Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 12 năm 2022

Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 12 năm 2022

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

CHÍNH TRỊ - AN NINH CHÂU ÂU

1. NGHIÊM TUẤN HÙNG

Quan hệ Nga – EU: Những kịch bản sau xung đột vũ trang ở Ukraine

Tóm tắt: Quan hệ giữa Nga với các nước EU đã rơi vào khủng hoảng từ tháng 2 năm 2022, sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Những lệnh trừng phạt từ phương Tây và các bước đáp trả từ Nga được triển khai dồn dập. Điều đó khiến cho mối quan hệ giữa Nga với các nước EU trở nên bất định, khó đoán hơn bao giờ hết. Bằng phương pháp dự báo, trong đó xem xét những yếu tố tác động, bài viết này đưa ra 5 kịch bản có thể diễn đối với quan hệ giữa Nga với các nước EU trong tương lai, đó là: 1) Duy trì mâu thuẫn chiến ra lược nhưng cùng tồn tại hòa bình; 2) Chiến tranh Lạnh mới; 3) Chung sống hòa bình, hợp tác cùng phát triển; 4) Nga thiết lập một trật tự kiểu Nga ở châu Âu; 5) Kịch bản không thể đoán định.

 

2. TRẦN THÁI BẢO & NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

Hợp tác thương mại và đầu tư Philippines - EU trong thập niên thứ hai thế kỷ XXI

Tóm tắt: Philippines và EU đã đặt mối quan hệ ngoại giao chính thức từ năm 1980. Từ đó đến nay Philippines đã nhận được nhiều quyền lợi từ thương mại, đầu tư và viện trợ. chưa kể đến hợp tác an ninh - chính trị, văn hóa - xã hội. Mặc dù có những thời điểm khó khăn trong quan hệ giữa hai bên nhưng hợp tác thương mại - đầu tư về cơ bản vẫn có những bước tiến quan trọng. Bài viết này đi sâu vào việc phân tích những nhân tố tác động và tiến trình hợp tác thương mại - đầu tư giữa EU và Philippines và đồng thời làm rõ những thành tựu nổi bật trong tiến trình hợp tác kinh tế giữa Philippines và EU trong giai đoạn 2010- 2020, từ đó đưa ra một số nhận xét cho quan hệ kinh tế giữa hai bên trong tương lai.

 

KINH TẾ - PHÁP LUẬT CHÂU ÂU

3. LÝ ĐẠI HÙNG

Tư tưởng kinh tế về phát triển bền vững tại Cộng hòa liên bang Đức

Tóm tắt: Bài viết phân tích thực tiễn về phát triển bền vững và một số nét chính về tư tưởng kinh tế trong phát triển bền vững tại Cộng hòa Liên bang Đức. Hiện nay, nước Đức đã đạt được trạng thái bền vững yếu, và đang trong quá trình hướng tới đạt được bền vững mạnh. Trạng thái phát triển của quốc gia này còn có thể được mô tả bởi cụm từ “bền vững đồng đều” với đặc tính bền vững trải đều trong không gian lãnh thổ. Trạng thái này đạt được nhờ vào một số nét chính về tư tưởng kinh tế trong phát triển bền vững, gồm có sự chú trọng vào sự cân bằng kinh tế - xã hội - môi trường; huy động tài chính rộng khắp, ít phụ thuộc vào Nhà nước; và địa phương hóa các mục tiêu về phát triển bền vững cho phù hợp với tiềm lực của đất nước.

 

4. NGUYỄN VINH HƯNG

Pháp luật về các loại hình công ty hợp danh tại Đức và một số kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật cho Việt Nam

Tóm tắt: Pháp luật công ty của Đức luôn được xem là điển hình, khuôn mẫu để nhiều quốc gia khác học hỏi và áp dụng theo. Trong đó, công ty hợp danh là loại hình công ty xuất hiện từ rất sớm và cho đến nay, pháp luật về loại hình công ty này đã được xây dựng và hoàn thiện khả đầy đủ, chi tiết, chặt chẽ. Do vậy, bài viết nghiên cứu về pháp luật công ty hợp danh tại Đức, nhằm rút ra những kinh nghiệm cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về loại hình công ty hợp danh của Việt Nam.

 

LỊCH SỬ - VĂN HOÁ - XÃ HỘI CHÂU ÂU

5. NGUYỄN CAO THANH

Mesotes - thuyết trung dung trong luân lý Ni Kô Mát của Aristot

Tóm tắt: Tư duy về cải trung đúng đắn, mesotes, có vị trí trung tâm trong Siêu hình học và Triết học thực hành của Aristot. Bài viết sau đây phân tích cải được gọi là thuyết trung dung này với các ví dụ cụ thể về tinh cao thượng và công tâm, về cải trung trong chính trị để xác định mesotes ở tầm khái niệm.

 

6. TRẦN THỊ QUẾ CHÂU

Chủ nghĩa trọng thương và mối quan hệ với chính sách của các cường quốc Châu Âu từ giữa thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVII

Tóm tắt: Cùng với sự phát triển của khoa học, tiến bộ công nghệ, sự ra đời của các quốc gia-dân tộc, sự bành trướng thuộc địa, thời kỳ sơ kì cận đại châu Âu chứng kiến Sự trỗi dậy và thống trị của dòng tư tưởng kinh tế chính trị chủ nghĩa trọng thương. Đây là quan điểm lý thuyết lâu đời nhất, xét về phương diện lịch sử, trong nghiên cứu kinh tế chính trị quốc tế. Bài viết tập trung phân tích bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản của Chủ nghĩa trọng thương, và mối quan hệ của nó với chính sách của các cường quốc châu Âu từ giữa thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII.

 

QUAN HỆ VIỆT NAM - CHÂU ÂU

7. NGUYỄN PHÚC HIỀN & NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN

Thương mại Việt - Đức vẫn duy trì tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng, tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu do chính sách kiểm soát dịch bệnh, giãn cách xã hội của các nước. Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu ở mức âm 3,3% (World Bank, 2020), tổng giá trị thương mại toàn cầu âm 10,1% (World Bank, 2020). Trong khi đó thương mại hai chiều Việt Nam và CHLB Đức chỉ giảm khoảng 3%, tuy nhiên, xuất khẩu Việt Nam sang Đức vẫn duy trì sự tăng trưởng dương 1,42%. Vây đâu là động lực dẫn đến duy trì thương mại giữa hai nước. Bằng việc phân tích và đánh giá dữ liệu, nghiên cứu chỉ ra: việc thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA); loại hàng hóa xuất khẩu giữa hai nước; việc tìm kiếm nguồn cung ngoài Trung Quốc; quan hệ truyền thống lâu dài giữa hai nước và cộng đồng lớn Việt Nam tại CHLB Đức là những động lực chính cho tăng trưởng thương mại giữa hai quốc gia trong bối cảnh của đại dịch COVID-19.

 

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU CHÂU ÂU NĂM 2022

 

43 lượt xem