- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5 năm 2023
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. NGUYỄN HUY HOÀNG
Bàn về thực trạng và xu hướng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao đến nay
Tóm tắt: Quan hệ Việt - Hoa Kỳ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao (từ năm 1995) đến nay đã có bước tiến lớn, nhất là về kinh tế. Hiện nay, cả hai nước đều ý thức được tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ song phương vì những lý do chính trị chiến lược cũng như về kinh tế. Quan hệ Việt - Mỹ chi thực sự lớn mạnh đáp ứng những mong ước của hai phía, bảo vệ quyền lợi cốt lõi về kinh tế và chủ quyền của mỗi nước, khi các bên có được lòng tin cho các mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện trong tương lai.
2. NGHIÊM TUẤN HÙNG
Cạnh tranh Mỹ - Trung tại Tiểu vùng Mekong mở rộng
Tóm tắt: Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đang dần trở thành một trung tâm trong chiến lược của các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Cả Mỹ và Trung Quốc đều có những động lực mạnh mẽ từ bên trong để xây dựng và triển khai các chính sách đối ngoại hướng tới GMS. Ngoài ra, việc hai nước cùng chú ý tới GMS là nguyên nhân thúc đẩy sự ganh đua lẫn nhau. Với những mục tiêu được xác định, cả Mỹ và Trung Quốc đã triển khai những biện pháp cụ thể hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực. Trong khi Trung Quốc tập trung chủ yếu vào vấn đề xây dựng kết nối cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy thương mại thì Mỹ chú trọng đến các vấn đề an ninh con người như môi trường bảo vệ và nâng cao sức khỏe, cũng như giáo dục và đào tạo. Ở một mức độ nào đó, những cơ chế của Mỹ và Trung Quốc hưởng tới GMS mang tính bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, việc các nước GMS tận dụng được cơ hội từ cạnh tranh Mỹ - Trung hay không lại là vấn đề cần tiếp tục xem xét.
3. NGUYỄN TUẤN KHANH, NGUYỄN KHÁNH VY
Sự định hình bản sắc “Tính trung tâm” của ASEAN và quá trình tương tác với các chủ thể bên ngoài
Tóm tắt: ASEAN được đánh giá là một tổ chức khu vực thành công tại khu vực Đông Nam Á. Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa khu vực tại đây mang đậm dấu ấn của việc định hình bản sắc của tổ chức ASEAN. Trong đó, tinh trung tâm của ASEAN là một bản sắc nổi bật trong hoạt động chính trị quốc tế ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Bài viết đã vận dụng thực tiễn hoạt động của ASEAN để giải thích và kiếm chứng quan điểm lý luận về sự định hình bản sắc thông qua quá trình tương tác với các chủ thể khác. Cụ thể, bài viết quan sát “tính trung tâm” của ASEAN trong các cơ chế diễn đàn đa phương, quá trình quản trị an ninh chính trị khu vực và sự nhìn nhận đánh giá của các chủ thể bên ngoài.
4. LÊ THỊ THU HƯƠNG, PHẠM THỊ THANH BÌNH
Đông Nam Á với ảnh hưởng của kinh tế thế giới năm 2022
Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng suy giảm của kinh tế thế giới năm 2022, tìm hiểu những nguyên nhân của sự suy giảm đó. Đồng thời, bài viết phân tích tác động của suy giảm kinh tế thế giới năm 2022 tới các nước Đông Nam Á. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm thì Đông Nam Á vẫn được xem là điểm sáng nổi bật và được đánh giả tương đối thành công. Cuối cùng, bài viết đưa ra những đánh giá triển vọng tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á trong năm 2023 - 2024.
5. NGUYỄN QUẾ THƯƠNG
An ninh lương thực ở Thái Lan và một số giải pháp ứng phó của Chính phủ
Tóm tắt: Hiện nay, Thái Lan đang trong quá trình cải cách đất nước trên nhiều phương diện và những thách thức mà Thái Lan phải đối mặt một phần đến từ an ninh phi truyền thống, trong đó có an ninh lương thực. Thái Lan nhận thức rằng, việc đảm bảo an ninh lương thực không chỉ thuần túy là vấn đề kinh tế hay nhân đạo mà nó còn có vai trò quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội của quốc gia cũng như ảnh hưởng tới khu vực và toàn thế giới. Do đó, mục tiêu ổn định lương thực luôn được đặt lên hàng đầu trong các khung chiến lược và chính sách phát triển kinh tế xã hội quốc gia của Thái Lan. Bài viết đề cập tới thực trạng an ninh lương thực Thái Lan, qua đó phân tích một số giải pháp ứng phó của Chính phủ nước này trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh lương thực.
6. LÊ LAN ANH
Các biện pháp ứng phó Đại dịch COVID-19 của Thái Lan
Tóm tắt: Sự xuất hiện và lây lan của Covid-19 đã buộc các chính phủ trên thế giới phải thực hiện những biện pháp nghiêm ngặt trong nỗ lực hạn chế sự lây lan của virus. Thái Lan là quốc gia ghi nhận ca mắc Virus Sar - CoV - 2 đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, ca bệnh đầu tiên được báo cáo vào ngày 15/1/2020 và đã trải qua 05 đợt bùng phát dịch. Để ứng phó với mỗi đợt bùng phát dịch, Chính phủ Thái Lan đã ban hành các biện pháp nhằm kiểm soát tốc độ lây lan cũng như tập trung phục hồi nền kinh tế trong và sau Đại dịch. Bài viết đánh giá khả năng ứng phó Đại dịch Covid-19 của nền kinh tế Thái Lan dựa trên việc phân tích các biến động chỉ số cơ bản của nền kinh tế; đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp cứu trợ nền kinh tế trong việc ứng phó với Đại dịch Covid-19.
7. PHẠM MINH THÁI, HÀ THỊ HỒNG VÂN
Sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh COVID-19: so sánh với một số nước Đông Nam Á
Tóm tắt: Thương mại điện tử ở Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 25,9% /năm từ 2014 đến 2021. Đặc biệt, trong số nhiều yếu tố thúc đẩy thương mại điện tử phát triển như ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp, sự bùng nổ thiết bị di động, dòng vốn FDI mạnh mẽ và phát triển dịch vụ logistics, đại dịch COVID-19 có tác động mạnh nhất. Trong khi đại dịch có tác động tích cực tới thương mại điện tử của hầu hết các nước ASEAN thì Đại dịch lại làm giảm sự phát triển thương mại điện tử của Thái Lan. Khi so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á, thương mại điện tử của Việt Nam có sự phát triển tốt hơn trong giai đoạn đại dịch. Tuy nhiên, phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam cũng gặp phải nhiều thách thức như các nước Đông Nam Á là tỷ lệ có tài khoản ngân hàng thấp, tỷ lệ thành toán bằng tiền mặt cao và tỷ lệ sử dụng ví điện tử thấp. Ngoài ra, vấn đề bảo mật thông tin cũng như cập nhật các quy định luật pháp liên quan tới thương mại điện tử cũng cần phải được cập nhật và bổ sung để đảm bảo sự phát triển lâu dài của lĩnh vực này.
Hoạt động khoa học
Hội thảo khu vực: “Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) 2023 về Đổi mới quốc tế hóa trong giáo dục đại học”
Điểm sách
An ninh nguồn nước của Khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng