- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6 năm 2023
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. LÊ PHƯƠNG HÒA, NGUYỄN DUY DŨNG
Tăng cường kết nối hướng tới một cộng đồng chung ASEAN
Tóm tắt: Kết nối là một trong những nội dung quan trọng trong tiến trình hợp tác, hội nhập và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nội dung này đã được ASEAN cụ thể qua các Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN (MPAC) 2010-2020 và 2016-2025. Chỉ còn gần ba năm nữa MPAC 2025 sẽ kết thúc, để có được cái nhìn toàn diện và khái quát về kết nối ASEAN, bài viết sẽ đi tổng quan từ lịch sử vấn đề đến phân tích thực tiễn kết nối ASEAN hiện nay. Mặc dù kết nối ASEAN bao hàm cả kết nối nội khối và ngoại khối nhưng những phân tích của bài viết tập trung vào kết nối bên trong của ASEAN thông qua các sáng kiến MPAC. Những kết quả của kết nối ASEAN trong thời gian qua được xem xét trên năm trụ cột: Cơ sở hạ tầng bền vững; Đối mới số; Kho vận liên thông; Tối ưu hóa hoạch định và Di chuyển của người dân, đồng thời bài viết cũng xem xét các cơ chế triển khai Kết nối ASEAN, từ đó đưa ra một số kết luận ban đầu về tăng cường kết nối ASEAN hướng tới một cộng đồng chung.
2. NGUYỄN TRẦN TIẾN, NGUYỄN THỊ THU TRANG
Kalinga Bali Yatra: Nhìn lại quan hệ giao thương hàng hải Odisha - Đông Nam Á trong lịch sử
Tóm tắt: Có nhiều lý do tạo cho mối quan hệ giữa Ấn Độ - Đông Nam Á nói chung và Ấn Độ - Indonesia nói riêng gần gũi trong suốt chiều dài lịch sử - qua sử thi về Rama và Sita, Pandavas và Kaurauas hay câu chuyện về các thuyền nhân, hải thương, giáo sĩ, người uyên bác đã từng đặt chân lên các hòn đảo từ thời kỳ cổ đại. Gần đây nhất, trong bài phát biểu trước cộng đồng Ấn Kiều ở Bali, Indonesia bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, Thủ tướng Ấn Độ đã nhắc đến một lễ hội truyền thống Baliyatra tổ chức hàng năm bên bờ sông Mahanadi ở Odisha, hồi tưởng về mối quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và Indonesia trong lịch sử. Qua việc khảo cứu về Kalinga Bali Yatra, bài viết tái dựng lại sự kết nối lịch sử, văn hoá vốn đã trở thành nền tảng của sự gần gũi giữa người dân Odisha và Bali. Từ đó, bài viết làm sáng tỏ vai trò của Kalinga ở Đông Nam Á nói chung và Indonesia nói riêng.
3. HỒ NGỌC HIẾU
Một số đặc điểm và phân loại kiến trúc thánh đường Java ở Indonesia
Tóm tắt: Indonesia là đất nước có số người theo Islam giáo đông đảo nhất trên thế giới. Đa số tín đồ Islam giáo ở Indonesia sống trên đảo Java. Hàng trăm thánh đường cổ được xây dựng từ thế kỷ XV đến XIX vẫn còn tồn tại trên hòn đảo này và là bằng chứng cho thấy Java là một trong những hòn đảo quan trọng trong sự lan truyền của Islam giáo. Các thánh đường ở Java không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu lịch sử và sự lan rộng của Islam giáo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự phát triển của kiến trúc Islam giáo. Thánh đường Java có kiểu xây dựng độc đáo với các đặc điểm kiến trúc riêng, điều này được nhìn thấy rõ khi so sánh với các thánh đường ở các quốc gia Islam giáo khác. Vì vậy, kiến trúc thành đường Java có thể được xem là đại diện tiêu biểu cho kiến trúc thánh đường ở Indonesia. Bài viết tập trung phân tích những đặc điểm và những tiêu chí phân loại về kiến trúc thành đường Java & Indonesia.
4. NGUYỄN HÀ PHƯƠNG, NGÔ YẾN KHANH
Áp dụng cơ chế thử nghiệm trong lĩnh vực công nghệ tài chính tại Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tóm tắt: Singapore với vị thế là trung tâm tài chính của khu vực đã cho ra mắt cơ chế thử nghiệm (Regulatory Sandbox) trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech). Đây là sáng kiến nhằm thực thi chiến lược chuyển đổi số trong doanh nghiệp của quốc gia này. Bài viết tập trung phân tích bối cảnh ra đời cơ chế, các nhóm đối tượng mà cơ chế thử nghiệm hướng tới và tiêu chí đánh giá của cơ quan chủ quản đối với các ứng viên đăng ký tham gia. Qua đó, bài viết nhận định về những tác động mà cơ chế thử nghiệm Fintech mang lại cho ngành tài chính - ngân hàng của Singapore cũng như các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan. Từ đó, đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế thử nghiệm Fintech cũng như cơ chế thử nghiệm ở các lĩnh vực khác nhìn từ thực tế đã qua tại quốc đảo sư tử.
5. HÀ THỊ ĐAN
Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Myanmar
Tóm tắt: Myanmar là quốc gia đa tôn giáo. Trong lịch sử, đất nước này đã trải qua nhiều lần tiếp xúc, tiếp biến văn hóa từ các nền văn minh lớn của Trung Hoa, Ấn Độ, phương Tây. Sự tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ từ thế kỷ III TCN đã làm cho văn hóa của Myanmar phong phú, đa dạng; trong đó, Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu đậm. Sự ảnh hưởng ấy bao trùm lên toàn bộ đời sống ở Myanmar từ văn hóa, kinh tế đến chính trị. Bài viết trên cơ sở trình bày những nét chính về quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Myanmar, phân tích những biểu hiện của tôn giáo này trong đời sống văn hóa của họ như: Phật giáo trong văn học; Phật giáo trong nghi lễ, phong tục; Phật giáo trong kiến trúc, điêu khắc; Phật giáo trong lễ hội... Từ đó, khẳng định tinh chất thế tục của Phật giáo: Phật giáo không chỉ dừng lại ở những giáo lý trong các kinh điển mà đã xâm nhập vào các lĩnh vực của đời sống con người, giúp con người sáng tạo ra các giá trị văn hóa độc đáo mới dựa trên nền văn hóa bản địa.
6. LÊ HÒA, NGUYỄN NGỌC LAN
Thực trạng giáo dục nghề nghiệp ở Lào từ năm 2006 đến nay
Tóm tắt: Từ năm 2006, khi bắt đầu thực hiện Kế hoạch Cải cách Giáo dục Quốc gia, Lào đã nêu cao chủ trương phát triển nền giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Cũng từ đó, giáo dục nghề nghiệp ở Lào bắt đầu khởi sắc và đạt được những kết quả bước đầu đảng ghi nhận. Bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp và liên ngành, bài viết tập trung phân tích, đánh giá những thành tựu đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Lào thời gian qua trên một số phương diện như nhân sự, chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo, tổ chức quản lí…
7. NGUYỄN THỊ SONG HÀ, ĐỖ HỒNG THANH
Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Lan, Malaysia và kinh nghiệm cho Việt Nam
Tóm tắt: Du lịch nông thôn đã và đang được đẩy mạnh phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực, bởi đây là loại hình du lịch sử dụng tài nguyên mang tính đặc trưng ở vùng nông thôn, có sự tham gia của cộng đồng để từ đó hình thành điểm đến hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm đời sống nông thôn của du khách. Nhiều quốc gia trên thế giới đã khai thác, đẩy mạnh nguồn tài nguyên du lịch nông thôn và phát triển nó thành sản phẩm du lịch mang bản sắc riêng, góp phần quảng bá văn hóa, đất nước, con người đến bạn bè năm châu, đồng thời phát triển kinh tế bền vững cho người dân, cho vùng, cho quốc gia của mình. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch nông thôn và hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, vì thế việc tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan và Malaysia để từ đó lựa chọn sản phẩm du lịch nông thôn phù hợp là hết sức cần thiết.
8. HUỲNH NGUYỄN PHÚC THỊNH
Diễn ngôn về bản sắc Campuchia qua lễ khai mạc SEA Games 32
Tóm tắt: Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 (năm 2023) đi vào lịch sử khi đây là lần đầu tiên Campuchia đăng cai tổ chức một kỳ SEA Games sau “64 năm chờ đợi”. Bài viết tìm hiểu diễn ngôn về bản sắc Campuchia qua lễ khai mạc SEA Games 32. Sử dụng phương pháp phân tích văn bản (textual analysis) như là sự tích hợp ba phương thức ký hiệu học, lý thuyết tường thuật và giải cấu trúc (semiotics, narrative theory, deconstruction), nghiên cứu cho thấy qua lễ khai mạc SEA Games 32, chủ nhà Campuchia truyền đi thông điệp về niềm tự hào nguồn gốc dân tộc, truyền thống lịch sử lâu đời; về di sản văn hóa phong phủ, đặc sắc, đóng góp xứng đáng cho nhân loại; về hệ giá trị Campuchia: hòa bình - thịnh vượng - tự tin.
Hoạt động khoa học
Hội thảo quốc tế SEAUS 2023 - Đô thị học Đông Nam Á
Điểm sách
“China's Belt and Road Initiative In ASEAN: Growing Presence, Recent Progress and Future Challenges” (Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc tại ASEAN: Sự gia tăng hiện diện, tiến bộ gần đây và những thách thức trong tương lai)