- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. TRẦN ÁNH TUYẾT
Vấn đề xây dựng đảng về đạo đức trong đội ngũ cán bộ đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình và gợi mở đối với Việt Nam
Tóm tắt: Đảng Cộng sản Trung Quốc đang gánh vác sứ mệnh quan trọng là lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách sâu rộng và thực hiện mục tiêu phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Nhiệm vụ này đòi hỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc phải tăng cường hoàn thiện chính mình để có thể đáp ứng được những yêu cầu trong tình hình mới. Trong đó, việc tăng cường xây dựng đảng về đạo đức trong đội ngũ cán bộ đảng viên là yêu cầu tất yếu và cấp bách hơn bao giờ hết. Bài viết trình bày và phân tích một số chủ trương, biện pháp được coi là kinh nghiệm chủ yếu trong công tác này của Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay và đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam.
2. BÙI NGỌC SƠN
Kinh tế Trung Quốc năm 2021 và những thách thức trong năm 2022
Tóm tắt: Nền kinh tế Trung Quốc vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2021, tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế nước này đang mất đà tăng trưởng nhanh chóng. Quan trọng hơn, nhiều khó khăn và rủi ro lại xuất hiện dồn dập trong những tháng cuối năm gây lo ngại rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trong năm 2022. Bài viết này nhìn lại động thái tăng trưởng, những vấn đề và khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2021 và xem xét, phân tích những thách thức mà nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải đối mặt trong năm 2022. Cuối cùng, bài viết đi đến một số nhận định cơ bản sau: (1) Nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2021 vẫn có tăng trưởng cao nhưng đã cho thấy mất đà nhanh chóng và đã xuất hiện những rủi ro mang tính cơ cấu nghiêm trọng; (2) Năm 2022 sẽ là năm khởi đầu cho thời kỳ đầy khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc.
QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
3. PHẠM CHIẾN THẮNG - TẠ THỊ NGUYỆT TRANG
Nghiên cứu so sánh mô hình quản lý báo chí ở Việt Nam và Trung Quốc
Tóm tắt: Bài nghiên cứu tổng quan so sánh mô hình quản lý báo chí của Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay để đánh giá những điểm giống và khác trong hoạt động quản lý báo chí của chính phủ hai nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy những điểm chung trong mô hình quản lý báo chí của hai quốc gia thể hiện qua vai trò của Ban Tuyên giáo Trung ương trong việc chỉ đạo, giám sát và những quy định, điều lệ và các bộ luật về hoạt động báo chí xuất bản; hai điểm khác biệt chính gồm mô hình tập đoàn báo chí và quy định về quyền tiếp cận thông tin của báo chí. Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mô hình quản lý báo chí ở Việt Nam và Trung Quốc được thực hiện theo mô hình từ trên xuống, trong đó, Đảng Cộng sản của hai nước đóng vai trò quan trọng nhất trong việc định hướng về tư tưởng cũng như kiểm tra, giám sát báo chí.
4. BÙI THANH TUẤN
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc và Mỹ tại tiểu vùng Mekong: Thực trạng và triển vọng
Tóm tắt: Với vị trí địa chính trị, kinh tế, an ninh quan trọng, Tiểu vùng Mekong trở thành mục tiêu can dự và đầu tư trực tiếp của các nước lớn. Sự hiện diện của các nước lớn ở Tiểu vùng Mekong vừa là cơ hội thúc đẩy chính sách hợp tác đa phương, tranh thủ nguồn lực phục vụ phát triển và bảo đảm lợi ích của các nước, vừa tiềm ẩn nhiều rủi ro. Điều này bước đầu sẽ được làm rõ qua những phân tích khái quát về thực trạng và xu hướng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc và Mỹ ở Tiểu vùng Mekong cũng như những triển khai trên thực địa của hai đại chiến lược BRI và IPS - qua lĩnh vực kinh tế, đầu tư ở Đông Nam Á “lục địa”.
LỊCH SỬ - VĂN HOÁ
5. ĐINH KHẮC THUÂN
Chính sách và cách ứng xử của người Việt với người Hoa ở Việt Nam qua tài liệu Hán nôm
Tóm tắt: Người Trung Quốc đến làm ăn, định cư lâu dài ở Việt Nam, hình thành cộng đồng người Trung Quốc, thường được gọi là người Hoa, hay Hoa kiều. Người Hoa đến Việt Nam từ khá sớm, nhưng sự di cư thành tổ chức và liên tục mới bắt đầu từ thời Lê cuối thế kỷ XVII đến triều Nguyễn thế kỷ XIX. Vậy, triều đình nhà Lê, Nguyễn đã có chính sách gì và cách ứng xử như thế nào với cộng đồng người Hoa ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam? Thông qua tư liệu Hán Nôm mà cụ thể là nguồn tư liệu thư tịch Hán Nôm, tài liệu lưu trữ và tài liệu văn bia Hán Nôm, bài viết giới thiệu một vài khía cạnh trong chính sách và cách ứng xử của người Việt với người Hoa, nhằm quản lý, giữ gìn an ninh, đồng thời cũng tạo điều kiện cho cộng đồng người Hoa sinh sống, làm ăn vì lợi ích của họ và đóng góp cho lợi ích quốc gia.
6. TRẦN THỊ THỦY - CHỬ THỊ BÍCH THU
Nhận diện những điểm mới trong chính sách phát triển nhân tài của Trung Quốc
Tóm tắt: Phát triển nhân tài là một trong những vấn đề chiến lược mang tính nhất quán trong nhiều thập kỷ qua của Trung Quốc. Tuy nhiên, yêu cầu và mục tiêu mà Trung Quốc đặt ra đối với công tác nhân tài ở mỗi giai đoạn lại khác nhau. Trước những biến đổi to lớn của tình hình trong nước và quốc tế hiện nay, Trung Quốc đặt mục tiêu tự chủ về phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ “lõi”, từ đó tiến tới dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này. Vì vậy, công tác nhân tài đặc biệt là phát triển nhân tài khoa học công nghệ được coi là yếu tố mang tính quyết định đối với sự thành công của tham vọng này. Hội nghị Trung ương về công tác nhân tài mà nước này tổ chức vào cuối tháng 9/2021 đã cho thấy những định hướng rõ ràng hơn đối với mục tiêu nêu trên của Trung Quốc. Bài viết tập trung nhận diện về những điểm mới trong chiến lược phát triển nhân tài của Trung Quốc thông qua việc phân tích bài phát biểu của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị lần này.
DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI
7. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA
Nhìn lại 30 năm quan hệ Việt - Trung kể từ sau bình thường hóa
Tóm tắt: Dựa vào những sự kiện quan trọng mang tính dấu mốc, bài viết chia diễn tiến của mối quan hệ Việt - Trung 30 năm kể từ sau khi bình thường hóa thành ba giai đoạn nhỏ, mỗi giai đoạn gần tương ứng với một thập kỷ. Về thành tựu và tồn tại, trong 30 năm, quan hệ chính trị ngoại giao hữu nghị, liên hệ chặt chẽ nhưng cần tăng cường hơn nữa sự tin cậy chính trị, củng cố nền tảng dân ý của mối quan hệ; quan hệ kinh tế phát triển nhanh nhưng cần có các giải pháp hiệu quả hơn để khắc phục hạn chế; giải quyết xong hai vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ nhưng cần xử lý tốt tranh chấp Biển Đông. Cuối cùng, bài viết phân tích bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam cũng như quan hệ Việt - Trung trong thời gian tới.
THƯỜNG THỨC TRUNG QUỐC HỌC
8.
Hình tượng hổ trong văn hoá truyền thống Trung Quốc