Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 11 năm 2022

Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 11 năm 2022

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

CHÍNH TRỊ - AN NINH CHÂU ÂU

1. NGUYỄN THANH LAN

Chiến lược năng lượng của Liên bang Nga

Tóm tắt: Từ trước đến nay, ngành năng lượng vẫn là ngành có mức lợi nhuận khổng lồ và giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của nhiều nước. Đây là một lợi thế rất lớn đối với những quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phủ như Liên bang Nga. Bài viết đề cập đến các chiến lược năng lượng của Liên bang Nga qua các giai đoạn, đưa ra một số đánh giá bước đầu trong quá trình thực hiện những chiến lược này.

 

2. ĐINH THỊ NGỌC BÍCH

Vai trò của EU trong quản trị biến đổi khí hậu: Những thách thức trong bối cảnh mới

Tóm tắt: EU theo đuổi các mục tiêu chính sách khí hậu đầy tham vọng, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế để khẳng định vai trò lãnh đạo quốc tế trong biến đổi khi hậu. Với tư cách là một chủ thể đặc thù trong thể chế hỗn hợp quản trị biến đổi khí hậu, EU tương tác với các tổ chức quản trị khi hậu toàn cầu theo nhiều cách khác nhau. Bài viết tóm lược các công bố gần đây trong lĩnh vực nghiên cứu quốc tế và thể chế, đánh giá vai trò của EU trong quan hệ đối tác toàn cầu về biến đổi khi hậu cũng như những thách thức bối trong cảnh mới.

 

KINH TẾ - PHÁP LUẬT CHÂU ÂU

3. ĐẶNG THỊ PHƯƠNG HOA

Chính sách và công cụ hỗ trợ hành chính công ở Liên minh Châu Âu

Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng thông tin thứ cấp để tiếp cận chính sách hỗ trợ hành chính công ở Liên minh Châu Âu giai đoạn 10 năm trở lại đây. Các tổ chức của EU và các quốc gia thành viên xác định các cơ quan hành chính công cần phải vững chắc nếu EU muốn vững mạnh. Các thể chế công có chất lượng đóng vai trò quan trọng đối với EU trong việc giải quyết khủng hoảng khi hậu cũng như quá trình chuyển đổi kinh tế và xã hội. Chất lượng của các thể chế và việc thực thi các chính sách một cách mạch lạc là một phần của chính các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận chính sách công, văn bản luật pháp nếu có chỉ mang tính dẫn dụ.

 

4. TRẦN THỊ THU HUYỀN

Phát triển nông nghiệp số ở Italia

Tóm tắt: Từ đầu thế kỷ XXI, nông nghiệp số hay nông nghiệp 4.0 đã trở thành xu hướng quan trọng trong phát triển nông nghiệp của Italia. Bài viết cho thấy sự chuyển đổi số trong nông nghiệp ở Italia đã góp phần quan trọng đối với việc nâng cao năng suất, gia tăng chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường và cung cấp những giải pháp cho biến đổi khí hậu. Lợi ích của nông nghiệp số Italia đã và đang tăng lên cùng với quá trình nâng cao nhận thức của người nông dân đối với máy móc, công nghệ số, với những hỗ trợ tài chính của chính phủ, và sự phát triển của các doanh nhiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.

 

5. ĐINH THỊ NGỌC LINH

Khung pháp luật về kiểm soát môi trường nước ở Phần Lan

Tóm tắt: Nền kinh tế Phần Lan dựa chủ yếu vào tài nguyên rừng và một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như bột giấy và giấy, luyện kim và sản xuất các sản phẩm kim loại. Mặc dù là nước có mật độ dân số thấp, nhưng Phần Lan là một trong những quốc gia phải chịu áp lực tương đối lớn về ô nhiễm môi trường nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Phần Lan đã có những kết quả khả quan trong việc bảo vệ môi trường nước. Bài viết đề cập tới cơ sở pháp lý kiểm soát môi trường nước ở Phần Lan và một số kết quả mà nước này đã đạt được trong quản lý và bảo vệ môi trường nước.

 

LỊCH SỬ - VĂN HOÁ - XÃ HỘI CHÂU ÂU

6. LÊ THỊ KIM OANH

Các yếu tố thành công của hệ thống đào tạo nghề kép của Đức và kinh nghiệm đối với đào tạo nghề của Việt Nam

Tóm tắt: Hệ thống đào tạo nghề kép là mô hình đào tạo chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống đào tạo ở Đức, được thế giới công nhận là mô hình đào tạo tiên tiến với mục đích chính là phát triển một lực lượng lao động chất lượng cao và giảm tỉ lệ thất nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả tổng quan về hệ thống đào tạo nghề kép của Đức, các yếu tố tạo nên thành công của hệ thống đào tạo nghề kép của Đức, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam.

 

7. HOÀNG VĂN DŨNG

Bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học ở Pháp: Nhìn từ tác phẩm “những người thừa kế” của Pierre Bourdieu và Jean-Claude Passeron đến thực tế năm 2020

Tóm tắt: Bài viết tóm tắt một số nội dung và nhận định chinh của hai nhà xã hội học Pierre Bourdieu và Jean-Claude Passeron về sự bất bình đẳng cơ hội trong giáo dục đại học của những sinh viên thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Đồng thời, bài viết sử dụng số liệu thống kê để xem xét lần lượt 4 mối quan hệ sau sau: nguồn gốc xã hội của sinh viên và ba cấp học là cử nhân, thạc sĩ, và tiến sĩ; nguồn gốc xã hội của sinh viên và ngành học; nguồn gốc xã hội của sinh viên trong các lớp dự bị để thi vào các trường lớn và trong các trường lớn; tỷ lệ có bằng đại học theo môi trường xã hội. Từ đó, bài viết bàn luận về tinh đặc sắc trong nghiên cứu của Bourdieu và Passeron dù bối cảnh xã hội đã có nhiều thay đổi.

 

QUAN HỆ VIỆT NAM - CHÂU ÂU

8. NGUYỄN BÍCH THUẬN

Tác động của đại dịch Covid-19 đến bảo trợ xã hội ở Đức và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tóm tắt: Bài viết phân tích những chương trình, hoạt động bảo trợ xã hội của Đức, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Nhìn chung, hệ thống bảo trợ xã hội của Đức được đánh giá khá bền vững, với tỷ lệ bao phủ cao của cả các chương trình bảo hiểm dựa vào đóng góp và không dựa vào đóng góp, cũng như việc cải thiện đáng kể các chỉ số nghèo đói... Tuy vậy, vấn đề già hoá dân số và gần đây là đại dịch COVID-19 đã mang đến nhiều thách thức cho quốc gia này. Mặc dù tác động của những điều chỉnh về các chương trình bảo trợ xã hội còn hạn chế, Đức vẫn được coi là một trong những nước thành công so với nhiều quốc gia châu Âu khác trong vấn đề quản lý sức khoẻ cộng đồng và duy trì sự ổn định về kinh tế - xã hội. Do đó, mô hình hệ thống bảo trợ xã hội của Đức có thể mang lại những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc điều chỉnh hệ thống của mình trong tương lai.

 

9. NGUYỄN THỊ THƠM

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người và quá trình luật hóa

Tóm tắt: Bài viết phân tích vấn đề nhân quyền trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, trong điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và quá trình luật hóa quyền con người ở Việt Nam. quan Những tiến bộ và đóng góp của Việt Nam vào sự nghiệp chung là thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trên tất cả các cấp độ đã được các nước ASEAN ghi nhận, đề cử Việt Nam đại diện ứng cử trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

 

THÔNG TIN

Hội thảo khoa học: “Điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại của Liên minh châu Âu”

 

53 lượt xem