- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4 năm 2023
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. NGUYỄN HUY HOÀNG
Nửa thế kỷ nghiên cứu Đông Nam Á
2. NGUYỄN NGỌC LAN
Thành tựu 33 năm Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á
3. DƯƠNG VĂN HUY
Vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực Đông Nam Á hiện nay
Tóm tắt: Vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc hợp tác khu vực được xem là một trong những mục tiêu then chốt đối với sự phát triển của ASEAN, đồng thời phản ảnh sự thành công trong quá trình phát triển của khối này. Theo đó, ASEAN đã không ngừng thúc đẩy vai trò trung tâm của mình. Điều này tác động mạnh mẽ đến cấu trúc khu vực Đông Nam Á hiện nay. Sự giằng co giữa các lực lượng khiến cho cấu trúc khu vực mang tính phức hợp, do tính chất cạnh tranh giữa các cường quốc này càng gia tăng và chưa một cường quốc nào có thể chi phối cấu trúc khu vực. Trong khi đó, ASEAN đang nỗ lực mới nhằm khẳng định vai trò ngày càng quan trọng hơn trong cấu trúc này. Song, những hạn chế của ASEAN cũng khiến cho khối này khó có thể hiện thực hóa tham vọng của mình.
4. VÕ XUÂN VINH
Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung Quốc ở Đông Nam Á những năm gần đây
Tóm tắt: Trong gần hai thập kỷ qua, cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra ở nhiều không gian chiến lược khác nhau trên thế giới, trong đó có Đông Nam Á. Mâu thuẫn về mục tiêu và lợi ích chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như sự thiếu vắng một cấu trúc an ninh và hợp tác chặt chẽ chung cho cả khu vực khiến cục diện tranh đua quyền lực giữa hai nước này ngày càng gia tăng. Ở các nước khác nhau và các lĩnh vực khác nhau, Mỹ và Trung Quốc nỗ lực phát huy tối đa lợi thế của mình, đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và gia tăng ảnh hưởng của đối thủ. Bài viết làm rã cạnh tranh anh hương giữa Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á những năm gần đây trên các lĩnh vực như chính trị - đối ngoại và quân sự - an ninh.
5. TRẦN KHÁNH
Bàn về hành động địa chiến lược của Việt Nam dưới thời Đổi mới
Tóm tắt: Nhờ có đổi mới nhận thức về toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng như tầm quan trọng của yếu tố địa lý đối với an ninh và phát triển của đất nước, Việt Nam từ khi tiến hành Đổi mới (từ năm 1986) đến nay đã và đang có những nỗ lực mới trong việc gia tăng sức mạnh của biển, đất liền bằng các chương trình phát triển lãnh thổ, cơ sở hạ tầng và mở rộng hợp tác quốc tế. Những hành động chiến lược trên đã và đang củng cố, mở rộng không gian chiến lược, làm tăng nhanh “tài nguyên địa chính trị” của Việt Nam trong quan hệ quốc tế.
6. TRƯƠNG DUY HÒA
Không gian chiến lược Việt Nam – Lào trong bối cảnh mới
Tóm tắt: Lào là nước láng giềng có quan hệ gắn bó thân thiết với Việt Nam. Trong lịch sử, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, hai nước đã luôn kề vai sát cánh bên nhau trong đấu tranh chống lại kẻ thù chung, cũng như đoàn kết sắt son trong công cuộc xây dựng đất nước. Trong bối cảnh mới hiện nay, không gian chiến lược cho an ninh và phát triển của Việt Nam không thể thiếu nhân tố Lào và ngược lại. Vì sao Lào và Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt đối với không gian chiến lược của nhau như vậy? Hai nước đang đối mặt với cơ hội và thách thức nào trong bối cảnh khu vực và thế giới đang biến đổi phức tạp và khó lường như hiện nay? Bài viết chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để luận giải vấn đề theo hướng tiếp cận địa chính trị, địa chiến lược dưới góc nhìn lịch sử và quan hệ quốc tế nhằm đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi đã nêu.
7. NGUYỄN DUY DŨNG
Kinh nghiệm của Việt Nam trong thúc đẩy phát triển hợp tác Tiểu vùng sông Mekong và vận dụng trong bối cảnh mới
Tóm tắt: Hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) là sáng kiến hợp tác giữa các nước thuộc lưu vực sông Mekong do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) khởi xướng từ năm 1992 và Việt Nam là một trong 5 thành viên ban đầu (Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam). Từ năm 2004, Tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc bắt đầu tham gia vào Chương trình hợp tác này. Dù thời gian chưa dài, song hơn 30 năm qua, Hợp tác GMS đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cho sự phát triển của cả khu vực cũng như mỗi nước thành viên. Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển Tiểu vùng Mekong. Bài viết phản tịch và làm rõ những kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình tham gia và thúc đẩy sự hợp tác phát triển của GMS.
8. ĐÀM HUY HOÀNG
Ba thập niên quan hệ ASEAN - Trung Quốc: Nhìn lại và hướng tới
Tóm tắt: Được chính thức thiết lập vào tháng 7/1991, trải qua ba thập niên phát triển quan hệ ASEAN - Trung Quốc đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Bất kể thực tế đó, mối quan hệ này đã phát triển rất nhanh, đặc biệt trong giai đoạn 1997 - 2010. Hợp tác giữa hai bên ngày càng mở rộng và đã bao trùm lên hàng chục lĩnh vực và cơ chế hợp tác khác nhau. Ngoài ra, ASEAN và Trung Quốc còn hợp tác chặt chẽ với nhau trong các cơ chế hợp tác khu vực cũng như trong các tổ chức quốc tế mà cả hai là thành viên. Sau ba thập niên phát triển, quan hệ ASEAN - Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp vào việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á. Sự phát triển của mối quan hệ đó đã mang lại nguồn lực phát triển cho cả hai bên. Vị thế của ASEAN, của Trung Quốc trong khu vực và thế giới đã được nâng cao nhờ sự phát triển của mối quan hệ này. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của nó, một số vấn đề phức tạp đã nảy sinh, khiến quan hệ ASEAN - Trung Quốc không còn phát triển mạnh mẽ như trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI nữa. Vì lợi ích của hòa bình, an ninh và ổn định ở Đông Nam Á cũng như vì sự phát triển của mỗi bên, hiện nay ASEAN và Trung Quốc đang nỗ lực phát huy những thành quả đã đạt được và khắc phục các vấn đề đang cản trở sự phát triển mối quan hệ của họ. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá tiến trình phát triển của quan hệ ASEAN - Trung Quốc trong ba thập niên qua, từ đó góp phần dự báo triển vọng của mối quan hệ này trong thời gian sắp tới.
9. TRƯƠNG QUANG HOÀN
Quan hệ kinh tế giữa Campuchia và Trung Quốc: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra
Tóm tắt: Quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc đã có những bước phát triển nhanh trong khoảng gần hai thập niên gần đây, nhất là sau khi hai bên nâng cấp quan hệ song phương lên thành “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” vào năm 2010. Bài viết phân tích thực trạng quan hệ kinh tế giữa Campuchia và Trung Quốc từ năm 2010 đến nay. Các số liệu thống kê cho thấy, quan hệ đầu tư, hỗ trợ phát triển và thương mại giữa Campuchia và Trung Quốc đã có sự phát triển nhanh giai đoạn này. Trong đó, Trung Quốc đã trở thành đối tác kinh tế bên ngoài quan trọng nhất của Campuchia. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế giữa hai bên còn không ít hạn chế, thách thức, trong đó chủ yếu là những tác động không tích cực từ sự phụ thuộc kinh tế ngày càng lớn của Campuchia vào Trung Quốc.
10. PHẠM THANH TỊNH
Đóng góp của văn hóa Java trong bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống và phát triển nền văn hóa hiện đại ở Indonesia
Tóm tắt: Trong giai đoạn hiện nay, khi cục diện quốc tế ngày càng thiên về “đối thoại - hòa bình” thì giá trị văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia luôn nắm giữ vai trò rất quan trọng. Trong các thành tố cấu thành nên văn hóa truyền thống Indonesia thì văn hóa Java giữ vai trò chủ đạo trong việc định hình, xây dựng các giá trị của người Indonesia, cũng như góp phần vào việc hình thành, phát triển nền văn hoá hiện đại của quốc gia vạn đảo Indonesia trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Bài viết tập trung nghiên cứu những đóng góp của văn hóa người Java trong việc tạo dựng bản sắc, bảo tồn văn hóa truyền thống Indonesia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, văn hóa Java là nền tảng của văn hóa truyền thống Indonesia, tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với các dân tộc khác; văn hóa Java đóng vai trò bổ sung, hỗ trợ cho tiềm năng kinh tế, quân sự của “nước Vạn đảo”; văn hóa Java cũng là một trong những cái nôi xây dựng, hình thành, phát triển cốt cách con người Indonesia, tạo ra sức mạnh văn hóa của Indonesia. Đồng thời bài viết cũng nêu bật được sự đóng góp của văn hoá bản địa, văn hóa truyền thống cho việc hình thành, phát triển nền văn hoá hiện đại ngày nay.
11. NGUYỄN HỒNG QUANG
Một số vấn đề chính trị nổi bật của Thái Lan trong những năm gần đây
Tóm tắt: Trong gần hai thập kỷ gần đây, chính trị Thái Lan luôn có những diễn biến phức tạp, biểu hiện là các cuộc biểu tình giữa các phe phái chống chính phủ. Đặc biệt là hai cuộc đảo chính của quân đội vào năm 2006 và 2014, gây ra những mâu thuẫn chia rẽ giữa các đảng chính trị ngày càng sâu sắc hơn. Các cuộc đảo chính ở Thái Lan không chỉ khiến bất ổn trong nước mà còn làm cho vị thế của Thái Lan trên trường quốc tế bị giảm sút. Bài viết tập trung phân tích một số sự kiện chính trị nổi bật của Thái Lan từ sau cuộc đảo chính năm 2014 đến nay như: Sự điều hành của chính phủ quân sự Thái Lan từ sau cuộc đảo chính năm 2014; Tình hình chính trị của Thái Lan sau cuộc đảo chính quân sự từ năm 2019 đến nay: Cuộc bầu cử Thái Lan năm 2019, Các cuộc biểu tình phản đối yêu cầu bãi bỏ một số điều luật ưu đãi đối với Hoàng gia, Cuộc bầu cử “then chốt” tháng 5 năm 2023. Từ đó, bài viết rút ra một số đánh giá kết luận, cuộc bầu cử năm 2023 sẽ đem đến những hy vọng cho người dân Thái Lan chuyển sang một giai đoạn ổn định, và phát triển theo con đường dân chủ.
12. NGUYỄN NGỌC LAN
Tình hình kinh tế vĩ mô của Lào giai đoạn 2011 - 2021
Tóm tắt: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2011) của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 nhằm mục tiêu xây dựng đất nước Lào trở thành một nước ổn định vững chắc về chính trị, an ninh, an toàn về xã hội, đảm bảo giữ vững tốc độ phát triển kinh tế liên tục, nâng cao đời sống của nhân dân gấp 3 lần so với năm 2010, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020. Để đạt được điều này, Chính phủ Lào đã chủ trong thực hiện các khâu đột phá đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài viết tổng kết tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của Lào giai đoạn 2011 - 2021 để thấy được mức độ thành công của việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Lão giai đoạn 2011 - 2020.