- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 2 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. NGUYỄN ANH CƯỜNG
Hiểu về chủ nghĩa dân túy phương Tây
Tóm tắt: Những người theo chủ nghĩa dân túy đã phá vỡ các mô hình cạnh tranh lâu đời của đảng phái trong nhiều xã hội phương Tây đương đại. Người ta quan sát thấy rõ ràng những chuyển biến của dân túy và chủ nghĩa dân túy trong hiện thực chính trị thế giới. Cho đến nay, chủ nghĩa dân túy là thế nào, hiểu thế nào về chủ nghĩa dân túy, hay có thể có chung một cái nhìn về chủ nghĩa dân túy không?... vẫn còn là những điều đang ở phía trước. Chính vì thế bài viết chỉ có một mong muốn là cung cấp thêm những cơ sở quan niệm của phương Tây về chủ nghĩa dân túy nhằm làm rõ hơn cho nhận thức vẫn còn dang dở về nó. Bài viết cố gắng khái quát sự định hình của nó trong lịch sử và từ cách tiếp cận lý thuyết cho tới hành động ở các nước phương Tây để hình dung ngày càng rõ ràng hơn về chủ nghĩa dân túy.
2. ĐINH CÔNG TUẤN
Nguồn gốc ra đời, những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy ở Châu Âu hiện nay và những cảnh báo cho Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết đi sâu phân tích những cơ sở lý luận về sự ra đời, nguồn gốc lịch sử và thực tiễn hoạt động trên thế giới, ở châu Âu của chủ nghĩa dân túy. Từ đó bài viết đưa ra những nhận xét và cảnh báo nguy cơ của chủ nghĩa dân túy đối với Việt Nam.
3. NGUYỄN THANH LAN, ĐINH THỊ NGỌC LINH
Chủ nghĩa dân túy ở liên minh Châu Âu
Tóm tắt: Chủ nghĩa dân túy ngày nay có xu hướng trỗi dậy và hiện đang trở thành làn sóng trên thế giới, nhất là ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Làn sóng chủ nghĩa dân túy có thể đưa đến những hệ quả bất ngờ và gây bất ổn cho nền chính trị các nước, các khu vực và thế giới, làm thay đổi đường lối, chính sách của các đảng cầm quyền và các chính phủ. Bài viết sẽ tìm hiểu một số định nghĩa về chủ nghĩa dân túy, đặc điểm cũng như tác động của chủ nghĩa dân túy ở Liên minh Châu Âu.
4. NGUYỄN HỒNG BẮC
Những biểu hiện của dân túy ở Châu Âu
Tóm tắt: Bài viết nhận định chủ nghĩa dân túy là học thuyết chính trị về sự đối kháng giữa giới tinh hoa và nhân dân. Chủ nghĩa dân túy được biểu hiện như một hệ tư tưởng “mỏng”, chiến lược chính trị và phong trào xã hội. Chủ nghĩa dân túy tại Châu Âu được biểu hiện qua xu hướng trỗi dậy của các đảng phái dân túy và mang đặc tính dân tộc do cấu trúc đặc thù của châu Âu với sự tồn tại của tổ chức siêu quốc gia EU.
5. TRẦN THỊ KHÁNH HÀ
Bản sắc Châu Âu và chủ nghĩa dân túy tại EU hiện nay
Tóm tắt: Chủ nghĩa dân túy là học thuyết chính trị về sự đối kháng giữa giới tinh hoa và nhân dân. Chủ nghĩa dân túy được biểu hiện như một hệ tư tưởng “mỏng”, chiến lược chính trị và phong trào xã hội. Chủ nghĩa dân túy tại châu Âu được biểu hiện qua xu hướng trỗi dậy của các đảng phái dân túy và mang đặc tính dân tộc do cấu trúc đặc thù của châu Âu với sự tồn tại của tổ chức siêu quốc gia EU.
6. LÊ QUANG MINH, LÊ MINH QUANG, PHÙNG CHÍ KIÊN
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy tại Italy những năm gần đây: nguyên nhân và dự báo
Tóm tắt: Các cuộc tổng tuyển cử gần nhất của Italy đã chứng kiến sự vươn lên và chiến thắng của đảng dân túy mới đối với các đảng phái chính trị truyền thống. Nhằm giải đáp câu hỏi tại sao thế thay phiên cầm quyền của chính trị truyền thống Italy lại suy yếu và xu thế chính trị dân túy (với nhiều chủ trương, chính sách đối nghịch) lại nhanh chóng trỗi dậy, bài viết tập trung luận giải những nguyên nhân quan trọng đặt trong sự vận động của chủ nghĩa dân túy tại châu Âu: nhóm nguyên nhân nội tại (khủng hoảng về đại diện, đường lối và nỗ lực cải cách của các lực lượng chính trị truyền thống); nhóm nguyên nhân bên ngoài (vai trò của truyền thông quốc gia, truyền thông mạng xã hội trong sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy). Trên cơ cở đó, bài viết chỉ ra một số kết luận chính rút ra từ trường hợp chủ nghĩa dân túy tại Italy, đồng thời đưa ra một số dự báo về nền chính trị nước này trong thời gian tới trước những tác động nguy hại mà đại dịch Covid-19 đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra.
7. HỒ THU THẢO
Nhìn lại sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy ở Chậu Âu thông qua sự kiện Brexit
Tóm tắt: Chủ nghĩa dân túy ở châu Âu là một hiện tượng phức tạp và không đồng nhất về cả cách tiếp cận và cách thức biểu hiện. Trong khi giới trí thức không ngừng phê phán, chỉ trích và coi hiện tượng này như mối đe dọa cần phải ngăn chặn, thì hàng triệu người dân trên khắp châu Âu lại đang cùng lúc thể hiện sự ủng hộ đối với các phong trào, đảng phái và cá nhân mang tư tưởng dân túy. Từ bức tranh đối lập này, bài viết chỉ ra rằng chủ nghĩa dân túy trỗi dậy thực chất là sự phản ánh hàng loạt các vấn đề chính trị-xã hội đáng lo ngại, cũng như cảm xúc cực đoan và bất lực của người dân đối với những vấn đề đó. Thông qua tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy phía sau sự kiện Brexit, bài viết nhìn nhận lại chủ nghĩa dân túy dưới các cấp độ phân tích cá nhân, trong nước, quốc gia và hệ thống; qua đó một lần nữa chứng minh được bản chất xã hội phức tạp của hiện tượng này.
8. NGUYỄN VĂN LỊCH, NGÔ THỊ QUYÊN
Tác động chủ nghĩa dân túy đối với kinh tế nước Anh
Tóm tắt: Chủ nghĩa dân túy đã và đang hiện diện một cách rõ ràng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại châu Âu nói chung và nước Anh nói riêng, chủ nghĩa dân túy đã xuất hiện và đang ngày càng để lại những tác động rõ rệt lên cả kinh tế, chính trị và văn hóa của khu vực. Tại nước Anh, chủ nghĩa dân túy tồn tại và phát triển trong thời gian qua, như sự ra đời và phát triển của Đảng Độc lập Anh (UKIP) hay sự kiện Brexit năm 2016 đã tạo ra những tác động to lớn lên mọi mặt của nền kinh tế này, bao gồm các tác động tích cực và tiêu cực đối với thương mại, lao động và nguồn vốn FDI.