
Tóm tắt: Việc cộng đồng ASEAN chính thức được hình thành vào năm 2015 đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức đan xen đối với Việt Nam. Trải qua hơn 25 năm tham gia vào tổ chức này, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào hầu hết các lĩnh vực hợp tác của ASEAN, chủ yếu ở ba trụ cột: an ninh- chính trị, kinh tế và văn hóa- xã hội, trong đó hợp tác văn hóa giữa Việt Nam với ASEAN nói chung và hợp tác văn hóa giữa Việt Nam với các nước ASEAN nói riêng đã đạt được một số thành tựu nhất định, tạo tiền đề cho sự phát triển tốt đẹp trong tưng lai. Bài viết gồm 3 nội dung chính: (1)Định vị văn hóa Việt Nam; (2)Vận dụng các yếu tố văn hóa Việt Nam trong quan hệ đối ngoại với các nước ASEAN; (3)Một số ý kiến góp phần nâng cao giá trị bản sắc Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN tầm nhìn đến năm 2025.
6. NGUYỄN TRẦN KIM NGỌC
Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Australia giai đoạn 2018-2020 và triển vọng
Tóm tắt: Australia là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam trong khu vực ấn Độ Dương- Thái Bình Dương trên tất cả các lĩnh vực. Sau hai năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược, Việt Nam và Australia đã gặt hái những thành tựu đáng kể. Tác giả chọn năm 2020 làm dấu mốc nghiên cứu vì đây là một năm mà cả hai nước nói riêng và thế giới nói chung đều phải đối mặt với những thách thức chưa từng có của an ninh khu vực, tình hình chính trị cũng như kinh tế, dịch bệnh toàn cầu, biến đổi khí hậu,...Đây là năm bản lề để Việt Nam nhìn lại những chính sách mà hai nước đã triển khai thông qua Tuyên bố chung năm 2018, đồng thời có thể định hình những bước đi mới trong tương lai, hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023). Bài viết cũng điểm qua lịch sử phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược từ năm 1973 để làm rõ hơn ý nghĩa của những thành tựu và triển vọng trong quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam- Australia từ năm 2018 đến 2020.
7. TRỊNH THỊ DUNG
Hợp tác, hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp giữa tỉnh Quảng Trị (Việt Nam)và tỉnh Savannakhet (Lào)giai đoạn 1989-2017
Tóm tắt: Quảng Trị (Việt Nam)và Savannakhet (Lào)là hai tỉnh có sự tương đồng và gắn bó mật thiết cả về địa lý, lịch sử và văn hóa. Trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiều lợi thế, Quảng Trị và Savannakhet đã thúc đẩy sự hợp tác, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, nhất là khu vực biên giới hai tỉnh. Hợp tác, hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp Quảng Trị và Savannakhet tập trung chủ yếu vào các nội dung: Quy hoạch ruộng đất canh tác và phổ biến kỹ thuật; cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y; đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý có chuyên môn, nghiệp vụ để phát triển nền nảng nghiệp bền vững. Hợp tác trên lĩnh vực lâm nghiệp chủ yếu trên các nội dung: Khai thác, chế biến và vận chuyển lâm sản xuất khẩu; quy hoạch, trồng và bảo vệ rừng. Hợp tác, hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp Quảng Trị và Savannakhet đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mang lại lợi ích cho người dân thông qua cơ hội việc làm, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường Quảng Trị (Việt Nam)và Savannakhet (Lào)là hai tỉnh có sự tương đồng và gắn bó mật thiết cả về địa lý, lịch sử và văn hóa. Trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiều lợi thế, Quảng Trị và Savannakhet đã thúc đẩy sự hợp tác, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, nhất là khu vực biên giới hai tỉnh. Hợp tác, hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp Quảng Trị và Savannakhet tập trung chủ yếu vào các nội dung: Quy hoạch ruộng đất canh tác và phổ biến kỹ thuật; cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y; đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý có chuyên môn, nghiệp vụ để phát triển nền nông nghiệp bền vững. Hợp tác trên lĩnh vực lâm nghiệp chủ yếu trên các nội dung: Khai thác, chế biến và vận chuyển lâm sản xuất khẩu; quy hoạch, trồng và bảo vệ rừng. Hợp tác, hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp Quảng Trị và Savannakhet đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mang lại lợi ích cho người dân thông qua cơ hội việc làm, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường.
8. LÊ THỊ BÍCH THỦY
Bài học về lòng dân trong lịch sử triều đại nhà Hồ và triều đại nhà Lê Sơ
Tóm tắt: Bài học về lòng dân, “lấy dân làm gốc” trong lịch sử dựng nước và giữ nước của các triều đại phong kiến Việt Nam đã trở thành những bài học kinh nghiệm quý báu được truyền tụng trong đời sống xã hội và được sử sách ghi lại. Có những bài học “lòng dân không theo “phải trả bằng xương máu và những bài học “lấy dân làm gốc” thành công đầy tự hào, tạo nên sự thịnh vượng của vương triều, sự vững mạnh của đất nước. Trong sự nghiệp xây dựng và bo vệ Tổ quốc, bài học truyền thống về lòng dân, “lấy dân làm gốc” trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị. Bài viết điểm lại những bài học về lòng dân trong lịch sử triều đại nhà Hồ và nhà Lê Sơ để rút ra bài học kinh nghiệm “lấy dân làm gốc” được Đảng ta thực hiện trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
9. HỒ NGỌC CHÂM
Thực trạng bất bình đẳng thu nhập trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tóm tắt: Trong những năm qua, bất bình đẳng thu nhập có xu hướng gia tăng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 10 phần trăm nhóm giàu nhất nắm giữ phần lớn thu nhập và tài sản trên thế giới. Bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia trên thế giới bị chi phối bởi 4 xu hướng lớn là cách mạng công nghệ, biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa và di cư quốc tế. Đại dịch COVID-19 là một nhân tố mới cần được tính đến bởi nó cũng góp phần làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng thu nhập trong bối cảnh hiện nay. Những kinh nghiệm quốc tế trong giải quyết vấn đề bất bình đẳng cho thấy cải thiện tiếp cận giáo dục từ đó tăng cơ hội tiếp cận việc làm tốt hơn, cải thiện và có những điều chỉnh trong chính sách thuế, hỗ trợ các nhóm yếu thế trong xã hội thông qua hệ thống bảo trợ xã hội sẽ góp phần làm giảm tình trạng bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư. Kinh nghiệm quốc tế là bài học cho Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập trong xã hội.