- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 11 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. TRỊNH QUỐC HÙNG
Những điểm mới về lý luận và thực tiễn của chế độ Đại hội Đại biểu Nhân dân từ sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc
Tóm tắt: Chế độ Đại hội đại biểu nhân dân là một trong các chế độ chính trị căn bản của Trung Quốc ra đời và không ngừng đổi mới hoàn thiện cùng với lịch sử phát triển của nước CHND Trung Hoa. Trong bối cảnh thời đại mới, Trung Quốc đặt ra mục tiêu trở thành cường quốc XHCN hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp. Để thực hiện mục tiêu, Trung Quốc đã thúc đẩy xây dựng hiện đại hóa hệ thống quản trị nhà nước và năng lực quản trị, quản trị đất nước toàn diện bằng pháp luật, trong đó hoàn thiện chế độ Đại hội đại biểu nhân dân là một nội dung quan trọng. Chính vì vậy, từ Đại hội XVIII đến nay Trung Quốc đã không ngừng tìm tòi, đổi mới chế độ Đại hội đại biểu nhân dân về lý luận và thực tiễn để phù hợp với thời đại mới và tình hình Trung Quốc.
2. NGUYỄN MAI PHƯƠNG
Tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc và xu thế phát triển
Tóm tắt: Công cuộc cải cách mở cửa từ năm 1978 đã đưa Trung Quốc từ một nước nông nghiệp thành một quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển vượt bậc, tạo cơ hội cho kinh tế tư nhân và tầng lớp trung lưu phát triển. Tuy nhiên, tư duy phát triển nghiêng lệch của nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình lúc bấy giờ đã khiến khoảng cách giàu nghèo ở nước này gia tăng, cơ cấu phân phối thu nhập mang đặc trưng của mô hình "kim tự tháp" đã hạn chế sự phát triển của tầng lớp trung lưu, làm phân hoá xã hội sâu sắc và tiềm ẩn mâu thuẫn, xung đột xã hội. Để đạt được mục tiêu thịnh vượng chung mà Đại hội Đảng lần thứ XIX năm 2017 đề ra, Trung Quốc tiến hành mở rộng tầng lớp trung lưu và thúc đẩy sự hình thành một xã hội “hình quả trám”. Bài viết tập trung phân tích hiện trạng tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc, giải pháp mở rộng tầng lớp này, từ đó dự báo xu thế phát triển và rút ra bài học cho Việt Nam.
QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
3. ĐÀO NGỌC BÁU - PHAN DUY QUANG
Trung Quốc điều chỉnh chiến lược đối ngoại từ sau Đại hội Đảng lần thứ XVIII và những tác động đến hình ảnh quốc gia
Tóm tắt: Mười năm qua, Trung Quốc đã dần dần bước ra khỏi thời kỳ “giấu mình chờ thời”, trở nên mạnh bạo, quyết đoán hơn. Thay vì làm an lòng dư luận quốc tế bằng cách đặt vấn đề về sự trỗi dậy hòa bình, Trung Quốc dường như đang nghiêng theo hướng thể hiện sự mạnh bạo, quyết đoán để thế giới hiểu, chấp nhận và đồng thuận với sự trỗi dậy của mình. Tuy nhiên, những thay đổi chiến lược này đã có không ít tác động cả tích cực và tiêu cực đến hình ảnh Trung Quốc trên trường quốc tế. Bài viết phân tích sự điều chinh chiến lược đối ngoại của Trung Quốc và những tác động nói trên, đồng thời đưa ra dự báo về những điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Trung Quốc thời gian tới, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam.
LỊCH SỬ - VĂN HÓA
4. ĐẶNG THỊ THỦY HÀ - BÙI THỊ THANH HƯƠNG
Quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 1991-2021
Tóm tắt: Sau khi binh thường hóa vào năm 1991, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển sâu rộng trên các lĩnh vực. Hai bên đã thiết lập nhiều cơ chế hợp tác từ Trung ương đến địa phương, giữa các bộ ngành và liên quan đến nhiều lĩnh vực. Trong đó, hợp tác kênh Đảng phát huy vai trò tích cực trong thúc đẩy, tăng cường quan hệ hai nước. Bài viết khái quát quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 1991- 2021, nêu lên một số thành tựu đạt được trong quan hệ hai bên, một số nhận xét và kiến nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai Đảng.
5. NGUYỄN VĂN NGUYÊN
Quan hệ ngoại giao Thanh - Nga giai đoạn 1644 - 1722
Tóm tắt: Nhà Thanh kế thừa hệ thống ngoại giao triều cống thời Minh – hệ thống ngoại giao được coi là hoàn bị nhất trong các triều đại lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, những phát kiến về địa lý thế kỉ XVI-XVII đã gây chấn động tới trật tự thế giới. Những xung đột về thương mại cho đến biên giới với các cường quốc trong những ngày đầu lập nước đã khiến triều Thanh phải nhanh chóng thích nghi, chấp nhận trật tự của thế giới đa nguyên. Từ góc độ quan hệ ngoại giao giữa nhà Thanh và nước Nga, từ tư liệu của Trung Quốc, bài viết phân tích những biến đổi quan trọng về quan hệ ngoại giao của nhà nước phong kiến cuối cùng của Trung Quốc trong thời kỳ đầu lập nước.
DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI
6. NGUYÊN ĐẶNG LAN ANH
Trung Quốc với vấn đề tự do hàng hải ở Biển Đông
Tóm tắt: Trung Quốc áp dụng một cách diễn giải hẹp về tự do hàng hải hơn so với Mỹ và các nước phương Tây. Cách tiếp cận này được thể hiện trong một số nội luật quan trọng và các tuyên bố liên quan đến tự do hàng hải của các quan chức Trung Quốc. Theo đó, lập trường của Trung Quốc là các nước ven biển có quyền quy định tàu quân sự nước ngoài phải được phép mới có thể vào lãnh hải và có quyền quy định hạn chế đối với các hoạt động quân sự nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế. Trên thực tế, Trung Quốc đã tiến hành can thiệp trực tiếp vào các hoạt động quân sự này, nhất là các hoạt động do Hải quân Mỹ thực hiện ở Biển Đông. Tuy nhiên, trong khi hạn chế quyền của tàu chiến nước ngoài ở lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, Trung Quốc lại bắt đầu tiến hành qua lại vô hại không báo trước ở lãnh hải, và các hoạt động quân sự trong vùng biển của các quốc gia khác, cũng như mở rộng tầm kiểm soát của mình thông qua việc theo đuổi những yêu sách thậm chí không có cơ sở pháp lý ở Biển Đông. Cách tiếp cận này của Trung Quốc sẽ có hàm ý quan trọng đối với tự do hàng hải, cạnh tranh Trung - Mỹ và trật tự hàng hải ở Biển Đông.
7. VŨ THỊ VÂN DUNG
Trung Quốc với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến Biển Đông trong những năm gần đây
Tóm tắt: Những năm gần đây, Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ ban hành và sửa đổi các văn bản pháp luật then chốt trong lĩnh vực biển và an ninh trên biển. Đồng thời, Trung Quốc cũng gia tăng sự mơ hồ trong xây dựng luật, từng bước thay đổi cục diện pháp lý ở Nam Hải/Biển Đông, nhằm gia tăng thực thi chấp pháp trên biển, mở rộng quyền kiểm soát ở khu vực biển này. Bài viết phân tích một số văn bản pháp luật được sửa đổi và ban hành mới của Trung Quốc có liên quan đến Biển Đông trong thời gian gần đây, từ đó đánh giá những vấn đề đặt ra khi Trung Quốc sửa đổi, ban hành mới và triển khai thực hiện trên thực tế các văn bản này.