- Sách
- Chính trị (105)
- Xã hội học (23)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (78)
- Văn hóa (11)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (79)
- Quản lý Thông tin (2)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (2)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (3)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (44)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (31)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (27)
- Nghiên cứu Trung Quốc (43)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (54)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (29)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu

Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8 năm 2023
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
ĐÀM HUY HOÀNG
Ngoại giao quân sự của Trung Quốc đối với Campuchia dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình
Tóm tắt: Campuchia là quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng trong khu vực, do đó, quan hệ Trung Quốc - Campuchia luôn được các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong các thời kỳ khác nhau duy trì và chú trọng. Đây là nền tảng cũng như chìa khóa thành công cho việc tăng cường ngoại giao quân sự của Trung Quốc đối với Campuchia từ năm 2012 trở lại đây. Bài viết mong muốn thông qua phân tích những nỗ lực thúc đẩy ngoại giao quân sự của Trung Quốc đối với Campuchia, từ đó đưa ra một số nhận xét về chiến lược ngoại giao quân sự mà Trung Quốc đã và đang triển khai tại khu vực.
DƯƠNG QUANG HIỆP - TRẦN THÁI BẢO
Những đặc điểm trong quan hệ Philippines - Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2021
Tóm tắt: Quan hệ Philippines - Trung Quốc là quan hệ giữa một nước nhỏ và một nước lớn đang trỗi dậy mạnh mẽ, có tham vọng lớn về địa chính trị, đồng thời là quan hệ giữa hai quốc gia đang tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, quan hệ giữa một đồng minh lâu đời của Mỹ ở Đông Nam Á với một đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Trung Quốc không chỉ ở khu vực này mà còn trên toàn thế giới. Với tất cả những đặc tính đó, quan hệ Philippines- Trung Quốc vừa có những đặc điểm chung, tương tự như quan hệ của các nước nhỏ khác với Trung Quốc, vừa có những đặc điểm riêng, rất đáng chú ý. Bài viết tập trung làm rõ những đặc điểm chính trong quan hệ Philippines - Trung Quốc giai đoạn 2001-2021.
ĐẶNG THỊ QUỐC ANH ĐÀO - TRẦN THỤY DIỄM MỸ- PHAN PHÚ THỊNH - TRẦN THỊ THẠCH TRÚC
Người Hoa di cư mới và cách thích ứng của người Hoa di cư mới tại Đông Nam Á
Tóm tắt: Sau khi Đặng Tiểu Bình thực hiện chính sách mở cửa cuối năm 1978 đã tạo nên làn sóng di cư của người Hoa. Người Hoa di cư trong giai đoạn này được gọi là xin yimin hay người Hoa di cư mới. Điểm đến mà những người Hoa di cư mới hướng tới là các quốc gia phát triển, nhưng từ sau năm 2000, Đông Nam Á trở thành một trong những điểm đến chính của phần lớn người Hoa di cư mới. Bài viết nhằm mục đích nghiên cứu về cách thích ứng của các người Hoa di cư mới tại các quốc gia Đông Nam Á. Bằng phương pháp định tính thông qua việc phân tích tổng hợp nguồn tài liệu khoa học, bài viết bước đầu phân tích thành phần, đặc điểm và cách thích nghi của người Hoa di cư mới ở Đông Nam Á. Qua đó để thấy được sự thích ứng chủ yếu nhờ vào các tổ chức trung gian thông qua các hiệp hội và các tổ chức cộng đồng.
PHẠM THANH TỊNH
Văn hóa bản địa Campuchia trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á
Tóm tắt: Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa lâu đời, được tạo nên từ rất nhiều mối quan hệ và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Đông Nam Á trong bối cảnh tự nhiên riêng có "nóng ẩm, mưa nhiều, đặc biệt là có gió mùa" đã tạo nên đặc trưng của văn hóa - nền văn minh thực vật hay nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Campuchia là một trong những chỉnh thể có nét văn hóa bản địa phong phú, đa dạng, được sản sinh và nuôi dưỡng từ bối cảnh văn hóa Đông Nam Á. Bài viết đề cập đến những nét văn hóa bản địa Đông Nam Á, đồng thời làm sáng rõ những nét văn hóa bản địa của quốc gia được mệnh danh là "đất nước chùa tháp" trong bối cảnh đó - bối cảnh văn hóa Đông Nam Á.
LÊ PHƯƠNG HÒA - NGUYỄN THƯƠNG HUYỀN
Thực trạng nguồn nhân lực trong ngành du lịch của Thái Lan sau đại dịch Covid-19 và một số gợi ý cho Việt Nam
Tóm tắt: Thái Lan là quốc gia hàng đầu khu vực về phát triển du lịch và là điểm sáng để Việt Nam học hỏi. Tuy nhiên, cũng giống như tất cả các quốc gia trên thế giới, du lịch của Thái Lan đã bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh với những lệnh đóng cửa từ cả Thái Lan và nước đến, trong đó đặc biệt là Trung Quốc. Sự tác động kinh tế ngành sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến lao động làm việc trong ngành đó ở tất cả các cấp, nhưng nặng nề nhất vẫn là người làm công ăn lương. Nghiên cứu nhân lực ngành du lịch Thái Lan sau đại dịch Covid-19 sẽ là một trường hợp nghiên cứu điển hình để nhìn thấy tác động của Covid - 19 lên ngành công nghiệp không khói và chính sách phục hồi của Thái Lan, đồng thời soi chiếu vào thực trạng của Việt Nam để có thể rút ra được một số hàm ý có ý nghĩa thực tiễn.
BÙI THỊ ÁNH VÂN - NGUYỄN TÙNG THẢO CHI
Hợp tác ASEAN - EU trong ứng phó Dịch bệnh Covid-19 ở Đông Nam Á
Tóm tắt: Khi mới bước vào giai đoạn bản lề của việc triển khai Tầm nhìn xây dựng
Cộng đồng ASEAN năm 2025, các nước Đông Nam Á đã phải đối mặt với nhiều khó khăn do sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19. Để duy trì sự ổn định và phát triển trên các phương diện chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội, việc tìm kiếm đối tác chiến lược cho khu vực là vô cùng quan trọng. Trong bối cảnh đó, ASEAN đã duy trì, củng cố quan hệ với nhiều đối tác truyền thống (như Trung Quốc, Mỹ, EU, Australia, Nga, ASEAN+3, ...) để tìm kiếm nguồn lực cho việc chặn đứng đại dịch COVID-19. Trong các quốc gia, các tổ chức khu vực này, EU luôn được xác định là đối tác quan trọng, được ASEAN đẩy lên tầm đối tác chiến lược. Hoạt động hợp tác giữa hai tổ chức khu vực trong hơn hai năm ứng phó dịch bệnh do virus Corona gây ra cho thấy, EU xứng tầm với những kỳ vọng của ASEAN về một đối tác chiến lược của khu vực. Những hoạt động hỗ trợ của EU với ASEAN trong địa dịch COVID-19 nêu trên chính là nội dung cơ bản mà tác giả đề cập trong bài viết này.
VŨ THỊ HẢI HÀ
Thực trạng di cư lao động của người Khmer hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang)
Tóm tắt: Kể từ những năm 2000, bên cạnh các hoạt động sinh kế truyền thống, di cư lao động đã trở thành một chiến lược sinh kế mới của đồng bào Khmer Tây Nam Bộ, Việt Nam. Tại An Giang, xã Văn Giáo, Tịnh Biên là một địa bàn có đông người Khmer sinh sống (chiếm 71,91% dân số ?). Cũng giống như đồng tộc ở các địa phương khác, trong những năm qua, xu hướng di cư về các thành phố, các trung tâm công nghiệp trong nước tìm việc làm đã và đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng dân tộc Khmer noi đây. Bài viết làm rõ nguyên nhân, thực trạng di cư lao động và đưa ra một số nhận xét về thực trạng này của người Khmer ở xã Văn Giáo, Tịnh Biên, An Giang hiện nay.
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
Hội thảo quốc tế "Hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam, Lào, Campuchia trong bối cảnh kinh tế số"
Tóm tắt: Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, ngày 20/9/2023, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học Kinh tế và Xã hội Quốc gia Lào (LASES) và Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam, Lào, Campuchia trong bối cảnh kinh tế số”. Hội thảo là diễn đàn thường niên, tạo cơ hội cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, học giả của ba nước Việt t Nam, Lào và Campuchia cùng nhau thảo luận các vấn đề lý luận, thực tiễn, chia sẻ các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm trong s nước và quốc tế, từ đó góp phần tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư giữa ba quốc gia trong bối cảnh kinh tế số.
ĐIỂM SÁCH
Kinh tế chính trị của quản trị xuyên quốc gia Trung Quốc và Đông Nam Á trong thế kỷ 21 của tác giả HongLiu
Tóm tắt: Hai thập kỷ qua đã chứng kiến Ha Lnhững thay đổi sâu rộng về kinh tế, xã hội và chính trị ở khu vực châu Á. Sự gia tăng ngày càng nhiều các dòng vốn, hàng hóa, con người và tri thức trong khu vực đã khiến cho vai trò và vị thế của các nước trong khu vực Đông Nam Á ngày càng lên cao. Bên cạnh đó, Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã có những ảnh hưởng ngày càng tăng đến khu vực Đông Nam Á trên các khía cạnh, cùng với sự gia tăng đối đầu Mỹ - Trung trên trường quốc tế và tác động dữ dội của đại dịch Covid- 19 trên toàn cầu đã khiến cho các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc có sự tương tác sâu rộng và đa chiều hơn. Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á bao gồm các mối quan hệ địa chính trị và kinh tế, sự tham gia của cộng đồng người hải ngoại và trao đổi kiến thức giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, năm 2022, tác giả Hong Liu đã xuất bản cuốn sách “The political economy of transnational governance China and Southeast Asia in the 21st century" (Kinh tế chính trị của quản trị xuyên quốc gia Trung Quốc và Đông Nam Á trong thế kỷ 21). Cuốn sách đưa ra quan điểm rằng sự đan xen giữa kinh tế chính trị, quản trị xuyên quốc gia và mạng lưới khu vực đóng vai trò là một khung phân tích hiệu quả để giải mã những biến đổi xuyên quốc gia giữa Trung Quốc và Đông Nam Á.