- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA, VÕ XUÂN VINH
Ngoại giao láng giềng của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình qua trường hợp Myanmar
Tóm tắt: Bài viết xem xét việc triển khai chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình qua trường hợp của Myanmar, một nước láng giềng quan trọng của Trung Quốc. Bài viết gồm ba phần: Vị trí chiến lược của Myanmar đối với Trung Quốc; nhìn lại quá trình triển khai chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình ở Myanmar và đánh giá về chính sách ngoại giao này đối với trường hợp Myanmar. Chính sách láng giềng của Trung Quốc đối với Myanmar được điều chỉnh theo hướng vừa tận dụng điều kiện chính trị, an ninh ở Myanmar để gia tăng ảnh hưởng, vừa chú ý tới yếu tố phát triển kinh tế xã hội. Chính sách này được triển khai một cách toàn diện và tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng và kinh tế thương mại. Tuy nhiên, tình hình chính trị- xã hội của Myanmar thiếu ổn định khiến việc triển khai trên thực tế của chính sách này dễ bị gián đoạn. Những nỗ lực tạo lòng tin của Trung Quốc đối với các đảng phái và người dân Myanmar vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
2. ĐÀM HUY HOÀNG, LƯƠNG ÁNH LINH
Tình hình triển khai chính sách Hướng Nam mới của Đài Loan ở Indonesia
Tóm tắt: Chính sách Hướng Nam mới (New Southbound Policy - NSP)của Đài Loan được chính thức tuyên bố bởi Tổng thống Thái Anh Văn trong diễn văn nhậm chức của bà ngày 20/5/2016 để chính thức hóa kế hoạch chiến lược của Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP)nhằm nâng cao quan hệ của Đài Loan với 18 quốc gia thuộc các khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Trong những năm qua, Đài Loan đã tích cực triển khai NSP tại những nước này, đặc biệt là đối với Indonesia, một trong những quốc gia mục tiêu được ưu tiên của chính sách. Bài viết tập trung nghiên cứu tình hình triển khai NSP ở Indonesia và đánh giá những kết quả mà Đài Loan thu được sau hơn 4 năm thực hiện chính sách trên.
3. HÀ THỊ ĐAN
Xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Philippines từ năm 2001 đến nay
Tóm tắt: Hiện nay, vấn đề xung đột tôn giáo, sắc tộc đang có xu hướng bùng phát ở rất nhiều nơi trên thế giới và không ngừng gia tăng về quy mô cũng như số lượng. Nằm trong bối cảnh chung đó, Đông Nam á với tính chất đa dạng về tôn giáo, sắc tộc cũng đang là nơi có sự gia tăng về các cuộc xung đột. Thực tế cho thấy, khoảng hai thập niên trở lại đây, khu vực này đang trở thành một trong những điểm nóng trên thế giới về các cuộc xung đột bạo lực dưới cái vỏ bọc ngoài của tôn giáo, sắc tộc; trong đó phải kể xung đột diễn ra ở Philippines. Bài viết thông qua trình bày nguyên nhân, thực trạng và tác động của xung đột tại quốc gia này, góp phần gợi ý cho việc giải quyết vấn đề xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Philippines nói riêng và các nước Đông Nam á nói chung trong quá trình hội nhập và liên kết khu vực.
4. QUANG NGỌC HUYỀN
Thiết chế xã hội và một số phong tục, tập quán ở Visayas, Philippines thời kỳ trước khi bị Tây Ban Nha đô hộ
Tóm tắt: Trước khi người Tây Ban Nha đặt chân đến quần đảo Visayas, miền Trung Philippines, vào năm 1521, cũng như các nơi khác trên toàn bộ quần đảo này, thiết chế chính trị, xã hội của người Philippines còn thấp, nhà nước chưa ra đời. Cư dân ở đó sống trong những cộng đồng nhỏ khoảng từ 30 đến 100 hộ gia đình, được người Tây Ban Nha gọi là barangay. Trong các barangay đã có sự phân cấp xã hội, tuy nhiên sự phân chia giai cấp chưa sâu sắc, cho thấy sự phát triển kinh tế- xã hội chưa cao. Tìm hiểu một số phong tục tập quán thời bấy giờ sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn đời sống văn hóa của cư dân trên quần đảo Visayas nói riêng và của người Philippines nói chung trong thời kỳ lịch sử trước khi bị người Tây Ban Nha đô hộ.
5. TRẦN THẾ TUÂN, NGUYỄN THỊ DUNG
Cơ hội và thách thức phát triển dịch vụ Logistics trên hành lang kinh tế Đông-Tây tại Việt Nam
Tóm tắt: Hành lang kinh tế Đông- Tây (East West Economic Corridor- EWEC)nằm trong mạng lưới các hành lang kinh tế trong Hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS)được thiết lập nhằm thúc đẩy sự phát triển và hội nhập kinh tế giữa bốn nước là Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam, hành lang kinh tế Đông- Tây bắt đầu từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị chạy dọc theo quốc lộ 9, kết nối với Quốc lộ 1A ở thành phố Đông Hà, qua Thừa Thiên Huế vào đến Đà Nẵng. Bài viết tập trung giới thiệu về hành lang kinh tế Đông- Tây, thực trạng hoạt động logistics, phân tích cơ hội và thách thức, từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể phát triển dịch vụ logistics trên hành lang kinh tế Đông- Tây tại Việt Nam.
6. NGUYỄN QUẾ THƯƠNG
Một số chương trình hỗ trợ và hợp tác kinh tế giữa Thái Lan và Nhật Bản từ năm 2010 đến nay
Tóm tắt: Xuất phát từ những thay đổi của tình hình quốc tế và khu vực, truyền thống quan hệ lâu đời và thân thiết giữa hai quốc gia, bước sang thế kỷ 21, cả Nhật Bản và Thái Lan càng nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết trở thành đối tác kinh tế toàn diện của nhau. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm mà Nhật Bản đề cao hợp tác với các nước Đông Nam á và Thái Lan là một trong số những nước được quan tâm hàng đầu. Về phía Thái Lan, nước này cũng đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với Mỹ, Trung Quốc, Australia, ấn Độ. Vì vậy, việc thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và Thái Lan trong thời điểm này là một cách để củng cố và thúc đẩy mối quan hệ thân thiết vốn có giữa hai nước, khẳng định tầm ảnh hưởng của Nhật Bản đối với khu vực Đ"ng Nam á, nâng cao kh năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản. Từ năm 2010 đến nay, Nhật Bản và Thái Lan đã xúc tiến nhiều chương trình hỗ trợ và hợp tác kinh tế giữa hai nước, đưa quan hệ hai nước lên một bước tiến mới.
7. NGHIÊM THỊ HẢI YẾN
Việt Nam trong chiến lược an ninh của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI
Tóm tắt: Hai thập niên đầu thế kỷ XXI, tăng cường sức mạnh Mỹ vẫn luôn được khẳng định trong nhiệm kỳ lãnh đạo của các Tổng thống Mỹ. Dù thuộc Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa, chiến lược an ninh của họ đều hướng tới khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Bài viết tập trung xem xét, phân tích những biến động an ninh ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Từ đó, giải thích nguyên nhân điều chỉnh và việc lựa chọn phương pháp thực thi chiến lược an ninh của Mỹ; đồng thời xác định vị thế của Việt Nam trước tác động chiến lược an ninh của Mỹ triển khai ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
8. BÙI QUÝ THUẤN
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
Tóm tắt: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)đã bổ sung một nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển, khi dậy nguồn lực trong nước và có vai trò quan trọng như một “cú hích” đối với tăng trưởng kinh tế, tạo sự đột phá trong đổi mới tư duy quản lý kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần đáng kể trong nâng cao vị thế của Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp thu hút dòng vốn FDI trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA)thế hệ mới trong thời gian tới.
9. TRỊNH HẢI TUYẾN
Một số vấn đề nổi bật của Singapore trong 6 tháng đầu năm 2021
Tóm tắt: Bước vào năm 2021, việc triển khai tiêm phòng vaccine cùng với các gói hỗ trợ lớn ở nhiều nước và cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của “hai đầu tàu” Trung Quốc và Mỹ đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu sau một thời gian suy thoái do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều nguy cơ bất ổn từ các vấn đề địa chính trị, xung đột thương mại và diễn biến khó lường từ đại dịch này. Trong bối cảnh đó, 6 tháng đầu năm 2021, Singapore cũng có những dấu hiệu khởi sắc về kinh tế, vượt qua làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần 2 và bước vào giai đoạn bình thường mới với các biện pháp đảm bảo sức khỏe, an sinh xã hội cho người dân. Những kết quả mới nêu trên đã giúp người dân và doanh nghiệp giữ vững niềm tin vào Chính phủ cũng như những hệ thống, chiến lược hay tiến trình phát triển kinh tế- xã hội dài hạn mà Thế hệ lãnh đạo thứ 4 đang triển khai.