Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8 năm 2021

Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8 năm 2021

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

1. DƯƠNG VĂN HUY

ứng xử của Philippines với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông thời kỳ Tổng thống Rodrigo Duterte

Tóm tắt: Bài viết phân tích cách ứng xử của Philippines đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Duterte. Theo đó, bài viết tập trung vào sự điều chỉnh cách tiếp cận của Philippines đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông; đồng thời làm rõ sự "thiếu thống nhất" của nội bộ Philippines trong cách phản ứng với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Bài viết chỉ ra rằng, trước những hành động ngày càng cứng rắn của Trung Quốc tại Biển Đông, chính phủ Philippines dưới sự cầm quyền của Tổng thống Duterte (lên nắm quyền vào năm 2016)đã thể hiện thái độ mềm mỏng hơn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, cho đến nay, rõ ràng là chính sách của ông Duterte đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông chưa đạt được hiệu qu như mong muốn.

 

2. VŨ THỤY TRANG, NGUYỄN THANH HƯƠNG

25 năm quan hệ đối tác đối thoại Nga-ASEAN: Một hành trình hội nhập của Nga ở khu vực Đông Nam á

Tóm tắt: Năm 2021 đánh dấu cột mốc quan trọng- 30 năm thiết lập quan hệ và 25 năm quan hệ đối tác đối thoại Nga- ASEAN. Trên hành trình đó, cả hai bên đều nỗ lực để cải thiện quan hệ, xích lại gần nhau hơn nhằm đưa hợp tác lên tầm cao mới. Trên c sở đánh giá vị thế của ASEAN trong chính sách Châu Á- Thái Bình DưƠng của Nga hiện nay. Đẩy mạnh hợp tác với ASEAN mang lại cho Nga nhiều lợi ích không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần mở rộng ảnh hưởng chính trị của mình ở khu vực. Thời gian qua đã cho thấy những nỗ lực tích cực của Nga trong quá trình hội nhập khu vực, hợp tác giữa Nga và các nước ASEAN trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, văn hóa, khoa học, giáo dục cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bài viết cũng nêu lên một số hạn chế của quan hệ, từ đó nhận định những định hướng cho sự phát triển mối quan hệ này trong tương lai.

 

3. HÀ LÊ HUYỀN, TRẦN THỊ MINH GIANG

Hợp tác thương mại Thái Lan-Lào giai đoạn 1991-2021

Tóm tắt: Thái Lan và Lào có mối quan hệ láng giềng lâu đời với nhiều đặc điểm gần gũi về sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa, đó chính là nền tảng tạo nên quan hệ giữa hai nước. Trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu hóa, mối quan hệ của hai nước càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì đều là cửa ngõ của nhau trong mọi hoạt động liên kết và giao lưu. Thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1950, đặc biệt là có chung hơn 1.800km đường biên giới nên rất thuận lợi về trao đổi thương mại. Nhóm tác gi sử dụng cách tiếp cận theo vấn đề (chiều ngang)và cách tiếp cận lịch đại (chiều dọc)để dựng lại bức tranh tổng thể về sự hợp tác thương mại giữa Thái Lan và Lào một cách đầy đủ nhất. Do vậy, bài viết tập trung nhận diện nhu cầu gia tăng hợp tác của hai nước, từ đó làm rõ thực trạng hợp tác thương mại Thái Lan và Lào giai đoạn 1991 - 2021, đồng thời đánh giá những thành tựu cũng như các vấn đề còn tồn tại trong mối quan hệ thương mại hai nước.

 

4. ĐẶNG THU THỦY

Các biện pháp thương mại ứng phó với đại dịch COVID-19: Nghiên cứu trường hợp ASEAN

Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến hoạt động thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Theo ước tính mới của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thương mại toàn cầu dự kiến sẽ tăng 8,0 phần trăm vào cuối năm 2021 sau khi giảm 5,3 phần trăm vào năm 2020. Tuy nhiên, triển vọng thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nhiều bởi sự chênh lệch giữa các khu vực, kế hoạch tiêm chủng chậm trễ tại các nước nghèo. COVID-19 tiếp tục là mối đe dọa lớn nhất đối với triển vọng thương mại, vì những làn sóng lây nhiễm mới có thể dễ dàng làm suy yếu bất kỳ sự phục hồi hy vọng nào. Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD)cũng đã dự báo dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI)vào các quốc gia đang phát triển tại Châu Á đang giảm từ 30 phần trăm đến 45 phần trăm và ASEAN cũng không tránh khỏi áp lực giảm mạnh của cả khu vực. Một trong những công cụ mà nhiều chính phủ sử dụng để ứng phó với đại dịch COVID-19 là các biện pháp thương mại. Bài viết đề cập đến các biện pháp thương mại mà các quốc gia ASEAN đã và đang áp dụng nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch đến sự tăng trưởng kinh tế.

 

5. TRẦN NGỌC GIÁP

Tầm quan trọng của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển quốc tế năm 1982 đối với giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo ở khu vực Biển Đông hiện nay

Tóm tắt: Biển đảo luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại, nhất là với các quốc gia ven biển trên các phương diện như kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh. Thế kỷ XXI- thế kỷ của biển và đại dương, nhưng thế giới lại đang chứng kiến sự tranh chấp chủ quyền về biển đảo ngày càng gay gắt hơn ở một số khu vực. Nằm trong bối cảnh chung đó, tình hình Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp và trở thành điểm nóng trong khu vực, với sự tham gia của nhiều bên tranh chấp về chủ quyền biển đảo. Để Biển Đông trở thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác, đòi hỏi các bên tranh chấp phải tuân thủ những nguyên tắc của luật pháp quốc tế và quy định của luật biển quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển quốc tế năm 1982.

 

6. TRẦN THỊ QUỲNH TRANG

Già hóa dân số và vấn đề người cao tuổi ở Thái Lan hiện nay

Tóm tắt: Già hóa dân số đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả những quốc gia đang phát triển vốn có cơ cấu dân số trẻ và năng động. Trong khu vực ASEAN, Thái Lan là quốc gia có tỉ lệ người cao tuổi đứng thứ hai chỉ sau Singapore. Sự thay đổi về cơ cấu dân số theo hướng già hóa, số lượng người cao tuổi có xu hướng tăng lên nhanh chóng đã đặt ra cho nước này nhiều thách thức và nhiệm vụ phải thực hiện nhằm giảm bớt những tác động tiêu cực đến nền kinh tế- xã hội, biến điểm yếu thành điểm mạnh và chuẩn bị sẵn sàng cho việc xây dựng một xã hội bền vững trong tương lai. Bài viết đưa ra một cái nhìn khái quát về hiện trạng già hóa dân số, trong đó tập trung vào vấn đề chăm sóc sức khỏe, sử dụng lao động người cao tuổi và những giải pháp cho vấn đề này ở Thái Lan hiện nay. Từ đó rút ra một vài liên hệ và kinh nghiệm thực tiễn có thể áp dụng cho Việt Nam.

 

7. LÊ THANH HẢI

Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam)và tỉnh Attapeu (Lào)từ năm 1991 đến năm 2017

Tóm tắt: Tỉnh Kon Tum (Việt Nam)và tỉnh Attapeu (Lào)là một trong hàng chục cặp địa phương có chung đường biên giới của hai nước Việt Nam và Lào. Trong giai đoạn 1991- 2017, quan hệ giữa hai tỉnh Kon Tum- Attapeu đã không ngừng được củng cố và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực hợp tác. Tuy nhiên, sự phát triển của quan hệ hợp tác giữa hai địa phương không phải ngẫu nhiên mà có được. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam)và Attapeu (Lào)từ năm 1991 (khi Kon Tum được tách ra từ tỉnh Gia Lai- Kon Tum)đến năm 2017.

 

8. TRẦN THỊ MINH PHƯƠNG, NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực y tế tại một số cơ sở y tế công lập trên địa bàn Hà Nội

Tóm tắt: Nhân sự đóng vai trò then chốt, là chìa khóa thành công của bất kỳ một tổ chức nào. Đối với ngành y tế, nhân lực phải đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và y đức; vì thế cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu, nhận diện và đo lường các yếu tố chính ảnh hưởng đến phát triển nhân lực tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn TP Hà Nội. Nghiên cứu này dùng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, phân tích EFA và hồi quy tuyến tính bội được sử dụng nhằm kiểm định giả thuyết nghiên cứu và ước lượng mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố tiền lương có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, tiếp đến là yếu tố chính sách chế độ, sau đó là yếu tố hoạt động đào tạo nhân lực, rồi công tác sử dụng nhân lực và sau cùng là công tác tuyển dụng nhân lực. Sau cùng là một số giải pháp, khuyến nghị được thảo luận nhằm thúc đẩy phát triển nhân lực tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn TP Hà Nội.

 

9. TRẦN VĂN HOAN

Phát triển phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý học viên các nhà trường quân đội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

Tóm tắt: Phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý học viên trong các nhà trường quân đội là một bộ phận trong hệ thống phẩm chất nhân cách của người cán bộ quản lý học viên, bao gồm tổ hợp những nhân tố góp phần tạo nên giá trị nhân cách và quy định tính tích cực, tự giác của người cán bộ quản lý học viên trong toàn bộ quá trình giáo dục, đào tạo ở các nhà trường quân đội theo mục tiêu yêu cầu đào tạo. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện, giáo dục- đào tạo đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi phải tiếp tục xây dựng, phát triển các phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý học viên thật sự đủ đức- tài, trong sáng, mẫu mực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

 

33 lượt xem