- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 1 năm 2023
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
CHÍNH TRỊ - AN NINH CHÂU ÂU
1. BÙI HỒNG HẠNH
Chính sách của EU đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine
Tóm tắt: Bài viết phân tích những khả năng ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine đến chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Liên minh Châu Âu (EU) thông qua việc: xem xét một cách khái quát những chỉ bảo từ Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương khi được công bố như là cơ sở để nhận định khả năng thay đổi, điều chỉnh của Chiến lược này do cuộc chiến Nga - Ukraine; phân tích các yếu tố, khả năng ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Ukraine như những tác động đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương về kinh tế và an ninh, chính trị, việc điều chỉnh chính sách đối ngoại và an ninh của EU sang xu hướng tăng cường hơn sức mạnh cứng; phân tích ảnh hưởng từ quan hệ Xuyên Đại Tây Dương đã ngày càng gắn kết đến Chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU sau cuộc khủng hoảng Ukraine.
2. MARINA MIKHAILOVNA LEBEDEVA
Tác động của đại dịch Covid-19 đến nền chính trị thế giới
Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 lan rộng trên thế giới đã ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và chính trị. Nhiều nghiên cứu được thực hiện trong 2 năm đại dịch đã xem xét nhiều khía cạnh, tuy nhiên, vẫn chưa có cái nhìn tổng thể về việc đại dịch COVID-19 đã và sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền chính trị thế giới. Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến nền chính trị thế giới nói chung. Tác giả phân tích tác động của đại dịch đến các (siêu) xu hướng phát triển chính trị thế giới - toàn cầu hóa phi toàn cầu hóa, liên kết/tan rã, dân chủ hóa phi dân chủ hóa, cũng như đến tổ chức chính trị của thế giới, bao gồm ba cấp độ chính: 1) các nguyên tắc của hệ thống Westphalia, trong đó chủ quyền là nguyên tắc chính; 2) hệ thống quan hệ quốc tế; 3) các hệ thống chính trị của các quốc gia cụ thể. Tác giả cũng đưa ra luận chứng về sự lựa chọn các tham số này để phân tích.
KINH TẾ - PHÁP LUẬT CHÂU ÂU
3. TRẦN ĐÌNH HƯNG
Kinh tế châu Âu năm 2022: Nhiều biến động
Tóm tắt: Từng được dự đoán sẽ có một năm kinh tế nhiều khởi sắc sau khi vực dậy khỏi đại dịch COVID-19, tuy vậy sự phục hồi của nền kinh tế châu Âu năm 2022 đã bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc xung đột Nga - Ukraine; cuộc khủng hoảng năng lượng ở mức chưa từng có, lạm phát tăng phi mã và nỗi lo về một cuộc suy thoái kinh tế đang dẫn hiện hữu. Kinh tế châu Âu năm 2022 đánh dấu một năm nhiều biển động.
4. VŨ THỤY TRANG
Kinh tế Nga năm 2022 và dự báo
Tóm tắt: Kinh tế Nga trong năm 2022 đã trải qua một năm đầy biến động. Đứng trước rất nhiều lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây, chính phủ Nga đã chủ động đề xuất nhiều giải pháp ứng phó kịp thời để đưa nền kinh tế vượt qua những cú sốc và ổn định bước đầu. Tuy nhiên, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine vẫn tiếp diễn mà chưa có dấu hiệu chấm dứt trong thời gian tới, cùng với đó, phương Tây gia tăng các gói trừng phạt mới nhằm gây áp lực buộc Nga phải chấm dứt hành động của mình ở chiến trường Ukraine. Trong bối cảnh như vậy, kinh tế Nga sẽ còn phải đương đầu với một loạt thách thức. Bài viết tập trung phân tích bức tranh tổng quát nền kinh tế Nga năm 2022 thông qua một số chỉ số điển hình, đồng thời, dự báo sự biến động của nó trong năm 2023 và giai đoạn 2024-2025.
LỊCH SỬ - VĂN HOÁ - XÃ HỘI CHÂU ÂU
5. SERGEI KISLITSYN
Chính sách của Mỹ trong bối cảnh các thách thức phi quân sự ở châu Âu gia tăng
Tóm tắt: Bài viết bàn về vấn đề các thách thức phi quân sự đối với Mỹ ở châu Âu Những năm trước đây, Mỹ nhìn thấy những nguy cơ chính của khu vực là ở lĩnh vực quân sự - chính trị. Giờ đây, Mỹ nhận thấy những vấn đề nghiêm trọng trong hoạt động của CHND Trung Hoa và phần nào của Liên bang Nga trong lĩnh vực thương mại, an ninh công nghệ, thông tin và năng lượng. Tác giả trình bày phân tích về chính sách của Mỹ trong các lĩnh vực này, nêu các phương án hành động chính mà Mỹ có thể thực hiện để bảo vệ lợi ích khu vực của mình. Tác giả lưu ý rằng, trong quan hệ với EU. Mỹ vẫn sẽ duy trì áp lực về ngoại giao và qua các thuế quan thương mại, cũng như có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty châu Âu cụ thể. Trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, Mỹ sẽ cố gắng tạo ra các dự án khác để hợp tác với Liên minh Châu Âu (EU). Các nước Trung Âu và Đông Âu sẽ được đặc biệt chú ý. Có thể một loạt vấn đề sẽ bị quân sự hóa nếu không thể giải quyết chúng bằng áp lực ngoại giao và trừng phạt. Ngoài ra, chính quyền J. Biden đang thúc đẩy chương trình giá trị - tư tưởng - cải có thể được coi là một công cụ tác động đến các đồng minh.
6. NGUYỄN BÍCH THUẬN
Chính sách phát triển vùng của Bồ Đào Nha
Tóm tắt: Phát triển vùng là một trong những mục tiêu quan trọng của EU do sự chênh lệch lớn không chỉ trong sự phát triển giữa các nước thành viên mà còn là sự chênh lệch lớn giữa các vùng khác nhau ở một số nước. Là một nước có sự chênh lệch giữa các vùng lớn và cũng tụt hậu so với các nước thành viên khác, Bồ Đào Nha là một trong những nước nhận được nhiều gói hỗ trợ phát triển vùng từ EU nhất. Trong giai đoạn trước năm 2000, hiệu quả của những chương trình phát triển vùng của Bồ Đào Nha còn chưa bền vững do nước này mới chỉ tập trung phát triển cơ sở hạ tầng nên chưa thúc đẩy được tiềm năng phát triển của các vùng khác nhau. Chiến lược phát triển của Bồ Đào Nha giai đoạn sau này đã chú trọng hơn đến sự phát triển của con người, thúc đẩy công nghệ và đổi mới các chương trình, chiến lược được xây dựng theo đặc trưng của từng vùng. Tuy vậy, hiệu quả của các chính sách phát triển vùng của Bồ Đào Nha vẫn còn hạn chế do hệ thống quản trị đa cấp chưa rõ ràng, gây khó khăn trong việc thực thi các chính sách từ trung ương đến địa phương.
QUAN HỆ VIỆT NAM - CHÂU ÂU
7. NGUYỄN VĂN LÂM
Pháp luật về chủ thể kinh doanh của CHLB Đức và một số gợi mở cho Việt Nam
Tóm tắt: Hình thức pháp lý của loại hình chủ thể kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng. không những phân định quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ sở hữu mà còn mang lại ảnh hưởng lâu dài đến định hướng phát triển và tầm nhìn trong tương lai. Mỗi loại hình chủ thể kinh doanh đều tạo ra cho chủ sở hữu những ưu điểm nhất định, việc lựa chọn loại hình nào phụ thuộc ý chí nhà đầu tư trên cơ sở hành lang pháp lý được pháp luật đảm bảo. Vì thế, quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về các chủ thể kinh doanh luôn được chú trọng để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư và thực tiễn của nền kinh tế nước ta.
8. NGUYỄN ĐỨC CHIỆN & NGUYỄN THU HẢO
Khả năng tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp: Một số kinh nghiệm từ một số nước châu Âu và hàm ý chính sách phát triển thị trường lao động ở Việt Nam
Tóm tắt: Khả năng tuyển dụng đã được định nghĩa theo những cách khác nhau, cách tiếp cận khác nhau phụ thuộc vào góc nhìn của từng chủ thể, nhưng chúng có mối liên hệ với nhau. Bài nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận liên ngành, kết hợp các dữ liệu thứ cấp từ các nước Anh, Australia và châu Âu về giáo dục đại học và khả năng tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp. Một mô hình tích hợp về khả năng tuyển dụng dựa trên các khía cạnh chính như vốn con người, vốn xã hội, thuộc tỉnh cá nhân, hành vi cá nhân, khả năng tuyển dụng được nhận thức và bối cảnh của thị trường lao động - để giúp khám phá và kiến giải cho khái niệm khả năng tuyển dụng. Từ đó, áp dụng mô hình để ứng dụng vào thực tiễn, cung cấp cơ sở vững chắc để làm nền tảng cho sự phát triển của mỗi sinh viên, khuôn khổ hành động của các cơ sở giáo dục đại học và các nhà tuyển dụng nhân lực trong bối cảnh mới.