- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 4 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
CHÍNH TRỊ - AN NINH CHÂU ÂU
1. ĐINH MẠNH TUẤN, DƯƠNG THÁI HẬU
Kinh tế Pháp năm 2020: chịu tác động nặng nề của dịch Covid – 19 Và dần phục hồi về mức trước khủng hoảng
Tóm tắt: Nền kinh tế Pháp đã có khoảng thời gian duy trì mức tăng trưởng khá ổn định, với GDP tăng 2,4% vào năm 2017 và 1,8% vào năm 2018. Năm 2019, GDP của Pháp tăng 1,5%, cao hơn mức trung bình của Khu vực sử dụng đồng Euro. Tuy nhiên, kinh tế Pháp đã chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19 trong năm 2020, đòi hỏi Chính phủ Pháp đưa ra những giải pháp kinh tế khẩn cấp và kế hoạch phục hồi trong ngắn hạn. Bài viết tập trung phân tích những tác động của dịch COVID-19 tới nền kinh tế Pháp và những giải pháp ứng phó của Chính phủ Pháp.
2. TRẦN NGỌC DŨNG, NGUYỄN DUY THÁI
Nguồn tư liệu gốc tại Trung tâm lưu trữ quốc gia Anh về vẫn đề dân tị nạn Việt Nam tại Anh
Tóm tắt: Trong hai thập niên 1970 và 1980, Anh đã tiếp nhận một làn sóng lớn di dân Việt Nam theo sự thống nhất của Liên hợp quốc và quan tâm sâu sắc đến đời sống người tị nạn nhằm duy trì quan hệ Anh - Việt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, các nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề này khá hạn chế,còn nghiên cứu nước ngoài chủ yếu tập trung vào đời sống người Việt tị nạn tại Anh. Việc tìm hiểu nguồn tư liệu gốc từ phía Anh đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung tư liệu, tạo cơ sở nghiên cứu về quan hệ hai nước. Bài viết tập trung vào 2 điểm: 1) tình trạng tư liệu gốc liên quan đến di dân Việt Nam và khả năng khai thác; 2) nội dung chính trong hệ thống tài liệu như quan điểm, chính sách của chính phủ Anh, quá trình đàm phán giữa hai nước, đời sống người dân Việt tại Anh. Qua đó, bài viết góp phần cung cấp những thông tin cơ bản và cái nhìn nhân văn đối với người Việt tị nạn tại Anh.
KINH TẾ - PHÁP LUẬT CHÂU ÂU
3. NGUYỄN VIỆT LONG
Brainport Navigator: Chương trình đột phá kinh tế xã hội, liên kết 21 địa phương vùng Brainport, Hà Lan
Tóm tắt: Xuất phát từ ý tưởng liên kết 21 địa phương để cùng vượt qua khủng hoảng thập niên 1990, vùng Brainport được hình thành cùng với chương trình đột phá kinh tế xã hội chung gọi là Brainport Navigator. Thông qua chương trình chung, vùng đã thúc đẩy các địa phương gắn bó chặt chẽ, đồng thời đẩy mạnh hợp tác nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà trường, viện nghiên cứu, bằng mô hình “Ba Nhà”. Nhờ đó, vùng đã định vị được những mũi nhọn cốt lõi và lộ trình phù hợp, tập trung nguồn lực đầu tư đúng trọng điểm, tạo sức bật cho nền kinh tế tri thức, vươn lên thần kì trong nhiều năm liền, và sau này đã tiếp tục triển khai các chương trình chung trên nền tảng đó. Bài viết sẽ trình bày về tầm nhìn quy hoạch chiến lược của vùng Brainport, đặc biệt đi sâu phân tích về chương trình Brainport Navigator được triển khai từ 2005 đến 2011. Chương trình với thành công vượt bậc được xem là một điển cứu và đã lan tỏa ra nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Bình Dương.
4. VŨ BÌNH MINH, TRẦN THỊ THẢO
Chiến lược chuyển đổi số của Liên minh Châu Âu và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Tóm tắt: Công nghệ kỹ thuật số đang diễn ra mạnh mẽ và tác động sâu sắc đến nền kinh tế và xã hội tại hầu hết các quốc gia. Châu Âu đã xác định cần có những hành động chủ động ở tất cả các cấp để thúc đẩy sự phát triển và áp dụng các công nghệ có tiềm năng cao, đồng thời quản lý cẩn thận quá trình chuyển đổi số và những rủi ro của nó. Bài viết tập trung phân tích những nội dung chủ yếu trong chiến lược chuyển đổi số của Liên minh Châu Âu, những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam.
LỊCH SỬ - VĂN HOÁ - XÃ HỘI CHÂU ÂU
5. NGUYỄN THỊ THU HÀ
Bí quyết thu hút và giữ chân nhân tài của EU: Một số gợi ý cho Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết làm rõ khái niệm và tầm quan trọng của việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống đối với sự thành công và thịnh vượng của một quốc gia. Thông qua việc khái quát những kinh nghiệm thiết kế các chính sách lao động và việc làm thân thiện với gia đình nhằm tạo nên một môi trường hạnh phúc, hài hòa giữa công việc và cuộc sống để thu hút và giữ chân nhân tài ở các quốc gia Liên minh Châu Âu, tác giả gợi mở một số kinh nghiệm đối với Việt Nam.
6. NGUYỄN MINH HẠNH, LÊ THỊ HỒNG NGỌC, PHẠM THỊ LAN ANH, NGÔ TRẦN QUỲNH CHI, DƯƠNG CÔNG DOANH
Mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý và quyết định sử dụng hình thức học tập Blended Learning trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Tóm tắt: Bài viết tập trung nghiên cứu một số nhân tố về mặt tâm lý ảnh hưởng tới việc sử dụng hình thức học tập Blended Learning của sinh viên tại Việt Nam. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định tác động của các nhân tố bất ổn tâm lý do đại dịch Covid-19 của sinh viên, cảm nhận tính hữu ích, cảm nhận tính dễ sử dụng tới ý định và quyết định sử dụng hình thức học tập Blended Learning. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất mốt số kiến nghị với các trường đại học và nhà nước Việt Nam.
QUAN HỆ VIỆT NAM - CHÂU ÂU
7. NGUYỄN THỊ HỒNG NHẬT
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và những tác động tới pháp luật Việt Nam
Tóm tắt: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại, ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang trở thành một xu thế trong quan hệ kinh tế quốc tế và Việt nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc ký kết các FTA thế hệ mới đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế cũng như đặt ra nhiều vấn đề tới pháp luật Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ tập trung làm rõ một số vấn đề về Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và những tác động tới pháp luật Việt Nam hiện nay, theo đó tác giả tập trung phân tích một số điểm hạn chế của pháp luật Việt Nam và đề xuất một số yêu cầu để hoàn thiện pháp luật khi Việt Nam tham gia các hiệp định đó.
8. NGUYỄN TRUNG THÀNH
Báo nhân dân trong công tác tuyên truyền đương lối, chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước trong thời kỳ đổi mới
Tóm tắt: Báo Nhân dân ra đời ngày 11 tháng 3 năm 1951 theo Nghị quyết của Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Báo là đơn vị sự nghiệp Trung ương của Đảng, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, là cơ quan ngôn luận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, ngọn cờ chính trị - tư tưởng của Đảng trên mặt trận báo chí Việt Nam, cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trải qua nhiều thời kỳ, báo Nhân dân đã thực hiện tốt nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền đối ngoại, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới. Bài viết nhấn mạnh vào vai trò của Báo Nhân dân trong tuyên truyền đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ 1986 đến nay.
9. NGUYỄN VINH HƯNG, NGUYỄN VĂN PHƯỚC
Quy chế pháp lý của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp năm 2020
Tóm tắt: Thành viên hợp danh là những người giữ vai trò quyết định sự hình thành và tồn tại của công ty hợp danh. Vì vậy, so với quy chế pháp lý của thành viên góp vốn, quy chế pháp lý của thành viên hợp danh có sự khác biệt rất lớn. Chính vì vậy, bài viết nghiên cứu về quy chế pháp lý của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, từ đó chỉ ra các hạn chế, bất cập và đề xuất một số kiến nghị.
10. ĐỖTHỊ HƯƠNG, NGUYỄN THỊ THƠ
Ảnh hưởng của tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm tới xuất khẩu chè Việt Nam sang EU
Tóm tắt: Ngày càng có nhiều lo ngại về ảnh hưởng của các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với thương mại nông nghiệp trên toàn thế giới. Mục tiêu của bài viết này là đánh giá tác động của các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu (EU) đối với xuất khẩu chè từ Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, bài viết nghiên cứu về tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam, tổng quan chung về quy định về giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu tối đa (MRL) của EU đối với ngành chè. Sau đó tiến hành ước tính định lượng tác động của các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với xuất khẩu chè của Việt Nam dựa trên mô hình trọng lực. Các nghiên cứu cho thấy MRL của thuốc trừ sâu do EU áp đặt đã ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu chè của Việt Nam.
THÔNG TIN
11. Công bố và trao quyết định bổ nhiệm Quyền Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu