- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. NGUYỄN XUÂN CƯỜNG - VŨ QUÝ SƠN
Tình hình Trung Quốc năm 2021 và dự báo năm 2022
Tóm tắt: Năm 2021, Trung Quốc tiếp tục ứng phó với đại dịch Covid-19, nỗ lực ổn định kinh tế, chính trị, xã hội... đạt được mục tiêu đề ra, GDP đạt mức tăng 8,1%. Năm 2021, Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, hoàn thành mục tiêu 100 năm thứ nhất, đưa ra Nghị quyết lịch sử lần thứ 3. Năm 2022, Trung Quốc tập trung nỗ lực cho ổn định kinh tế, chính trị,... đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5%; tiến hành Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu năm 2022, xác định chủ trương, giải pháp cho mục tiêu 100 năm thứ hai. Về đối ngoại, Trung Quốc tiếp tục ứng phó với cạnh tranh Mỹ-Trung leo thang, tăng cường ảnh hưởng đối với các vấn đề thế giới và khu vực trong bối cảnh mới.
2. NGUYỄN MAI PHƯƠNG
Nhìn lại tình hình phát triển xã hội ở Trung Quốc năm 2021 và dự báo
Tóm tắt: Năm 2021, Trung Quốc kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản, giải quyết vấn đề nghèo đói tuyệt đối trong lịch sử, thông qua Nghị quyết lịch sử lần thứ 3 của Đảng về hoàn thành công cuộc xây dựng xã hội khá giả toàn diện và chuyển sang thời kỳ mới xây dựng quốc gia hiện đại hoá XHCN vào năm 2049, cũng là năm mở đầu cho Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ XIV, mở đầu thời kỳ mới theo đuổi mục tiêu 100 năm lần thứ hai. Theo đó, trong lĩnh vực xã hội, Trung Quốc đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển xã hội quan trọng nhằm bắt kịp với những thay đổi của tình hình trong nước. Bài viết tập trung phân tích một số điểm nổi bật về chủ trương, chính sách phát triển xã hội năm 2021 cũng như phản ứng và tác động xã hội của các chính sách này.
3. PHẠM THÁI QUỐC - ĐOÀN THỊ KIM TUYẾN
Chiến lược vòng tuần hoàn kép của Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam
Tóm tắt: Trong bối cảnh mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc suy giảm trong nhiều năm, cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ chưa có hồi kết, cộng với hiểm họa từ đại dịch Covid-19 đi kèm những bất ổn tiềm ẩn không dự đoán được, Chính phủ Trung Quốc đã buộc phải điều chỉnh chiến lược phát triển. Tháng 5/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố ý tưởng về chiến lược “vòng tuần hoàn kép” trong đó Trung Quốc tập trung xây dựng vòng tuần hoàn trong nước bao gồm cả sản xuất, phân phối và tiêu dùng để giảm sự phụ thuộc vào vòng tuần hoàn bên ngoài vốn đã diễn ra trong nhiều năm. Dù được triển khai chưa lâu xong chiến lược này đã tác động ít nhiều đến một số quốc gia, khu vực và thế giới. Bài viết làm rõ nội dung của chiến lược, những tác động bước đầu, trên cơ sở đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam.
QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
4. NGUYỄN TĂNG NGHỊ - TRẦN MẠNH GIÀU
Phân tích nguyên nhân và khả năng gia nhập CPTPP của Trung Quốc
Tóm tắt: Trong bối cảnh mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc suy giảm trong nhiều năm, cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ chưa có hồi kết, cộng với hiểm họa từ đại dịch Covid-19 đi kèm những bất ổn tiềm ẩn không dự đoán được, Chính phủ Trung Quốc đã buộc phải điều chỉnh chiến lược phát triển. Tháng 5/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố ý tưởng về chiến lược “vòng tuần hoàn kép” trong đó Trung Quốc tập trung xây dựng vòng tuần hoàn trong nước bao gồm cả sản xuất, phân phối và tiêu dùng để giảm sự phụ thuộc vào vòng tuần hoàn bên ngoài vốn đã diễn ra trong nhiều năm. Dù được triển khai chưa lâu xong chiến lược này đã tác động ít nhiều đến một số quốc gia, khu vực và thế giới. Bài viết làm rõ nội dung của chiến lược, những tác động bước đầu, trên cơ sở đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam.
5. NGUYỄN HỒNG QUÂN
Chạy đua vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc - Mỹ và tác động đối với khu vực
Tóm tắt: Tiềm năng vũ khí hạt nhân hiện tại của Trung Quốc nằm ở mức 320 đầu đạn hạt nhân trong đó Trung Quốc có thể sở hữu ít nhất 140 hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được bắn từ mặt đất (ICBM) và từ tàu ngầm (SLBM). Tuy nhiên, Trung Quốc triển khai nhiều hơn tên lửa tầm trung và tầm ngắn đặt trên mặt đất và phần lớn số tên lửa này sử dụng đầu đạn thông thường. Trong trường hợp xung đột, Trung Quốc có thể ngăn chặn khả năng tiếp cận Biển Đông và biển Hoa Đông, không cho phép các hạm đội của Mỹ can thiệp nhằm hỗ trợ Đài Loan cũng như các đồng minh của Mỹ tại Đông Á. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cuộc cạnh tranh giữa hai nước lớn, trong đó có cuộc chạy đua về vũ khí hạt nhân gần đây diễn ra ngày càng rõ nét. Bài viết điểm lại tiềm năng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc và quan hệ giữa hai nước lớn Mỹ - Trung Quốc xung quanh vấn đề vũ khí hạt nhân, đồng thời nêu lên những tác động từ cuộc chạy đua này tới an ninh khu vực.
LỊCH SỬ - VĂN HOÁ
6. PHẠM THỊ THANH VÂN - HOÀNG NGỌC NGUYỄN HỒNG
Bàn về ngữ nghĩa hai chữ “quân” (君) và “thần” (臣)
Tóm tắt: Chữ Hán là văn tự biểu ý có lịch sử lâu đời. Mỗi chữ Hán là một chỉnh thể thống nhất giữa ba yếu tố hình, âm và nghĩa, trong đó, quan hệ hình và nghĩa thể hiện rõ nét đặc điểm tri nhận của người xưa về sự vật khách quan. Trung Quốc trải qua hơn 2300 năm chế độ phong kiến, quan niệm đẳng cấp ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều phương diện đời sống xã hội. Điều đó được phản ánh trong tính chất biểu ý của chữ Hán mà H quân và E thần là những ví dụ tiêu biểu. Bài viết bằng phương pháp miêu tả, phân tích và thống kê, đi sâu khảo sát nghĩa của hai chữ H quân và E thần, nhằm làm nổi bật quan niệm đẳng cấp xã hội của người xưa.
DÀNH CHO NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ
7. PHAN NGUYỄN HUY CHINH
Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc trong thời đại 4.0
Tóm tắt: Quan hệ Mỹ - Trung nổi lên nhiều vấn đề chiến lược, đặc biệt cạnh tranh về công nghệ đã trở nên gay gắt kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền vào năm 2017. Cạnh tranh công nghệ gia tăng giữa hai quốc gia đã và đang tác động sâu sắc tới quan hệ quốc tế trên nhiều phương diện. Bài viết tập trung đánh giá về vai trò của công nghệ đối với Mỹ, Trung Quốc; tác động của cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung đến thế giới; đưa ra các hàm ý cho Việt Nam từ xu hướng cạnh tranh công nghệ đang gia tăng này.
THƯỜNG THỨC TRUNG QUỐC HỌC
8.
Những lễ hội hoa mùa xuân ở thành phố Vô Tích, Trung Quốc